Trường phái này ủng hộ xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế và Nhà nước điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. (Kinh tế học P.A. Samuelson, 1984 - giải thưởng Nôbel kinh tế 1970). Đó là sự xích lại gần nhau của hai trường phái Tân cổ điển và Keynes (Nguyễn Đình Hợi, 2008).
- Sự cân bằng của nền kinh tế
+ Cân bằng của nền kinh tế - thống nhất với quan niệm theo Keynes - không nhất thiết tại sản lượng tiềm năng, mà thường dưới mức sản lượng tiềm năng. Như vậy, trong điều kiện nền kinh tế hoạt động bình thường vẫn có thất nghiệp và lạm phát.
+ Nhà nước cần xác định tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên và lạm phát có thể chấp nhận được.
- Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
+ Thống nhất với cách xác định của mô hình Tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất. Họ cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất (K, L, R, T) và gọi các yếu tố này gọi là nguồn gốc của tăng trưởng.
+ Thống nhất với mô hình Tân cổ điển về mối quan hệ giữa các yếu tố: Đó là sự thay thế lẫn nhau giữa các yếu tố sản xuất; Vốn là cơ sở để phát huy tác dụng của các yếu tố sản xuất khác: tạo ra việc làm và để có công nghệ tiên tiến. Ông coi “kỹ thuật công nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn” là một trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế hiện đại.
+ Các yếu tố tác động đến tổng cầu cũng được đề cập như Keynes: Y = f(C,I,G,N,X)
- Vai trò của Chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế
+ Thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Sự tác động qua lại giữa tổng cung và tổng cầu tạo ra mức thu nhập thực tế; công việc làm - tỷ lệ thất nghiệp; mức giá - tỷ lệ lạm phát, đó là cơ sở để giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế.
+ Mặt khác, vai trò của Chính phủ trong đời sống kinh tế hiện đại cũng tăng lên không chỉ vì nhằm khắc phục khuyết tật thị trường, mà còn vì xã hội đặt ra mục tiêu mà thị trường dù có hoạt động tốt cũng không thể đáp ứng được.
+ Trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại Chính phủ có 4 chức năng cơ bản nhất: thiết lập khuôn khổ pháp luật; xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế; tác động tới phân phối lại thu nhập và các chính sách, biện pháp nhằm giảm ô nhiểm môi trường.
1.4 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Tài liệu về: Một số lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đối với các nước đang phát triển. Lý thuyết này do nhà kinh tế học, giáo sư Walter Wiliam Rostow (người Mỹ) đưa ra. Lý thuyết cất cánh được trình bày trong tác
phẩm “Các giai đoạn tăng trưởng kinh tế” (The Stages of Economic growth –
1961) nhằm nhấn mạnh các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Theo ông, quá trình tăng trưởng kinh tế phải trải qua năm giai đoạn: giai đoạn truyền thống, giai đoạn chuẩn bị cất cánh, giai đoạn cất cánh, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn tiêu dùng cao. Lý thuyết về “cái vòng lẩn quẩn” và “cú huých” từ bên ngoài do nhiều nhà kinh tế học tư sản đưa ra, trong đó có Paul A. Samueson. Theo lý thuyết này, để tăng trưởng kinh tế nói chung phải đảm bảo 4 nhân tố là nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu tư bản và kỹ thuật. Để tăng trưởng và phát triển phải có “cú huých từ bên ngoài” nhằm phá “cái vòng luẩn quẩn” ở nhiều điểm. Điều này có nghĩa là phải có đầu tư lớn của nước ngoài vào các nước đang phát triển. Muốn vậy, các nước này phải tạo ra các điều kiện thuận lợi nhằm kích thích tích cực của đầu tư của tư bản nước ngoài. Lý thuyết về mô hình của nền kinh tế nhị nguyên của Athur Lewis – nhà kinh tế học Jamaica (được giải thưởng Nobel về kinh tế năm
1979) đưa ra năm 1955 trong tác phẩm “Lý thuyết về phát triển kinh tế”. Theo
Athur Lewis, có hai khu vực rõ rệt trong nền kinh tế của các nước đang phát triển là nông nghiệp và công nghiệp. Như vậy, muốn cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh thì phải mở rộng công nghiệp bằng cách chuyển lao động dư thừa từ nông nghiệp sang.
Nghiên cứu về: Những nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế trong dài hạn ở Việt nam (Phan Minh Ngọc, 2007). Tác giả đã sử dụng bộ số liệu của 61 tỉnh thành Việt Nam do Tổng cục Thống kê công bố để nghiên cứu tác động có thể có của những nhân tố lên tăng trưởng GDP ròng trên đầu người trong thời kỳ 1995- 2003. Xét đến một tập hợp các quốc gia thì các nghiên cứu có xu hướng thống nhất cho rằng những nhân tố sau đây có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế: (1) tỷ trọng lực lượng lao động được đào tạo (thường được đại diện bằng tỷ lệ tốt nghiệp cấp II); (2) tỷ trọng lực lượng lao động trên dân số; (3) tỷ trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên GDP; (4) tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản cố định (hay tỷ trọng tiết kiệm) trên GDP; (5) tỷ trọng thương mại (hoặc xuất khẩu nói riêng) trên GDP; và (6) khoảng cách tụt hậu ban đầu so với Mỹ về thu nhập đầu người (với ý nghĩa là nước càng nghèo thì càng có khả năng tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn những nước giàu). Một hàm ý chính sách cũng rất quan trọng rút ra từ
kết quả này là nếu tăng tốc độ huy động vốn đầu tư lên x% thì không nhất thiết tăng trưởng GDP sẽ tăng lên y%, theo quan niệm thông thường của các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam như hiện nay. Ngoài ra, do việc sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả làm cho quá trình đổi mới công nghệ và nâng cao năng suất ở Việt Nam diễn ra rất chậm nên trong 3 nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất - vốn đầu tư, lao động, và công nghệ, thì vốn đầu tư đã đảm đương đến trên dưới 90% tăng trưởng kinh tế trong suốt thời kỳ khảo sát 1975 - 2003, trong khi lao động chiếm phần nhỏ, còn công nghệ thì không đóng góp. Khi nào tỷ trọng đóng góp của các nhân tố sản xuất này không thay đổi theo hướng tích cực, nhất là tỷ trọng của yếu tố công nghệ, thì tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ còn không bền vững. Khi mà huy động vốn đầu tư (cả trong và ngoài nước) phải được liên tục đẩy lên những đỉnh cao mới, vượt quá khả năng đáp ứng và chịu đựng của nền kinh tế quốc dân, tạo một thế bất ổn nội tại đe dọa tính hiện thực của các chiến lược phát triển nhanh.
Tài liệu nghiên cứu về Các giải pháp nâng chất lượng tăng trưởng ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời kỳ 2001-2010 (Trương Thị Minh Sâm, 2005). Nghiên cứu này có đề cập đến tăng trưởng kinh trưởng và chất lượng tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, vốn đầu tư phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh tính hệ số ICOR đê đánh giá chất lượng tăng trưởng, phân tích tác động của các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài đến tốc độ tăng trưởng.
Nghiên cứu về phân tích tác động của các yếu tố đầu vào và tiến bộ công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế: phương pháp hàm sản xuất gộp của Nguyễn
Khắc Minh. Báo cáo này nằm trong một phần của bài nghiên cứu về “Nhìn lại nền
kinh tế Việt Nam trong hai thập kỷ qua, một số dự báo đề xuất”. tác giả đã ước
lượng đóng góp của tiến bộ công nghệ và của nhân tố đầu vào đến tăng trưởng kinh tế trong hai thập kỷ qua từ việc phân tích số liệu vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn 1985-2004.
CHƯƠNG 2 - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG VỀ THÀNH PHỐ VỊ THANH