1. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
1.1. Hiệu quả kinh tế
Đây là đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục, do vậy hiệu quả kinh tế trước mắt khơng thể tính bằng tiền đồng. Chắc chắn rằng, dạy học liên môn tại di sản Chùa Bái Đính- mơ hình lớp học khơng gian mở với các phương pháp dạy học tích cực được thiết kế cụ thể trong sáng kiến đã chứng tỏ phần nào hiệu quả kinh tế.
1.2. Hiệu quả xã hội
- Trong quá trình thực hiện, mỗi nội dung khác nhau chúng tôi thực hiện nhiều phương pháp dạy học tích cực, cách thức tổ chức khác nhau để không nhàm chán và phù hợp với khả năng của học sinh. Kết quả học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, có hiệu quả hơn. Các em được trao đổi thảo luận một cách thoải mái và thực hành nhiều hơn vì chúng tơi đi theo quy trình từ dễ đến khó theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Từ đó, gây được hứng thú học tập cho học sinh và các em ngày càng yêu thích các mơn học hơn.
- Học sinh được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm. Thông qua các hoạt động trải nghiệm nâng cao kiến thức kỹ năng sống,
- Học sinh cũng thay đổi nhận thức về di tích lịch sử, về di sản. Từ bài học, học sinh có kiến thức thực tế, hành vi và nhận thức của các em có sự chuyển biến, có tác động rõ ràng hơn. Học sinh nắm chắc hơn kiến thức lịch sử, kiến thức về di sản đồng thời kích thích được các em ham tham quan, học hỏi, tò mò, muốn mở rộng tầm hiểu biết lịch sử quê hương, của dân tộc mình, giáo dục các em lòng yêu mến và tự hào về quê hương.
2. Kết quả cụ thể đối với học sinh sau khi áp dụng sáng kiến
Trong quá trình giảng dạy thực tế, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm việc đổi mới phương pháp dạy học. Kết quả như sau:
* Thực nghiệm: Khối 11 và 12, chia làm 2 hai nhóm: + Nhóm thực nghiệm: Khối lớp 12
+ Nhóm đối chứng: Khối lớp 11
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Khối 11 254 135 53,1 98 38,6 18 7,12 03 1,18
Khối 12 219 140 63,9 69 31,5 10 4,6 0 0,0
Sau khi áp dụng phương pháp đổi chứng, chúng tôi nhận thấy đổi mới phương pháp dạy học tích cực “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tại di sản Chùa Bái Đính - Mơ hình lớp học khơng gian mở” cho học sinh đã được những kết quả như sau:
+ Các em tỏ ra say mê học tập, tự tin trong các hoạt động giao tiếp. + Học sinh khơng cịn sợ giờ tiếng Anh, Ngữ văn, Lịch sử và GDCD. + Tạo ra được nhiều tình huống kích thích sự sáng tạo của học sinh. + Giúp các em nâng cao hiểu biết về cần phải gìn giữ di sản.
+ Đây là một hướng đi đúng có thể mang lại hiệu quả khá khả quan trong quá trình dạy và học trong các nhà trường phổ thông trong điều kiện hiện nay.
* Đánh giá những phản hồi của học sinh
Nhận xét Số học trả lời Tỷ lệ Rất hứng thú 120 54,8% Hứng thú 50 22,8% Bình thường 25 11,4% Khơng hứng thú 12 5,5% Căng thẳng 12 5,5%
* Đánh giá kết quả thực nghiệm
* Những mặt đạt được
- Học sinh tham gia thảo luận nhóm sơi nổi, tích cực tìm hiểu và trả lời câu hỏi của GV và các bạn trong lớp, cho thấy tính tích cực, chủ động của học sinh trong q trình thực hiện.
- Các nhóm hồn thành bài được giao và báo cáo được nội dung của nhóm thơng qua đó cho mọi người biết thêm nhiều kiến thức liên quan đến di sản.
- Có sự phân cơng hợp lý trong nhóm, biết sử dụng CNTT vào trong q trình thực hiện để tìm kiếm tài liệu, soạn thảo văn bản và làm bài trình diễn, điều này chứng tỏ phát triển được kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng CNTT được nâng cao và sử dụng hợp lý.
- Kiến thức học sinh có được chính là do các em tự tạo ra và tự tìm tịi nghiên cứu được điều này chứng tỏ học sinh đã trở thành nhân vật trung tâm trong quá trình dạy học.