Nghĩa của chủ đề

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tại di sản Chùa Bái Đính Mô hình lớp học không gian mở (Trang 39 - 40)

- Gồm 219 học sinh khối lớp 12, được chia làm bốn nhóm.

4. nghĩa của chủ đề

Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và dạy học theo bài học tích hợp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai nhân rộng. Bởi dạy học tích hợp, liên mơn là nguyên tắc dạy học tích cực để đổi mới dạy học tiến tới đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh. Góp phần đào tạo nguồn nhân lực có đủ trí tuệ, kĩ năng và nhân cách đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của thời đại mới - thời đại của hội nhập và phát triển.

Bên cạnh đó Giáo dục di sản là một trong những phương pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường

phổ thơng góp phần đổi mới dạy học theo hướng tích cực. Qua đó, bài học trở nên sinh động, hấp dẫn và giúp học sinh hứng thú, tiếp thu bài tốt hơn. Đặc biệt là hiện nay học sinh đang thiếu sự trải nghiệm, thiếu kiến thức thực tế, vì vậy, mỗi di sản văn hóa là một cơ hội để giáo dục thế hệ trẻ, là một sợi dây gắn kết trách nhiệm và tình cảm của nhà trường với gia đình và xã hội. Bài học này có ý nghĩa to lớn đối với cả giáo viên, học sinh và thực tiễn đời sống xã hội.

* Đối với giáo viên:

Bài học được xây dựng dựa trên hệ thống dữ liệu là kết quả quá trình tương tác trực tiếp với các đối tượng nghiên cứu, kết quả điều tra, các chuyên đề phỏng vấn, các tài liệu liên quan. Bởi vậy, về một khía cạnh nào đó bài học này đã phác họa chi tiết về hình thức dạy học môn Ngữ Văn theo phương pháp chủ đề. Đây cũng là cơ sở, là tiền đề để cho chúng tôi, cho các đồng nghiệp khác có thể vận dụng một cách sáng tạo hơn trong q trình dạy học mơn Ngữ văn.

Bài học giúp giáo viên có kiến thức sâu rộng và thực tế hơn về mơn học, khuyến khích giáo viên khơng ngừng học hỏi, tìm tịi các kiến thức của nhiều môn học để làm cho giờ dạy được sinh động hơn.

Thơng qua chủ đề, giáo viên có cái nhìn từ nhiều khía cạnh, nhiều phương diện từ đó có phương pháp dạy học phù hợp cho mơn học và giúp giáo viên các bộ mơn có thể trao đổi kinh nghiệm, kiến thức và phương pháp giảng dạy.

* Đối với học sinh:

Bài học này giúp các em học sinh có cơ hội được vận dụng kiến thức đã học trong nhà trường vào cuộc sống thực tế; được rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, hoạt động xã hội, kĩ năng sử dụng cơng nghệ thông tin và các phương tiện kĩ thuật mới. Qua đó các em biết thiết kế và tổ chức học tập. Thông qua bài học các em hiểu thêm về Di sản từ đó giúp các em có được ý thức trách nhiệm hơn nữa trong việc bảo tồn Di sản và từ đó các em sẽ là những tuyên truyền viên xuất sắc cho mọi người xung quanh về ý thức cần thiết phải bảo tồn di sản.

Thơng qua chủ đề, các em có cơ hội nâng cao khả năng giao tiếp, thuyết trình trước đám đơng, thể hiện năng lực cá nhân.

Học sinh có điều kiện hiểu biết, vận dụng kiến thức của một số môn học: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử và môn tiếng Anh vào thực tiễn

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tại di sản Chùa Bái Đính Mô hình lớp học không gian mở (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w