Tổ chức đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 32 - 34)

1.2 .Hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.3 Nội dung công tác đào tạo nghề

1.3.5. Tổ chức đào tạo nghề

Tổ chức chương trình đào tạo là một trong những nội dung quan trọng trong đào tạo nghề cho lao đông nông thôn. Trong giai đoạn này, bộ phận phụ trách đào tạo thực hiện các nhiệm vụ: tổ chức các lớp đào tạo bằng nhiều hình thức, phương thức đào tạo khác nhau. Trong quá trình tổ chức cần phải chú ý đến các thiết bị phục vu đào tạo, kinh phí cho đào tạo, đội ngũ giảng viên, giáo viên, các hình thức theo dõi nội dung và tiến độ đào tạo, đinh kỳ gặp gỡ người dạy và người học để nắm bắt tình hình, các phát sinh, nắm bắt kết quả

từng bước trong quá trình đào tạo để có thể phối hợp và điều chỉnh kịp thời,… đảm bảo điều kiên và phục vụ tốt nhất cho quá trình đào tạo.

1.3.6. Đánh giá hiệu quả đào tạo nghề

Hiệu quả là một trong yếu tố chính quyết định sự thành cơng của hoạt động đào tạo nghề. Việc đánh giá này nhằm tìm hiểu chương trình đào tạo có hồn thành mục tiêu đề ra hay khơng. Nó chủ yếu xác định kết quả đào tạo: lượng kiến thức, kỹ năng học viên đạt được và khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng đó vào q trình làm việc sau khi được đào tạo. Việc đánh giá hiệu quả đào tạo nghề được tiến hành dựa vào các tiêu chí sau:

-Tỷ lệ lao động có việc làm đúng nghề học -Tỷ lệ lao động tự tạo được việc làm sau đào tạo -Số lượng lao động chuyển đổi nghề sao đòa tạo nghề

-Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề được doanh nghiệp tuyển dụng

-Mức độ hài lòng của lao động đối với khóa học: Khi kết thúc khóa học, thơng qua phát phiếu thăm dò, cơ sở đào tạo lấy ý kiến của người lao động về nọi dung chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên, mức độ ứng dụng vào công việc họ sẽ làm.

- Mức độ phù hợp của ngành nghề đào tạo với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; khảo sát, điều tra người lao động sau khi tham gia khóa học có tìm được việc làm phù hợp không.

-Sự thay đổi thu nhập của người lao động sau khi được đào tạo: đây là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá hiệu quả đào đào nghề. Mục tiêu chính của đào tạo nghề là giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động.

- Mức độ liên kết của các trường dạy nghề với các doanh nghiệp hay số lượng người lao động có việc làm sau đào tạo: các cơ sở đào tạo cần quan tâm đến nhu cầu của xã hội, của doanh nghiệp và của người lao động. Doanh nghiệp cũng cần liên kết với các trường trong việc xây dựng chương trình đào

tạo để người học sau khi tốt nghiệp đủ kiến thức kỹ năng đấp ứng yêu cầu công việc. Như vậy sẽ tránh được tình trạng lãng phí thời gian, tiền bạc của người lao động, của các cở sở đào tạo nghề của Nhà nước.

1.4. Các yếu tố tác động đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 32 - 34)