Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 81 - 83)

1.2 .Hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

2.4.1. Những mặt đạt được

Hàng năm số học sinh tham gia học nghề đều tăng với đầy đủ các đối tượng như: Lao động tham gia học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp; lao động ở vùng chuyên canh tham gia học nghề để nâng cao tay nghề; lao động trong các làng nghề tham gia học nghề để tiếp cận để với phương pháp dạy nghề bài bản, chính tắc; lao động thuần nông tham gia học nghề nhằm giúp cho q trình sản xuất nơng nghiệp đạt năng suất chất lượng cao, từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường, sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Để có được những kết quả tăng trưởng đáng khích lệ, trong thời gian qua các TTDN ở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang đã vượt lên trên mọi khó khăn nội tại và thách thức bên ngoài, thị trường lao động ngày càng đòi hỏi cao, sức ép phía người học nghề về thời gian học. Các TTDN đã hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra cụ thể trên các mặt:

- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy nghề được nâng cao, hàng năm quan tâm huy động mọi nguồn lực về tài chính để mua sắm đầu tư trang thiết bị dạy nghề, chỉnh trang cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch và

có giải pháp thực hiện tốt kế hoạch về đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề; cơ bản đã đáp ứng yêu cầu.

- Đội ngũ giáo viên được tăng lên hàng năm cả về số lượng và chất lượng; Quan tâm tốt đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề. Tạo điều kiện tối đa có thể cho cán bộ, giáo viên làm việc và cống hiến cho hoạt động dạy nghề.

- Đã thực hiện chương trình giảng dạy, xây dựng chương trình và giáo trình đúng hướng dẫn của Sở Lao động –TB&XH, thực hiện giảng dạy theo đúng chương trình và giáo trình đã ban hành; Thực hiên nghiêm thời gian học, tổ chức kiểm tra, thi kết thúc cuối khóa theo quy đúng định.

- Cơng tác quản lý kinh phí nhà nước cấp cho dạy nghề thực hiện đúng quy định, khơng có sai phạm trong thời gian qua.

Kết quả dạy nghề đã đạt được do Phòng Lao động Thương binh xã hội huyện Hiệp Hịa cung cấp:

- Dạy nghề cho nhóm lao động chuyển đổi nghề gồm các nghề Điện công nghiệp có 286 học sinh, với 189 học sinh có việc làm ổn định đạt 66%; nghề may công nghiệp có 3.369 học sinh, với 2.410 có việc làm ổn định, chiếm 71,5%; nghề hàn có 1.222 học viên, trong đó 1.110 học viên có việc làm ổn định, chiếm 90,5%.

- Dạy nghề cho nhóm lao động trong các làng nghề: nghề mộc mỹ nghệ có 894 học sinh, trong đó 715 học sinh làm đúng nghề có việc làm ổn định, nghề thêu 525 học sinh, 445 có việc làm trong các làng nghề.

- Dạy nghề cho lao động trong vùng chuyên canh và lao động thuần nơng có 2.752 học viên, 1.130 đang làm việc tại các vùng chuyên canh trồng dâu nuôi tằm, trồng rau…

- Đặc biệt năm 2014 đã đào tạo tin học văn phòng cho 120 hoc viên trong đó 52 học viên là cán bộ, cơng chức xã.

Có được kết quả ấy, nguyên nhân chính là do Ban giám đốc các trung tâm đã vận dụng linh hoạt phương pháp kết hợp hài hoà giữa năng lực của trung tâm với năng lực của các đơn vị cộng tác. Cụ thể, các trung tâm đóng vai trò hướng dẫn và chỉ đạo, trung tâm đã tập huấn, bồi dưỡng cho 100% số đơn vị cộng tác, ra các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết, kiểm tra giám sát nghiêm túc. Vì vậy, trong những năm qua mặc dù số lượng giáo viên cịn ít nhưng hoạt động dạy nghề được các trung tâm hoàn thành xuất sắc, hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển sinh và đào tạo do Sở Lao động – TB&XH giao.

Bên cạnh đó, tập thể giáo viên của các trung tâm rất chú trọng công tác maketting trong tuyển sinh, nhiệt tình tâm huyết với công việc, khơng ngại khó khăn, gian khổ trực tiếp lặn lội đến các thôn, làng trong tồn huyện để thơng báo tuyển sinh. Ban giám đốc đã có mỗi quan hệ chặt chẽ với các ban ngành của 26 xã, thị trấn trong tồn huyện. Các trung tâm ln luôn xác định rõ khách hàng mình chính là ản phẩm của mình và là uy tín, là sự tồn tại của trung tâm. Vì vậy trong suốt quá trình học viên được đào tạo, Ban giám đốc đã sát sao trong từng công việc, không quản ngại khó, khổ, ngày, đêm, kể cả ngày lễ và chủ nhật đều tận dụng tối đa công suất hoạt động của các trang thiết bị và phòng thực hành để tạo điều kiện cho người học được thực hành nhiều nhất. Vì vậy, số học sinh học nghề có việc làm tương đối cao. Chính sự thành công của các em là những bằng chứng cụ thể, là những tuyên truyền viên tích cực cho phát triển đào tạo nghề tại các TTDN.

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)