Một số yếu tố khác

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 36 - 38)

1.2 .Hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.4.4. Một số yếu tố khác

-Nguồn tài chính đầu tư cho cơng tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Nguồn tài chính đầu tư cơng tác đào tạo nghề có vị trí hết sức quan trọng trong đào tạo nghề. Nó ảnh hưởng đến chất lượng giáo viên cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở đào tạo nghề, có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các cơ sở đào tạo nghề. Tài chính bao gồm các khoản chi cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua săm trang thiết bị, ch phí cơng tác quản lý, tiền lương và các hoạt động khác của các cơ sở dạy nghề. Có thể thấy được đào tạo nghề là hình thức đào tạo tốn kém nên rất càn sự đầu tư đúng mức của chính phủ và hỗ trợ kinh phí từ các nguồn khác.

- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất. Chiến lược này thường đươc cụ thể hóa bằng quy hoach phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nếu quy hoạch kinh tế phát triển của địa phương có tính khả thi thì các dự án đầu tư cũng có điều kiện thực hiện thuận lợi và có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời việc giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo cũng đưuọc thuận lợi. Ngoài ra, nội dung chiên lược hay quy hoạch phát triển kinh tế xã hôi địa phương cũng ảnh hưởng đến nọi dng công tác đòa tạo nghề. Dẫn chứng đơn giản rằng, địa phương đang tập trung phát triển ngành nghề truyền thống hay tập trung phát triển dịch vụ thì đương nhiên nội dung đào tạo cũng phải đi theo hướng này.

- Q trình đơ thị hóa – cơng nghiệp hóa của địa phương: do quá trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và q trình đo thị hóa nên đất đai của người dân bị thu hẹp, nhiều người dân bị mất đất mà khả năng tạo việc làm từ q trình này cịn nhiều han chế, đồng thời do người lao động nơng thơn có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp không đáp ứng được yêu cầu công việc nên sức

ép việc làm lao động nông thôn ngày càng tăng do xu thế phát triển của xã hội, điều này tác động không nhỏ đến hoạt đông đào tạo nghề cho lao động nông thôn – đào tạo nghề cho các đối tượng lao động này là điều tất yếu.

- Trình độ của người lao động: với các nước phát triển, trình độ văn hoa, khoa học kỹ thuật,… của lao động nông nghiệp , nông thôn thường rất thấp, do vậy khi tiến hành công nghiệp hóa, đơ thị hóa nơng thơn, xây dựng và phát triển các đô thị, phát triển các ngành phi nông nghiệp gắn với nền kinh tế hị trường, cơ hội tìm kiếm cơng ăn việc làm của người lao động nông nghiệp ở các đô thị là rất khó khăn. Ngay cả trong sản xuất nơng nghiệp ngày nay – thời đại khoa học công nghệ - lao động nơng nghiệp cũng địi hỏi phải đươc đào tạo và đào tạo lại. Cùng với tiến trình hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thôn đặt ra những yêu cầu mới cho người lao động, đòi hỏi người lao động phải nâng cao trình độ, năng lực của mình. Nếu người lao động nơng nghiệp nói riêng, người lao động trong các ngành nói chung khơng được đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu mới, thì tự ho sẽ mất đi cơ hội việc làm, cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ rất khó khăn, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là khơng thể tránh khỏi.

-Xã hội hóa về đào tạo nghề: Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề tác đông mạnh đến công tác đào tạo nghề, ảnh hưởng rõ rệt nhất của nó đến lượng học viên đầu vào cho các cơ sở dạy nghề. Do tâm lý ưa chuộng khoa bảng, bằng cấp của gia đình, người học nghề và xã hội nên công tác đào tạo nghề hiện nay chưa được xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn. khơng ít các gia đình coi vào đại học là con đường duy nhất để kiếm được nghề ổn đinh và xây dựng được cuộc sống tốt. Phần lớn các học sinh không muốn thi vào các trường dạy nghề, bởi vì khơng muốn làm lao động nông thôn hoặc khơng muốn làm việc tại nơng thơn mà có xu hướng đổ xô ra thành phố học và làm việc. bên cạnh đó, những người lao động nơng thơn cũng không muốn tham

gia vào các lớp dạy nghề mở tại địa phương, vì họ bảo thủ cho rằng, với kinh nghiệm bao đời và kinh nghiêm vật ni, cây trồng họ vẫn có thể trực tiếp chăm bón và tham gia sản xuất và làm việc với năng suất cao mà không cần phải mất thời gian và tiền bạc học qua các lớp dạy nghề.

Nếu người lao động đánh giá đúng đắn hơn tầm quan trọng của việc học nghề thì lượng lao động tham gia học nghề sẽ chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với toàn bộ số lao động trên thị trường và sẽ có cơ cấu trẻ hơn, đa dạng hơn. Hơn nữa, nếu người lao động nhân thức được rằng giỏi nghề là một phất chất quý giá của mình, là cơ sở vững chắc để có việc làm và thu nhập ổn định thì cơng tác đào tạo nghề sẽ nhận được thêm nhiều nguồn lực hỗ trực cần thiết từ xã hội

- Khả năng tiếp nhận lao động sau khi đào tạo nghề của các doanh nghiệp: Hiện nay các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề là rất lớn. Một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả của cơng tác đào tạo nghề là tỷ lệ lao động có việc làm sau khi được đào tạo. Để đảm bảo những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hàng hóa, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động vào làm việc cũng có phần “khắt khe’ hơn trước. Vì vậy, trình độ cuả người lao động là mục tiêu hàng đầu của các nhà tuyển dụng, đây là cơ sở để các cơ sở đào tạo nghề theo sát các doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu và nắm bắt thông tin để có những bước đi trong chương trình dạy nghề sao cho có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 36 - 38)