Nhu cầu lao động từ phía doanh nghiệp huyện Hiệp Hòa

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 55)

Bảng 2 .1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Hiệp Hòa năm 2014

Bảng 2.5 Nhu cầu lao động từ phía doanh nghiệp huyện Hiệp Hòa

Năm 2010 Năm 2014 Nhóm ngành cơng nghiệp Số người (người) Tỷ lệ (%) Số người (người) Tỷ lệ (%) Tốc độ tăng (lần)

Cơ khí lắp ráp, chế tạo điện tử 914 33,2 1762 32,2 1,93

Dệt may, da giày 1002 36,4 2340 42,7 2,33 Chế biến thực phẩm 112 4,1 218 4,0 1,95 Thủ công mỹ nghệ 234 8,5 356 6,5 1,52 Vật liệu xây dựng 301 10,9 421 7,7 1,4 Công nghiệp nhẹ khác 189 6,9 379 6,9 2,01 Tổng số 2.752 100 5.476 100 1,99

(Nguồn: Kết quả điều tra trong năm 2010, 2014, Phòng LĐ-TB&XH Hiệp Hòa)

Qua điều tra có thể thấy nhu cầu lao động từ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tăng năm 2014 tăng 1,99 lần (2.724 người), trong đó:

-Nhóm ngành Dệt may, da giày có nhu cầu lao động nhiều nhất và vẫn có xu hướng tăng, năm 2014 tăng 2,33 lần (1.338 người) so với năm 2010, nguyên nhân là do huyện hiện nay có thêm một số doanh nghiệp được thành lập hoặc mỏ rộng quy mơ.

-Nhóm ngành Cơ khí lắp ráp, chế tạo điện tử: là nhóm ngành có nhu cầu lao động nhiều thứ 2 năm 2014 chiếm 32,2%, tăng 1,93 lần so với năm 2010.

-Nhóm ngành vật liệu xây dựng có nhu cầu lao động tăng ít nhất năm 2014 là 421 người, chiếm 7,7% (giảm so với năm 2010 3,2%) nguyên nhân là do hiện tại huyện Hiệp Hòa đang quy hoạch các doanh nghiệp sản xuất gạch thủ công, thay vào đó là sản xuất gạch theo cơng nghệ mới, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

-Nhóm ngành chế biến thực phẩm có nhu cầu về lao động ít nhất, là do huyện có ít các cơ sở cũng như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

-Nhóm ngành thủ cơng mỹ nghệ có nhu cầu lao động tăng chậm năm 2014, chiếm 6,5% (giảm so với 2010 là 2%), nguyên nhân là do các hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan của huyện không được đánh giá cao, thị trường tiêu thụ không được mở rộng.

Kết quả điều tra cũng cho thấy doanh nghiệp khơng chỉ có nhu cầu về số lượng mà cịn có nhu cầu về chất lượng. Hiện tại lao động tại các cụm công nghiệp chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, khi vào làm việc, doanh nghiệp phải đào tạo từ đầu. Mặt khác, do lấy lao động từ địa phương, lao động nông thôn, lao động trung tuổi nên khi mới đào tạo sẽ gặp khó khăn.

2.2.3. Quy mơ và cơ cấu ngành nghề đào tạo

2.2.3.1. Quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề trong huyện

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 55)