2 Phương hướng phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 91 - 93)

1.2 .Hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

3.1 2 Phương hướng phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện

huyện

Với quan điểm phát triển dạy nghề theo hướng tạo cơ hội học tập cho mọi người, góp phần xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời; xây dựng hệ thống dạy nghề chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chuyển dạy nghề theo hướng cung (năng lực đào tạo sẵn có của cơ sở dạy nghề) sang dạy nghề theo hướng cầu (nhu cầu của thị trường lao động và xã hội); đầu tư trọng tâm, trọng điểm và đồng bộ (đồng bộ các yếu tố bảo đảm chất lượng: chương trình, giáo viên và cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị) theo hướng hiện đại hoá về các điều kiện để tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng.

Tổ chức đa dạng các loại hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ (nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn) để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lực lượng lao động nông thôn được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, cơng nghệ mới, góp phần tăng năng suất vật nuôi cây trồng, nâng tỷ lệ thời gian làm việc của lao động nông thôn lên 78 - 80% đồng thời cũng là gián tiếp góp phần làm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới xuống cịn dưới 5%.

Đa dạng hố các loại hình dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề theo mô đun để tạo điều kiện cho một lực lượng đơng đảo thanh niên trên tồn huyện có mơi trường học nghề phù hợp để bổ sung nguồn lực lượng dồi dào này cho

sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của huyện đề ra.

Trong giai đoạn 2011-2020 dạy nghề phải thực hiện được hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, đó là: đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh có trình độ cao, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cấp trình độ và có chất lượng cho các ngành , vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm, phục vụ có hiệu quả cho cơng nghiệp hố đất nước và hội nhập. Mở rộng quy mô dạy nghề cho người lao động ở nông thôn nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong quy chế hoạt động của TTDN, các TTDN tích cực liên kết với các trường dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học có uy tín để tiến hành mở các lớp dạy nghề dài hạn, các lớp trung học chuyên nghiệp, các lớp đại học tại chức - để góp phần nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trên địa bàn toàn huyện.

Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp giáo dục: thành lập các xưởng vừa thực hành nghề, vừa làm dịch vụ tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh có mơi trường thực tập thực sự, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh khẳng định tay nghề trước những yêu cầu cụ thể của thực tế, đồng thời cũng là mơi trường thí điểm tiếp cận với cơ chế thị trường, góp phần khẳng định sự tồn tại của nghề trong giai đoạn mới.

Đầu tư trang thiết bị, đầu tư con người để hình thành một phịng tư vấn nghề nghiệp "chuẩn", góp phần thiết thực vào cơng tác tư vấn nghề cho mọi đối tượng trên địa bàn toàn huyện (kể cả những đối tượng có nhu cầu

tư vấn lại, những đối tượng chuyển đổi nghề nghiệp).

3.2. Giải pháp phát triển đào tạo nghề cho lao động nơng thơn huyện Hiệp Hịa

Trước hết, cần có nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và lập thân, lập nghiệp đối với người lao động, nhất là thanh niên; Cần đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, nhất là công nhân trẻ, công nhân từ nông dân, công nhân nữ; phát triển nhanh về quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động để giải quyết cho được vấn đề hàng năm ở nước ta thiếu hằng trăm ngàn công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề ở các khu vực này; tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới để nước ta có đội ngũ cơng nhân có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao, có khả năng tiếp thu nhanh và làm chủ công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)