Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn sáng của tàu lưới vây tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh ninh thuận khai thác một số loài cá nổi nhỏ (Trang 44 - 73)

L ỜI CẢM ƠN

1. 2.2.4 Vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu nguồn sáng nhân tạo

3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn sáng của tàu lưới vây tỉnh Ninh Thuận

3.2.1. Hiệu quả khai thác của đội tài lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận

Kết quả điều tra 55 tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận cho thấy, năng suất khai thác trung bình, đạt 2.048,45 kg/mẻ và có xu hướng tăng dần theo sự tăng công suất máy tàu. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được ở các nhóm tàu trung bình đạt 8,90 triệu đồng/tàu và có quy luật tăng giảm không rõ ràng (xem hình 3.9).

Nhóm công suất (cv) Chủng loại bóng đèn < 90 90 ÷ 150 ≥ 150 Công suất TB (W) 95,65 125,33 152,94 20FL Tỷ lệ (%) 30,14 35,78 40,94 Công suất TB (W) 221,74 225,00 220,59 Đèn sợi đốt Tỷ lệ (%) 69,86 64,22 59,06

Tổng công suất nguồn sáng TB

Hình 3.9: Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây địa phương

Đồ thị trên cho thấy: năng suất khai thác và lợi nhuận chuyến biển không tỷ lệ với nhau theo sự tăng công suất máy tàu, nhưng vẫn có sự khác biệt trong các nhóm.

Nhóm tàu < 90 cv: hiệu quả khai thác thấp nhất trong 3 nhóm tàu, năng suất trung bình đạt 1.567,39 kg/mẻ và lợi nhuận thu được là 6,99 triệu đồng/tàu.

Nhóm tàu 90 ÷ 150 cv: năng suất khai thác trung bình đạt 2.254,00 kg/mẻ thấp hơn so với nhóm tàu ≥ 150 cv là 1,12 lần. Tuy nhiên, lợi nhuận chuyến biển của nhóm tàu này cao nhất, đạt 10,39 triệu đồng/tàu và lớn hơn nhóm tàu ≥ 150 cv là 1,11 lần.

Nhóm tàu ≥ 150 cv: năng suất khai thác trung bình cao nhất, đạt 2.517,94 kg/mẻ và lợi nhuận thu được là 9,34 triệu đồng/tàu.

Như vậy, tuy năng suất khai thác cao nhưng chi phí sản xuất lớn sẽ dẫn đến lợi nhuận thu được không cao. Do đó, một lần nữa ta có thể khẳng định trình độ công nghệ của nhóm tàu ≥ 150 cv chưa cao.

3.2.2. Hiệu quả khai thác của độitàu lưới vây ánh sáng theo các thông số nguồn sáng

Hiệu quả sử dụng ánh sáng trong nghề lưới vây ánh sáng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: trình độ công nghệ, kinh nghiệm của thuyền trưởng và điều kiện thời tiết trong khi đánh lưới. Do đó, để đánh giá hiệu quả sử dụng này, chúng ta phải tiến hành song song hai phương pháp thực nghiệm và phi thực nghiệm. Tuy nhiên, trong giới hạn nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp phi thực nghiệm là chủ yếu và đánh giá hiệu quả sử dụng này, thông qua đánh giá một số chỉ tiêu đã lựa chọn.

Riêng phương pháp thực nghiệm được dùng để đánh giá chỉ tiêu màu sắc ánh sáng. Luận văn chỉ sử dụng số liệu có liên quan như: thành phần loài, sản lượng khai

thác và loại ánh sáng thí nghiệmở miền Nam Trung Bộ (ngư trường hoạt động Ninh Thuận) của đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu sử dụng ánh sáng đèn ngầm trong nước và ánh sáng màu cho nghề lưới vây xa bờ miền Trung và miền Đông Nam Bộ”.

Trong luận văn, các chỉ tiêu được đánh giá dựa trên hai tiêu chí là năng suất khai thác (kg/mẻ) và lợi nhuận chuyến biển (triệu đồng/tàu/chuyến) thu được của đội tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận.

3.2.2.1. Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây theo tổng công suất nguồn sáng

Theo kết quả điều tra, tổng công suất nguồn sáng trang bị trên các tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh thuận dao động từ 2,4 ÷ 8,5 kW. Phân tích phương sai (ANOVA), cho yếu tố công suất nguồn sáng với năng suất khai thác thể hiện trong bảng 1 – phụ lục 2, có F > F0,05 (hay P < 0,05), chứng tỏ công suất nguồn sáng có ảnh hưởng tới năng suất khai thác nghề lưới vây ánh sáng.

Hình 3.10: Năng suất khai thác trung bình theo nhóm công suất nguồn sáng

Tuy công suất nguồn sáng có ảnh hưởng đến năng suất khai thác của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương, nhưng không thể hiện được quy luật tăng hay giảm năng suất khai thác theo sự tăng công suất nguồn sáng (xem hình 3.10). Nhưng trong cùng một nhóm tàu, hiệu quả khai thác có sự khác nhau khi trang bị công suất nguồn sáng trên tàu khác nhau, được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.12: Hiệu quả khai thác của tàu lưới vây theo nhóm công suất nguồn sáng

Nhóm tàu < 90 cv: năng suất khai thác có xu hướng tăng theo sự tăng công suất nguồn sáng. Có thể nhận thấy khi trang bị công suất nguồn sáng ở mức 7,0 ÷ 8,0 kW cho năng suất khai thác trung bình cao, đạt 1.700 kg/mẻ, tương ứng với lợi nhuận chuyến biển thu được đạt 9,75 triệu đồng/tàu.

Nhóm công suất Nhóm CSNS

(kW) Thông tin < 90 90 ÷ 150 ≥ 150

Số mẫu (chiếc) 17 1 4

Năng suất khai thác

(kg/mẻ) 1.382,35 2.500 2.250

< 4,0

Lợi nhuận chuyến

biển (triệu đồng) 6.64 25,00 7,75

Số mẫu (chiếc) 2 1 -

Năng suất khai thác

(kg/mẻ) 1.750 2.650 -

4,0 ÷ 5,0

Lợi nhuận chuyến

biển (triệu đồng) 7,35 6,10 -

Số mẫu (chiếc) 1 3 -

Năng suất khai thác

(kg/mẻ) 2.150 2.113,33 -

5,0 ÷ 6,0

Lợi nhuận chuyến

biển (triệu đồng) 5,70 7,13 -

Số mẫu (chiếc) 1 3 5

Năng suất khai thác

(kg/mẻ) 3.500 2.276,67 2.800

6,0 ÷ 7,0

Lợi nhuận chuyến

biển (triệu đồng) 7,90 8,00 11,32

Số mẫu (chiếc) 2 4 5

Năng suất khai thác

(kg/mẻ) 1.700 2.010 2.405

7,0 ÷ 8,0

Lợi nhuận chuyến

biển (triệu đồng) 9,75 12,78 10,44

Số mẫu (chiếc) - 3 3

Năng suất khai thác

(kg/mẻ) - 2.483,33 2.593,33

≥ 8,0

Lợi nhuận chuyến

Nhóm tàu 90 ÷ 150 cv: khi trang bị công suất nguồn sáng ở mức 7,0 ÷ 8,0 kW, thì năng suất khai thác trung bình tương đối cao, đạt 2.010 kg/mẻ và lợi nhuận chuyến biển thu được cao nhất là 12,78 triệu đồng/tàu.

Nhóm tàu ≥ 150 cv: trang bị công suất nguồn sáng ở mức 7,0 ÷ 8,0 kW, thì năng suất khai thác trung bình, đạt 2.405 kg/mẻ và lợi nhuận chuyến biển thu được cao nhất là 10,44 triệu đồng/tàu.

Như vậy, trang bị nguồn sáng dao động từ 7,0 ÷ 8,0 kW, trên tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận sẽ đạt hiệu quả khai thác cao nhất.

3.2.2.2. Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây ánh sáng theo độ cao treo nguồn sáng

Phân tích ANOVA cho yếu tố độ cao treo nguồn sáng, thể hiện bảng (1 ÷ 3) – phụ lục 3. Chứng tỏ, độ cao treo nguồn sáng ít ảnh hưởng đến sản lượng khai thác của tàu lưới vây ánh sáng của địa phương.

Hình 3.11: Năng suất khai thác trung bình theo nhóm độ cao treo nguồn sáng

Tuy nhiên, ở mỗi nhóm tàu, năng suất khai thác trung bình của đội tàu lưới vây tuân theo qui luật tăng hoặc giảm theo sự tăng độ cao treo nguồn sáng (xem hình 3.11).

Lợi nhuận chuyến biển của đội tàu lưới vây địa phương, biến thiên theo qui luật không rõ ràng. Tuy hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây có qui luật biến thiến không rõ ràng, nhưng ở mỗi nhóm tàu khác nhau thì các nhóm độ cao khác nhau sẽ cho hiệu quả khai thác khác nhau, được thể hiện dưới bảng 3.13.

Bảng 3.13: Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây theo nhóm độ cao treo nguồn sáng

Nhóm tàu < 90 cv: năng suất khai thác trung bình giảm khi tăng độ cao treo nguồn sáng. Ở độ cao từ 3,0 ÷ 3,5 m thì năng suất khai thác trung bình là 1.544,44 kg/mẻ và lợi nhuận trung bình chuyến biển thu được cao nhất, đạt 7,53 triệu đồng/tàu.

Nhóm tàu 90 ÷ 150 cv: năng suất khai thác trung bình giảm khi tăng độ cao treo nguồn sáng. Ở độ cao từ 3,0 ÷ 3,5 m thì năng suất khai thác trung bình là 2.248 kg/mẻ và lợi nhuận trung bình chuyến biển thu được cao nhất, đạt 15,52 triệu đồng/tàu.

Nhóm tàu ≥ 150 cv: năng suất khai thác trung bình tăng khi tăng độ cao treo nguồn sáng. Nhưng ở độ cao từ 3,0 ÷ 3,5 m thì năng suất khai thác trung bình là 2.443,89 kg/mẻ và lợi nhuận thu được cao nhất, đạt 9,77 triệu đồng/tàu.

Như vậy, có thể nhận định ở độ cao treo nguồn sáng dao động từ 3,0 ÷ 3,5 m, thì hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây địa phương thu được cao nhất.

3.2.2.3. Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây ánh sáng theo góc treo nguồn sáng

Theo lý thuyết khúc xạ ánh sáng, thì góc chiếu sáng tốt nhất, khi tia sáng từ môi trường không khí vào nước là 4808, tuy nhiên trong thực tế khảo sát, thấy rằng nguồn sáng trang bị trên các tàu lưới vây địa phương dao động từ 22010 ÷ 51030. Phân tích ANOVA (thể hiện trong bảng (1 ÷ 3) – phụ lục 4), cho thấy góc treo nguồn sáng ít ảnh hưởng đến năng suất khai thác của đội tàu lưới vây tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, năng

Nhóm công suất (cv) Nhóm độ cao treo nguồn sáng (m) Thông tin < 90 90 ÷ 150 ≥ 150 Số mẫu (chiếc) 10 7 7

Năng suất khai thác

(kg/mẻ) 1.655 2.321,43 2.271,43

< 3,0

Lợi nhuận chuyến biển

(tr.đồng) 6,86 7,94 9,32

Số mẫu (chiếc) 4 3 1

Năng suất khai thác

(kg/mẻ) 1.544,44 2.248 2.433,89

3,0 ÷ 3,5

Lợi nhuận chuyến biển

(tr.đồng) 7,53 15,52 9,77

Số mẫu (chiếc) 9 5 9

Năng suất khai thác

(kg/mẻ) 1.400 2.106,67 5.000

≥ 3,5

Lợi nhuận chuyến biển

suất khai thác trung bình trong mỗi nhóm tàu, của từng nhóm góc treo nguồn sáng khác nhau luôn có sự chênh lệch nhau (xem hình 3.12).

Hình 3.12: Năng suất khai thác trung bình theo nhóm góc treo nguồn sáng

Lợi nhuận chuyến biển chia theo nhóm góc treo nguồn sáng có quy luật biến thiên không rõ ràng. Ở những nhóm tàu khác nhau, lợi nhuận chuyến biển ở những góc treo khác nhau có sự chênh lệch nhau rõ rệt, thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3. 14: Hiệu quả khai thác của tàu lưới vây theo nhóm góc treo nguồn sáng

Nhóm công suất (cv) Nhóm góc treo nguồn sáng (độ) Thông tin < 90 90 ÷ 150 ≥ 150 Số mẫu (chiếc) 7 1 6

Năng suất khai thác

(kg/mẻ) 1.492,86 2.300 2.300

< 30

Lợi nhuận chuyến

biển (tr.đồng) 6,06 5,10 7,93

Số mẫu (chiếc) 7 6 5

Năng suất khai thác

(kg/mẻ) 1.342,86 2.596,67 2.790

30 ÷ 40

Lợi nhuận chuyến

biển (tr.đồng) 7,10 10,35 10,38

Số mẫu (chiếc) 9 8 6

Năng suất khai thác

(kg/mẻ) 1.800 1.991,25 2.509,17

≥ 40

Lợi nhuận chuyến

Nhóm tàu < 90 cv: hiệu quả khai thác của nhóm tàu này tỷ lệ thuận với góc treo nguồn sáng. Ở góc treo nguồn sáng từ 400 trở lên, thì năng suất khai thác trung bình cao nhất, đạt 1.800 kg/mẻ và lợi nhuận thu được là 7,62 triệu đồng/tàu.

Nhóm tàu 90 ÷ 150 cv: lợi nhuận chuyến biển tỷ lệ thuận với góc treo nguồn sáng. Ở góc treo nguồn sáng dao động từ 300 ÷ 400, thì năng suất khai thác trung bình cao nhất, đạt 2.596,67 kg/mẻ và lợi nhuận tương ứng thu được là 10,35 triệu đồng/tàu.

Nhóm tàu ≥ 90 cv: hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây địa phương biến thiên không rõ ràng. Ở góc treo nguồn sáng dao động từ 300 ÷ 400, thì năng suất khai thác trung bình cao nhất, đạt 2.790 kg/mẻ và lợi nhuận thu được là 10,38 triệu đồng/tàu.

Như vậy, góc treo nguồn sáng phù hợp cho nhóm tàu từ 90 cv trở lên dao động trong khoảng 300 ÷ 400 và nhóm tàu nhỏ hơn 90 cv là từ 400 trở lên, thì đội tàu lưới vây đạt hiệu quả khai thác cao nhất.

3.2.2.4. Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây theo tỷ lệ công suất bóng FL

Phân tích ANOVA, thể hiện trong bảng 1 – phụ lục 5, cho thấy: yếu tố tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang ít ảnh hưởng đến năng suất khai thác của đội tàu lưới vây địa phương. Tuy nhiên, trong mỗi nhóm tàu, tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang và năng suất khai thác có sự khác nhau nhiều (xem hình 3.13).

Hình 3.13: Năng suất khai thác trung bình theo tỷ lệ công suất bóng FL

Lợi nhuận chuyến biển chia theo nhóm tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang có xu hướng tăng dần theo sự giảm tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang. Trong mỗi nhóm tàu thì lợi nhuận chuyến biển ở các nhóm tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang có sự khác nhau, được thể hiện trong bảng 3.15.

Bảng 3.15: Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây theo nhóm tỷ lệ công suất bóng FL

Nhóm tàu < 90 cv: hiệu quả khai thác của nhóm tàu này tăng theo sự giảm tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang trang bị trên tàu lưới vây. Nhận thấy, khi tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang nhỏ hơn 20% thì năng suất khai thác cao nhất, đạt 1.833,33 kg/mẻ và tương ứng với lợi nhuận thu được là 7,61 triệu đồng/tàu.

Nhóm tàu 90 ÷ 150 cv: hiệu quả khai thác của nhóm tàu này tăng theo sự giảm tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang trang bị trên tàu lưới vây. Nhận thấy, khi tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang nhỏ hơn 20% thì năng suất khai thác của nhóm tàu này cao nhất, đạt 2.341,43 kg/mẻ và tương ứng với lợi nhuận thu được là 13,20 triệu đồng/tàu.

Nhóm tàu ≥ 150 cv: năng suất khai thác trung bình tăng theo sự giảm tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang trang bị trên tàu. Khi tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang nhỏ hơn 20% thì năng suất khai thác trung bình cao nhất, đạt 2.836,43 kg/mẻ và tương ứng với lợi nhuận thu được là 9,56 triệu đồng/tàu.

Như vậy, có thể thấy đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương có hiệu quả khai thác cao nhất khi tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang trang bị trên tàu nhỏ hơn 20%.

3.2.2.5. Đánh giá hiệu quả của tàu lưới vây theo màu sắc ánh sáng

Phân tích ANOVA (bảng 1 – phụ lục 6) cho thấy, các loại ánh sáng có ảnh hưởng tới năng suất khai thác của nghề lưới vây ánh sáng địa phương (xem hình 3.14).

Nhóm công suất (cv) Nhóm tỷ lệ công suất bóng đen huỳnh quang (%) Thông tin < 90 90 ÷ 150 ≥ 150 Số mẫu (chiếc) 9 7 7

Năng suất khai

thác (kg/mẻ) 1.833,33 2.341,43 2.836,43 < 20

Lợi nhuận chuyến

biển (tr.đồng) 7,61 13,20 9,56

Số mẫu (chiếc) 11 5 7

Năng suất khai

thác (kg/mẻ) 1.450 2.208 2.292,86 20 ÷ 30

Lợi nhuận chuyến

biển (tr.đồng) 6,70 8,42 10,22

Số mẫu (chiếc) 3 3 3

Năng suất khai

thác (kg/mẻ) 1.200 2.126,67 2.300 ≥ 30

Lợi nhuận chuyến

Hình 3.14: Năng suất khai thác trung bình theo loại ánh sáng màu

Qua đồ thị nhận thấy, ánh sáng trắng cho năng suất khai thác cao nhất, đạt 999,04kg/mẻ; tiếp đến ánh sáng vàng (204,09kg/mẻ); ánh sáng xanh (159,45kg/mẻ); ánh sáng trắng ngầm (136,18kg/mẻ) và thấp nhất là ánh sáng màu đỏ (98,67kg/mẻ).

Mặt khác, năng suất khai thác của một số loài cá nổi nhỏ (cá nục thuôn, cá nục sồ, cá tráo xanh và cá bạc má) đối với từng loại ánh sáng có sự khác nhau rõ rệt. Đối với ánh sáng màu đỏ thì hầu hết các loài hải sản ít bị ảnh hưởng và có năng suất khai thác thấp (xem hình 3.15).

Hình 3.15: Một số đối tượng khai thác chính theo loại ánh sáng màu

Cá nục (Decapterus spp.): năng suất khai thác của đối tượng cá này chủ yếu ở loại ánh sáng vàng, chiếm 41,76% tổng sản lượng cá này đánh bắt được trong 5 chuyến thí nghiệm, tiếp đến là ánh sáng trắng (chiếm 37,75%), ánh sáng trắng ngầm (chiếm 11,64%). Trong đó, cá nục sồ và cá nục thuôn là hai đối tượng đánh bắt được nhiều nhất.

Cá tráo (Selar spp.): sản lượng khai thác chiếm 4,02% tổng sản lượng khai thác trong 5 chuyến thí nghiệm và tập trung chủ yếu ở ánh sáng trắng ngầm và ánh sáng vàng. Sản lượng cao nhất ở ánh sáng trắng ngầm đạt 307,9 kg, chiếm 53,63%.

Cá bạc má (Rastrelliger kanaguta): sản lượng khai thác chiếm 2,73% tổng sản lượng khai thác trong 5 chuyến thí nghiệm và tập trung chủ yếu ở ánh sáng vàng và ánh sáng trắng ngầm. Sản lượng khai thác cao nhất ở ánh sáng màu vàng đạt 195,7 kg, chiếm 50,31%.

Ngoài một số đối tượng cá nổi nhỏ trên, ánh sáng trắng ngầm, ánh sáng vàng và ánh sáng xanh còn khai thác được đối tượng cá khác (cá hố, cá ngừ, cá trác,.v.v.) tương đối lớn: sản lượng khai thác cá khác cao nhất chiếm 55,18% tổng sản lượng khai thác của ánh sáng xanh trong 5 chuyến thí nghiệm tại vùng biển miền Trung; tiếp theo ánh sáng trắng ngầm, chiếm 36,46%,.v.v..

3.3. Đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn sáng trên tàu lưới vây tỉnh Ninh Thuận

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn sáng của đội tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận thông qua một số chỉ tiêu. Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sáng cho đội tàu lưới vây địa phương như sau:

3.3.1. Các giải pháp về trang bị nguồn sáng

3.3.1.1. Cách trang bị hệ thống phát điện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh ninh thuận khai thác một số loài cá nổi nhỏ (Trang 44 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)