L ỜI CẢM ƠN
1. 2.2.4 Vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu nguồn sáng nhân tạo
3.2.2.5. Đánh giá hiệu quả của tàu lưới vây theo màu sắc ánh sáng
Phân tích ANOVA (bảng 1 – phụ lục 6) cho thấy, các loại ánh sáng có ảnh hưởng tới năng suất khai thác của nghề lưới vây ánh sáng địa phương (xem hình 3.14).
Nhóm công suất (cv) Nhóm tỷ lệ công suất bóng đen huỳnh quang (%) Thông tin < 90 90 ÷ 150 ≥ 150 Số mẫu (chiếc) 9 7 7
Năng suất khai
thác (kg/mẻ) 1.833,33 2.341,43 2.836,43 < 20
Lợi nhuận chuyến
biển (tr.đồng) 7,61 13,20 9,56
Số mẫu (chiếc) 11 5 7
Năng suất khai
thác (kg/mẻ) 1.450 2.208 2.292,86 20 ÷ 30
Lợi nhuận chuyến
biển (tr.đồng) 6,70 8,42 10,22
Số mẫu (chiếc) 3 3 3
Năng suất khai
thác (kg/mẻ) 1.200 2.126,67 2.300 ≥ 30
Lợi nhuận chuyến
Hình 3.14: Năng suất khai thác trung bình theo loại ánh sáng màu
Qua đồ thị nhận thấy, ánh sáng trắng cho năng suất khai thác cao nhất, đạt 999,04kg/mẻ; tiếp đến ánh sáng vàng (204,09kg/mẻ); ánh sáng xanh (159,45kg/mẻ); ánh sáng trắng ngầm (136,18kg/mẻ) và thấp nhất là ánh sáng màu đỏ (98,67kg/mẻ).
Mặt khác, năng suất khai thác của một số loài cá nổi nhỏ (cá nục thuôn, cá nục sồ, cá tráo xanh và cá bạc má) đối với từng loại ánh sáng có sự khác nhau rõ rệt. Đối với ánh sáng màu đỏ thì hầu hết các loài hải sản ít bị ảnh hưởng và có năng suất khai thác thấp (xem hình 3.15).
Hình 3.15: Một số đối tượng khai thác chính theo loại ánh sáng màu
Cá nục (Decapterus spp.): năng suất khai thác của đối tượng cá này chủ yếu ở loại ánh sáng vàng, chiếm 41,76% tổng sản lượng cá này đánh bắt được trong 5 chuyến thí nghiệm, tiếp đến là ánh sáng trắng (chiếm 37,75%), ánh sáng trắng ngầm (chiếm 11,64%). Trong đó, cá nục sồ và cá nục thuôn là hai đối tượng đánh bắt được nhiều nhất.
Cá tráo (Selar spp.): sản lượng khai thác chiếm 4,02% tổng sản lượng khai thác trong 5 chuyến thí nghiệm và tập trung chủ yếu ở ánh sáng trắng ngầm và ánh sáng vàng. Sản lượng cao nhất ở ánh sáng trắng ngầm đạt 307,9 kg, chiếm 53,63%.
Cá bạc má (Rastrelliger kanaguta): sản lượng khai thác chiếm 2,73% tổng sản lượng khai thác trong 5 chuyến thí nghiệm và tập trung chủ yếu ở ánh sáng vàng và ánh sáng trắng ngầm. Sản lượng khai thác cao nhất ở ánh sáng màu vàng đạt 195,7 kg, chiếm 50,31%.
Ngoài một số đối tượng cá nổi nhỏ trên, ánh sáng trắng ngầm, ánh sáng vàng và ánh sáng xanh còn khai thác được đối tượng cá khác (cá hố, cá ngừ, cá trác,.v.v.) tương đối lớn: sản lượng khai thác cá khác cao nhất chiếm 55,18% tổng sản lượng khai thác của ánh sáng xanh trong 5 chuyến thí nghiệm tại vùng biển miền Trung; tiếp theo ánh sáng trắng ngầm, chiếm 36,46%,.v.v..