L ỜI CẢM ƠN
1. 2.2.4 Vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu nguồn sáng nhân tạo
3.2.2.4. Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây theo tỷ lệ công suất bóng FL
Phân tích ANOVA, thể hiện trong bảng 1 – phụ lục 5, cho thấy: yếu tố tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang ít ảnh hưởng đến năng suất khai thác của đội tàu lưới vây địa phương. Tuy nhiên, trong mỗi nhóm tàu, tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang và năng suất khai thác có sự khác nhau nhiều (xem hình 3.13).
Hình 3.13: Năng suất khai thác trung bình theo tỷ lệ công suất bóng FL
Lợi nhuận chuyến biển chia theo nhóm tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang có xu hướng tăng dần theo sự giảm tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang. Trong mỗi nhóm tàu thì lợi nhuận chuyến biển ở các nhóm tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang có sự khác nhau, được thể hiện trong bảng 3.15.
Bảng 3.15: Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây theo nhóm tỷ lệ công suất bóng FL
Nhóm tàu < 90 cv: hiệu quả khai thác của nhóm tàu này tăng theo sự giảm tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang trang bị trên tàu lưới vây. Nhận thấy, khi tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang nhỏ hơn 20% thì năng suất khai thác cao nhất, đạt 1.833,33 kg/mẻ và tương ứng với lợi nhuận thu được là 7,61 triệu đồng/tàu.
Nhóm tàu 90 ÷ 150 cv: hiệu quả khai thác của nhóm tàu này tăng theo sự giảm tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang trang bị trên tàu lưới vây. Nhận thấy, khi tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang nhỏ hơn 20% thì năng suất khai thác của nhóm tàu này cao nhất, đạt 2.341,43 kg/mẻ và tương ứng với lợi nhuận thu được là 13,20 triệu đồng/tàu.
Nhóm tàu ≥ 150 cv: năng suất khai thác trung bình tăng theo sự giảm tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang trang bị trên tàu. Khi tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang nhỏ hơn 20% thì năng suất khai thác trung bình cao nhất, đạt 2.836,43 kg/mẻ và tương ứng với lợi nhuận thu được là 9,56 triệu đồng/tàu.
Như vậy, có thể thấy đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương có hiệu quả khai thác cao nhất khi tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang trang bị trên tàu nhỏ hơn 20%.