L ỜI CẢM ƠN
1. 2.2.4 Vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu nguồn sáng nhân tạo
3.1.2.2. Khả năng hoạt động khai thác của đội tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận
a. Tình hình hoạt động khai thác
Vùng biển Ninh Thuận – Bình Thuận, bờ biển có độ dốc lớn thuận lợi cho việc ra vào của nghề lộng và nghề khơi, tiết kiệm chi phí khi tàu di chuyển đến ngư trường, thể hiện ở thời gian trung bình chuyến biến rất ngắn từ 1 ÷ 6 ngày (xem bảng 3.6).
Bảng 3.6: Tổng hợp chỉ số hoạt động khai thác theo nhóm công suất
Tàu cá Ninh Thuận hoạt động ở ngư trường có độ sâu khoảng 45 ÷ 90m. Khả năng hoạt động của đội tàu này tỷ lệ thuận với công suất tàu thông qua các chỉ số: số lượng thuyền viên, thời gian trung bình chuyến biển, ngày khai thác trung bình trong năm và thời gian thắp sáng trung bình mẻ lưới. Tuy nhiên, so với đội tàu lưới vây Đông Nam Bộ thì chỉ số hoạt động này tương đối thấp, điều này có thể giải thích là do thời gian bão và áp thấp nhiệt đới vào khu vực miền Trung sớm, hơn thế nữa kích thước đội tàu lưới vây của Ninh Thuận nhỏ hơn so với kích thước tàu ở Đông Nam Bộ. Điều này còn được khẳng định ở mức độ huy động thiết bị vào sản xuất của đội tàu lưới vây trung bình, đạt 49,77% thấp hơn so với đội tàu cả nước (84,88%) [14] và có xu hướng tăng theo sự tăng công suất máy tàu (xem hình 3.6).
Như vậy, có thể nâng cao trình độ huy động thiết bị cũng như khả năng hoạt động của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương hiệu quả hơn nữa.
Nhóm công suất (cv) Chỉ số hoạt động khai thác
< 90 90 ÷ 150 ≥ 150 Số lượng thuyền viên trung bình (người) 13 13 15 Thời gian chuyến biển trung bình (ngày) 1 3 6 Số ngày khai thác trung bình/năm (ngày) 169 189 196
Số mẻ/đêm (mẻ) 1÷3 1÷3 1÷3
Thời gian thắp sáng trung bình/mẻ (giờ) 4,3 4,4 5,0 Thời gian khai thác trung bình 1 mẻ (giờ) 2 2 2
Hình 3.8: Mức độ sử dụng thiết bị của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương
b. Tổ chức sản xuất
Tàu lưới vây ánh sáng của địa phương hoạt động theo mô hình tổ chức sản xuất đơn lẻ. Hầu hết các tàu từ 90cv trở lên sử dụng 1 tàu lưới và 1 ÷ 3 tàu chong, với nhiệm vụ thắp sáng tập trung cá và hỗ trợ tàu lưới trong qua trình thu lưới, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu.
Bảo quản sản phẩm sau khai thác: do đặc điểm ngư trường nên hầu hết các tàu hoạt động ngắn ngày (chuyến biển dài nhất là 10 ngày), hình thức bảo quản sản phẩm khai thác rất đơn giản: cá được phân loại vào giỏ (20 ÷ 25kg/giỏ) và đưa vào bờ ngay sau khi phân loại xong.
Dịch vụ hậu cần nghề cá: hầu hết các tàu tự phục vụ về nhu yếu phẩm, nhiên liệu cho mỗi chuyến biển; sản phẩm khai thác được vẫn chuyển về bờ và bán cho các chủ lậu.
Như vậy, tàu lưới vây ánh sáng của địa phương thắp sáng theo hình thức cụm sáng (gồm nhiều tàu chong) và có sự hỗ trợ của tàu chong với tàu lưới. Đây là hình thức có hiệu quả khai thác khả quan, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu, cho nên cần được áp dụng và nhân rộng trong cả nước. Tuy nhiên, hình thức bảo quản sản phẩm còn quá đơn giản, sẽ gặp phải khó khăn khi hoạt động dài ngày trên biển; dịch vụ hậu cần nghề cá chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động khai thác của tàu cá địa phương; giá sản phẩm còn phụ thuộc vào chủ lậu là chủ yếu. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu hoạt động khai thác, đặc biệt là khai thác xa bờ, cần phải có những chính sách phát triển hợp lý đội tàu khai thác cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá của địa phương.