L ỜI CẢM ƠN
1. 2.2.4 Vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu nguồn sáng nhân tạo
2.2.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng
Nghiên cứu sử dụng ánh sáng nhân tạo trong nghề cá ở nước ta được tiến hành từ những năm 60 của thế kỷ 19, các nghiên cứu đi sâu đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn sáng và tác động của ánh sáng mạnh tới một số loài hải sản. Trong thời gian gần đây,
nhằm giải thích cho sự có hại khi tăng công suất nguồn sáng của ngư dân và các biện pháp nâng cao năng suất khai thác, hiệu quả kinh tế,… nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào phương pháp trang bị nguồn sáng, hiện trạng nguồn sáng và ứng dụng màu sắc ánh sáng được triển khai, nổi bật là các công trình nghiên cứu của một số tác giả như:
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Sĩ (2006), thấy rằng [10]: các yếu tố công suất nguồn sáng, độ cao treo đèn và góc treo đèn ảnh hưởng mạnh đến sản lượng khai thác cá Nục sồ trên tàu lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng ở vùng biển Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông – Tây Nam Bộ; đối với vùng biển Nam Trung Bộ: năng suất khai thác cá nục sồ cao nhất khi trang bị công suất nguồn sáng dao động từ 2,5 ÷ 4 kW, độ cao treo đèn khoảng từ 3,0 ÷ 3,5 m, góc treo đèn 300 ÷ 400.
Năm 2009, nghiên cứu về hiện trạng sử dụng nguồn sáng trên tàu lưới vây của Đông Nam Bộ, của Bùi Văn Tùng [12], đã xác định được: bóng SL đạt hiệu quả khai thác cao nhất, tiếp đến là bóng FL, bóng 1.000MH.
Tiếp đến, kết quả nghiên cứu của Đoàn Văn Phụ, (2010) [9], cho thấy: phạm vi vùng sáng không tỷ lệ với công suất nguồn sáng, khi tăng công suất nguồn sáng lên 5 lần thì phạm vi vùng sáng theo phương ngang chỉ tăng 1,5 lần và theo phương đứng tăng 1,3 lần; năng suất khai thác trung bình của các mẻ lưới sử dụng ánh sáng trắng cao hơn các loại ánh sáng còn lại; ánh sáng trắng có năng suất cao hơn ánh sáng trắng ngầm từ 2,05 ÷ 3,12 lần và cao hơn các loại ánh sáng màu (đỏ, vàng và xanh) từ 1,69 ÷ 2,90 lần. Ngoài ra, năng suất khai thác của các loài cá nổi như: cá nục thuôn, cá nục sồ, cá tráo vàng, cá tráo xanh và cá ngân không ảnh hưởng bởi loại ánh sáng.
Như vậy, bỏ qua tác động của yếu tố ngoại cảnh thì nghề lưới vây sử dụng ánh sáng nhân tạo phụ thuộc vào các yếu tố: công suất nguồn sáng, cách bố trí nguồn sáng, chủng loại bóng đèn và màu sắc ánh sáng. Dựa trên cơ sở khoa học của các công trình nghiên cứu đi trước và kết hợp với thực tiễn sản xuất của ngư dân làm nghề lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận, luận văn lựa chọn một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng như sau:
-Công suất nguồn sáng (ký hiệu: P): là tổng công suất nguồn sáng được trang bị trên tàu phục vụ cho việc chiếu sáng tập trung cá.
- Độ cao treo nguồn sáng (ký hiệu: Z): là độ cao được tính từ tâm của máng đèn hoặc tâm của chóa đèn mặt nước (xem hình 2.2).
-Góc treo nguồn sáng (ký hiệu: α): là góc hợp bởi trục quang của bóng đèn với phương thẳng đứng tính từ vị trí đặt nguồn sáng (xem hình 2.2).
-Tỷ lệ chủng loại bóng đèn (ký hiệu: H): là tỷ số giữa tổng công suất bóng đèn loại này so với tổng công suất của tất cả các loại bóng đèn trang bị trên tàu phục vụ cho việc chiếu sáng tập trung cá.
-Màu sắc ánh sáng: phụ thuộc vào thành phần quang phổ có trong bóng đèn, được xác định thông qua nhiệt độ màu và chỉ số hoàn màu.
+ Nhiệt độ màu (ký hiệu là T): biểu hiện màu sắc của đèn và ánh sáng mà nó phát ra. Nhiệt độ màu của đèn sẽ làm cho đèn có nguồn sáng “ấm”, “trung tính” hoặc “mát”. Nhiệt độ màu càng thấp thì nguồn sáng càng mát và ngược lại, đơn vị tính là Kelvin (K).
+ Chỉ số hoàn màu (Ra): Nói lên chất lượng chiếu sáng của nguồn, phản ánh độ trung thực, màu sắc của sự vật trong không gian được chiếu sáng. Ra là đơn vị đo đặc tính hoàn màu của nguồn ánh sáng được công nhận rộng rãi nhất. Hệ số hoàn màu càng cao được coi chất lượng ánh sáng càng tốt. Đây là chỉ tiêu chất lượng kĩ thuật.
Hình 2.2: Độ cao và góc treo nguồn sáng trên tàu lưới vây ánh sáng