Qui trình sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh ninh thuận khai thác một số loài cá nổi nhỏ (Trang 57 - 59)

L ỜI CẢM ƠN

1. 2.2.4 Vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu nguồn sáng nhân tạo

3.3.2.1. Qui trình sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây

Qui trình sử dụng ánh sáng hợp lý sẽ nâng cao được hiệu quả chiếu sáng cho nghề lưới vây, giảm chi phí sản xuất và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Qui trình sử dụng ánh sáng trong nghề lưới vây như sau:

Hình 3.18: Sơ đồ qui trình sử dụng ánh sáng trong nghề lưới vây

a. Khởi động hệ thống phát điện

Trước khi khởi động động cơ sơ cấp cần liên kết trục động cơ sơ cấp với trục máy Đinamo và mở các thiết bị điều kiển (cầu dao, CB,…) của các phụ tải. Có hai hình thức khởi động: trực tiếp (đối với máy phụ có công suất máy nhỏ hơn 45cv) và khởi động gián tiếp nhờ mạch điện điều khiển.

b. Thắp sáng tập trung cá

Khi động cơ sơ cấp hoạt động ổn định (khi Vôn kế ở mức 220V), tiến hành đóng các thiết bị điều khiển các bóng đèn thắp sáng tập trung cá theo trình tự:

- Bật những bóng đèn có khả năng phát sáng xa trước;

- Bật lần lượt các bóng đèn từ mũi ra sau lái và thường xuyên kiểm tra điện áp của nguồn (nếu máy phát có lắp đặt AVR sẽ tự điều chỉnh được điện áp).

c. Giảm công nguồn sáng trên tàu

Giảm công suất nguồn sáng trên tàu nhằm thu hút cá tập trung ở không gian hẹp hơn. Do đó, giảm nguồn sáng trên tàu cần phải đảm bảo không ảnh hưởng đến phản xạ của cá mà hướng cá theo phạm vi chiếu sáng mà mình mong muốn. Vì vậy, khi giảm

Khởi động hệ thống phát điện Thắp sáng tập trung Giảm công nguồn sáng trên tàu Đưa xuồng đèn (bè đèn) xuống nước Chuyển tiếp nguồn

sáng Điều khiển nguồn

công suất nguồn sáng trên tàu cần tuân thủ theo trình tự sau:

- Giảm các nguồn sáng có khả năng chiếu sáng xa trước (chu kỳ tắt khoảng từ 2 ÷ 3 phút). Nếu trang bị nguồn sáng trên tàu gồm bóng cao áp và bóng huỳnh quang thì nên giảm bóng cao áp trước;

- Tắt luân phiên các bóng đèn hai cabin tàu từ mũi về sau lái.

d. Đưa bè đèn xuống nước

Thông thường khi giảm nguồn sáng về sau đuôi tàu thì tiến hành đưa bè đèn xuống nước. Trình tự đưa bè đèn xuống nước được tiến hành theo trình tự sau:

- Kiểm tra nguồn điện: phải đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho các bóng đèn trong thời gian tàu thả lưới và thu giềng rút;

- Thả thúng xuống nước và cho thủy thủ xuống thúng để điều khiển nguồn sáng của bè đèn;

- Đưa nguồn điện (bình ắc quy hay máy phát điện) xuống thúng;

- Các thủy thủy trên tàu thả bè đèn xuống nước và chuyển dây liên kết của bè đèn cho người dưới thúng.

Trường hợp tàu mẹ đánh lưới ở nguồn sáng tàu chong thì không nhất thiết phải cần đưa bè đèn xuống nước. Tuy nhiên, phải xem xét điều kiện cụ thể của đàn cá tập trung gần nguồn sáng tàu chong.

e. Chuyển tiếp nguồn sáng

Khi nguồn sáng của bè đèn ổn định, thủy thủ trên thúng điều khiển thúng và bè đèn tiếp cận với vị trí chiếu sáng còn lại ở trên tàu. Sau đó tiếp tục giảm và tắt hết nguồn sáng trên tàu để chuyển sang nguồn sáng bè đèn.

Trường hợp tàu mẹ đánh lưới ở nguồn sáng của tàu chong thì không nhất thiết phải cần giai đoạn chuyển tiếp nguồn sáng mà cần điều chỉnh nguồn sáng sao cho hợp lý đểđể gom cá tập trung thành đàn.

f. Điều khiển nguồn sáng bè đèn

Nguồn sáng bè đèn được điều khiển chếch một góc khoảng 300 theo hướng sau lái bên mạn thả lưới so với trục dọc tàu và cách đuôi tàu khoảng 20 - 30 m.

Bè đèn được điều khiển qua lại ở vị trí cách giềng phao khoảng 20 - 30 m trong quá trình thu giềng rút chính.

Trường hợp tàu mẹ đánh lưới ở nguồn sáng của ghe chong thì tàu này cũng phải di chuyển nguồn sáng sao cho hợp lý như bè đèn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh ninh thuận khai thác một số loài cá nổi nhỏ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)