Trang bị nguồn sáng trên tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh ninh thuận khai thác một số loài cá nổi nhỏ (Trang 41 - 44)

L ỜI CẢM ƠN

3.1.2.3.Trang bị nguồn sáng trên tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận

1. 2.2.4 Vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu nguồn sáng nhân tạo

3.1.2.3.Trang bị nguồn sáng trên tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận

a. Hệ thống phát điện

Nguồn sáng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng khai thác của mẻ lưới. Các tàu lưới vây tỉnh Ninh Thuận thường sử dụng máy phụ có công suất 10 ÷ 40cv, lai một máy phát điện (Dinamo) công suất từ 5 ÷ 45 kVA để tạo ra nguồn điện xoay chiều thắp sáng tập trung cá.

+ Máy phụ (Động cơ lai phát điện):

Theo điều tra, máy phụ được trang bị cho các tàu có công suất từ 50 cv trở lên, các loại máy này được sản xuất chủ yếu ở Nhật Bản (chiếm 69,72%) và Trung Quốc (chiếm 30,23%). Thông tin máy phụ trang bị trên các tàu lưới vây ánh sáng theo các nhóm công suất thể hiện trong bảng 3.7:

Bảng 3.7: Trang bị máy phụ chia theo nhóm công suất

Qua bảng 3.7 cho thấy, công suất và giá thành máy, mức tiêu thụ nhiên liệu tỷ lệ thuận với công suất máy tàu và thời gian hoạt động thì ngược lại.

+ Máy phát điện (Dinamo):

Máy phát điện phục vụ chiếu sáng tập trung cá trên các tàu lưới vây ánh sáng của địa phương trang bị có nguồn gốc từ Trung Quốc (38,18%), Việt Nam (23,64%), Nhật Bản (9,09%), Đức (9,09%), Rumani (3,64%), Mỹ (1,82%) và không xác định rõ nguồn gốc (14,55%). Tuy nhiên, sự trang bị này chưa phù hợp với công suất nguồn sáng thực tế sử dụng tại địa phương (xem bảng 3.8).

Bảng 3.8: Trang bị máy phát điện theo nhóm công suất

Nhóm công suất (cv)

Thông tin máy phụ < 90 90 ÷ 150 ≥ 150

Công suất trung bình máy phụ (cv) 17,57 25,07 32,18 Giá thành trung bình máy phụ (tr.đồng) 14,11 23,80 25,71 Tiêu thụ nhiên liệu trung bình (lít/giờ) 1,50 1,57 1,62 Thời gian hoạt động trung bình/đêm (giờ) 10,00 10,00 9,50

Nhóm công suất (cv)

Thông tin Dinamo < 90 90 ÷ 150 ≥ 150

Công suất trung bình Dinamo (kVA) 19,04 24,67 29,59 Công suất cung cấp cho tải trung bình (kVA) 6,29 9,19 9,59 Tỷ lệ sử dụng công suất trung bình (%) 33,03 37,26 32,41 Giá thành trung bình Dinamo (tr.đồng) 8,47 10,52 25,94

Qua bảng 3.8 cho thấy, công suất máy phát điện và công suất cung cấp cho tải tỷ lệ thuận với công suất máy tàu. Như vậy có thể khẳng định tàu có công suất càng lớn thì trang bị máy phát điện và công suất nguồn sáng càng lớn.

Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng công suất Dinamo của đội tàu lưới vây ánh sáng chỉ ở dưới 50% và nhóm tàu có công suất càng lớn thì hiệu suất sử dụng càng thấp. Trong khi đó, khu vực Đông Nam Bộ, hiệu suất sử dụng Dinamo rất cao từ 72,7 ÷ 96,0% và tăng dần theo công suất máy tàu (bảng 3 – phụ lục 2).

Tóm lại, trang bị Dinamo trên các tàu lưới vây ánh sáng của địa phương chưa hợp lý, nhận thức trang bị của ngư dân chưa cao. Với tình hình xăng dầu tăng cao như hiện nay, thì sự trang bị phù hợp là rất cần thiết. Chính vì vậy, để nâng cao nhận thức trang bị Dinamo cho cộng đồng ngư dân địa phương, các đơn vị quản lý nên tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về sự trang bị hợp lý này của các khu vực xung quanh đến hộ ngư dân sử dụng tàu lưới vây ánh sáng trong hoạt động khai thác hải sản.

c. Hệ thống nguồn sáng

- Chủng loại bóng đèn:

Hiện nay, đội tàu lưới vây ánh sáng của địa phương sử dụng hai chủng loại bóng: 40FL và đèn cao áp (250 ÷ 500 W/bóng), trong hoạt động thắp sáng tập trung cá. Tỷ lệ công suất nguồn sáng của hai chủng loại bóng này trên các tàu lưới vây ánh sáng địa phương không có sự khác nhau nhiều giữa các nhóm công suất máy tàu (xem bảng 3.9).

Bảng 3.9: Trang bị chủng loại bóng đèn theo nhóm công suất

Ghi chú: 2004 – nguồn số liệu luận án TS. Nguyễn Đức Sĩ; 2010 – nguồn số liệu đề tài.

Công suất nguồn sáng trang bị trên tàu lưới vây ánh sáng của địa phương tỷ lệ thuận với công suất máy tàu và dao động từ 2,4 ÷ 8,4 kW. So với khu vực miền Trung (năm 2004) thì công suất trung bình nguồn sáng trang bị trên tàu lưới vây tỉnh Ninh

90 ÷ 150 ≥ 150 Nhóm công suất (cv) Loại bóng < 90 2004 2010 2004 2010 Công suất TB (kW) 0,99 1,25 1,54 1,16 1,61 40FL Tỷ lệ (%) 20,97 22,45 22,50 20,80 22,52 Công suất TB (kW) 3,72 4,57 5,30 4,41 5,53 Đèn cao áp Tỷ lệ (%) 79,03 82,00 77,50 79,20 77,48 Tổng công suất TB nguồn

Thuận tăng lên đáng kể: nhóm tàu 90 ÷ 150 cv, công suất nguồn sáng tăng 1,18 lần so với khu vực; nhóm lớn hơn 150 cv (1,28 lần).

Tỷ lệ công suất nguồn sáng của đèn cao áp trang bị trên tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận cao hơn FL và không có sự chênh lệch sử dụng hai chủng loại đèn này nhiều giữa các nhóm tàu. Chứng tỏ nghề lưới vây ánh sáng của địa phương trang bị chủ yếu theo kinh nghiệm, điều này cũng được khẳng định bằng tỷ lệ sử dụng hai chủng loại đèn này trong nghề lưới vây ánh sáng miền Trung năm 2004.

- Bố trí nguồn sáng:

Theo kết quả điều tra, nguồn sáng trang bị trên tàu lưới vây ánh sáng địa phương được bố trí ở độ cao dao động từ 2,3 ÷ 5,3 m và góc chiếu sáng dao động trong khoảng từ 220,1÷ 510,3. Tuy nhiên, bố trí nguồn sáng trên tàu lưới vây không có sự khác nhau nhiều giữa các nhóm tàu, được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.10: Bố trí nguồn sáng trên tàu lưới vây theo nhóm công suất

Ghi chú: 2004 – nguồn số liệu luận án TS. Nguyễn Đức Sĩ; 2010 – nguồn số liệu đề tài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So với khu vực miền Trung, thì nguồn sáng trang bị trên tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận có độ cao và góc treo nguồn sáng cao hơn nhưng không đáng kể.

- Các phụ kiện bóng đèn:

Ngoài bóng đèn, thì máng đèn và chóa đèn là hai phụ kiện quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả nguồn sáng trên tàu. Hiện nay, trên các tàu lưới vây ánh sáng khai thác hải sản của cả nước nói chung hay tỉnh Ninh Thuận nói riêng sử dụng các loại máng đèn và chóa đèn tự tạo; được làm theo kinh nghiệm của từng người và theo tập quán của từng địa phương. Phần lớn các máng đèn và chóa đèn trang bị trên tàu không đảm bảo yêu cầu về mặt phản quang.

Máng đèn được sử dụng cho bóng FL. Mỗi máng đèn thường có từ 4 ÷ 6 bóng 40FL. Vật liệu chế tạo máng đèn chủ yếu là gỗ, với nhiều kích thước khác nhau phụ thuộc vào số lượng bóng lắp đặt trong máng.

Chóa đèn sử dụng cho bóng đèn cao áp có vật liệu chế tạo là thiếc, nhôm, Inox; thường có dạng hình nón cụt hoặc parabol; bên trong có hoặc không có lớp phản quang.

90 ÷ 150 ≥ 150 Nhóm công suất (cv) Bố trí nguồn sáng < 90 2004 2010 2004 2010 Độ cao treo đèn TB (m) 3,08 3,08 3,17 3,04 3,12 Góc treo đèn TB (độ) 36,04 38,06 38,06 35,82 35,37

- Trang bị nguồn sáng bè đèn:

Kích thước bè đèn sử dụng trên tàu lưới vây ánh sáng của địa phương phụ thuộc vào số lượng bóng đèn trang bị trên đó. Thông thường bè đèn được trang bị từ 4 ÷ 6 bóng 20FL và 2 ÷ 3 bóng đèn sợi đốt (75W/bóng). Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng hai chủng loại đèn này trên bè đèn giữa các nhóm tàu có sự chênh lệch nhau (xem bảng 3.11).

Bảng 3.11: Trang bị nguồn sáng bè đèn theo nhóm công suất

Công suất nguồn sáng và chủng loại bóng FL trang bị trên bè đèn tăng dần theo công suất máy tàu. Nhóm tàu lớn hơn 150 cv, có công suất nguồn sáng bè đèn trung bình lớn nhất đạt 373,53W/bè đèn và tỷ lệ sử dụng FL lên tới 40,94%. Tuy nhiên, so sánh với các nhóm tàu khu vực Đông Nam Bộ thì công suất nguồn sáng trang bị trên bè đèn của tàu lưới vây ánh sáng địa phương là rất thấp: trong cùng nhóm tàu từ 150 cv trở lên, thì trang bị nguồn sáng bè đèn của địa phương nhỏ hơn 1,45 lần trang bị của khu vực Đông Nam Bộ và nhóm tàu 90 ÷ 150 cv là 2,08 lần (xem bảng 4 – phụ lục 2).

Như vậy, trang bị nguồn sáng bè đèn của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương có xu hướng tăng theo công suất máy tàu, nhưng so với khu vực xung quanh thì sự trang bị này thấp hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh ninh thuận khai thác một số loài cá nổi nhỏ (Trang 41 - 44)