Tính hiệu suất khai thác của nghề lưới vây

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh ninh thuận khai thác một số loài cá nổi nhỏ (Trang 32 - 73)

L ỜI CẢM ƠN

2.2.4.2.Tính hiệu suất khai thác của nghề lưới vây

1. 2.2.4 Vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu nguồn sáng nhân tạo

2.2.4.2.Tính hiệu suất khai thác của nghề lưới vây

- Năng suất đánh bắt trung bình được tính theo công thức (Sparre & Siebren,1995):

CPUE =   n i i CPUE n 1 1 (2-18)

Trong đó: CPUE - năng suất khai thác trung bình (Kg/mẻ); n - tổng số mẻ đánh bắt trong chuyến; CPUEi - năng suất đánh bắt mẻ thứ i.

- Lợi nhuận chuyến biển:

Lợi nhuận của chuyến biển được xác định là khoảng chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ có thể xác định được lợi nhuận ròng (lãi ròng).

Tổng doanh thu = ∑Sản lượng * Giá bán (2-19)

Tổng chi phí chủ yếu được xác định là chi phí biến đổi (chi phí nhiên liệu, bảo quản, lương thực - thực phẩm, lương thuyền viên, sửa chữa nhỏ).

LC = ∑Doanh thu chuyến biển - ∑Chi phí chuyến biển (2-20)

Trong đó: LC – lợi nhuận trong chuyến biển.

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê trên phần mềm Excel để tính sản lượng, năng suất khai thác, lợi nhuận chuyến biển,.v.v.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng khai thác hải sản tỉnh Ninh Thuận

3.1.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản tỉnh Ninh Thuận

3.1.1.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản phân theo nhóm công suất

Cơ cấu nghề khai thác hải sản phân bố chủ yếu ở các nghề rê (39,30%), pha xúc (21,40%), câu (10,29%), lưới vây ánh sáng (5,91%), lưới kéo (4,64%) và nghề khác (39,86%), thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu đội tàu khai thác hải sản theo nhóm công suất

Nguồn: Chi cục KT & BVNL Thủy sản Ninh Thuận, tính đến tháng 11 năm 2009

-Nghề lưới rê: phân bố ở nhóm tàu có công suất máy tàu nhỏ hơn 50 cv (chiếm 88,10%), hoạt động chủ yếu ở vùng biển ven bờ;

-Nghề câu: tập trung ở nhóm công suất nhỏ hơn 50 cv (chiếm 97,09%), hoạt động khai thác vùng ven bờ là chủ yếu;

-Nghề lưới kéo: có số lượng tàu ít nhất trong tỉnh, phân bố nhiều ở nhóm tàu từ 50 cv trở lên (chiếm 76,61%);

-Nghề pha xúc: chiếm 21,4% tổng số lượng tàu cá toàn tỉnh, phân bố ở nhóm tàu trên 50 cv là chủ yếu (chiếm 94,39%).

-Nghề khác: phân bố nhiều ở nhóm tàu có công suất trên 50 cv (chiếm 56,06%), bao gồm các nghề chong đèn, đáy, mành,.v.v.;

-Nghề lưới vây ánh sáng: phân bố chủ yếu ở nhóm công suất từ 90 cv trở lên, chiếm 50,63%; nhóm tàu dưới 50 cv có số lượng tàu là 49 chiếc (chiếm 30,01%), tuy nhiên, số lượng tàu này một số chuyển đổi nghề khác hoặc chuyển sang chong đèn cho nghề lưới vây ánh sáng của địa phương.

Nhóm công suất (cv) Nghề khai thác < 20 20 ÷ 50 50 ÷ 90 ≥ 90 Tổng Lưới vây 10 39 29 80 158 Câu 250 17 6 2 275 Lưới rê 763 162 83 42 1.050 Lưới kéo 8 21 47 48 124 Pha xúc - 32 56 486 572 Nghề khác 239 197 30 25 493 Tổng 1.270 468 251 683 2.672

Như vậy, tàu cá của tỉnh Ninh Thuận có quy mô nhỏ, hoạt động khai thác chủ yếu ở vùng biển ven bờ. Trong cơ cấu nghề, tuy số lượng tàu làm nghề lưới vây chỉ có 158 chiếc, nhưng số lượng tàu này tập chủ yếu ở nhóm công suất lớn hơn 90 cv và có xu hướng phát triển xa bờ cao hơn so với nghề rê và nghề câu của địa phương.

3.1.1.2. Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản theo địa phương

Qua khảo sát, thấy rằng tàu cá của địa phương phân bố chủ yếu ở các huyện Ninh Hải (35,75%), Ninh Phước (36,43%), Phan Rang (25,80%), Thuận Nam (1,31%) và Thuận Bắc (0,71%), thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.2: Cơ cấu tàu thuyền khai thác chia theo địa phương

Nguồn: Chi cục KT & BVNL Thủy sản Ninh Thuận, tính đến tháng 11 năm 2009

Bảng 3.2 cho thấy, số lượng tàu trong ba huyện Ninh Hải, Ninh Phước và Tp. Phan Rang tập trung nhiều nhất, chiếm 97,98% tổng số tàu thuyền trong tỉnh và chủ yếu làm các nghề: lưới rê, câu, lưới vây và lưới kéo.

- Ninh Hải: phát triển chủ yếu là nghề lưới rê, chiếm 41,53% tổng số tàu toàn huyện, tiếp đến là lưới vây (chiếm 12,97%) và nghề câu (chiếm 11,92%). Tuy số lượng tàu lưới vây (chủ yếu lưới vây ánh sáng) là 124 chiếc đứng thứ 2 trong huyện, nhưng công suất máy tàu trung bình lớn nhất trong số đội tàu hoạt động khai thác , đạt 108,54 cv. Điều này cho thấy, nghề lưới vây ánh sáng của huyện có khả năng phát triển xa bờ hơn hẳn nghề lưới rê và nghề câu;

-Ninh Phước: số lượng tàu cá tập trung nhiều ở nhóm nghề khác, chiếm 61,97% tổng số lượng tàu hoạt động khai thác trong huyện, tiếp đến là nghề lưới rê (chiếm 23,64%) và nghề câu (chiếm 11,20%). Tuy số lượng tàu lưới vây ánh sáng chỉ chiếm 2, 88% tổng số lượng tàu của huyện, nhưng công suất máy tàu trung bình, đạt 114,43 cv lớn hơn công suất trung bình của nghề lưới rê (15,23 cv) và nghề câu (16,09 cv). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa phương Nghề Ninh Hải Ninh Phước Phan Rang Thuận Bắc Thuận Nam Tổng Lưới vây 124 28 6 - - 158 Lưới rê 397 230 403 19 1 1.050 Lưới kéo 49 3 72 - - 124 Nghề câu 114 109 52 - - 275 Nghề khác 272 603 157 - 34 1.066 Tổng 955 973 689 19 35 2.671

- Phan Rang: số lượng tàu tập trung chủ yếu ở nghề lưới rê, chiếm 58,49% tổng số tàu hoạt động khai thác hải sản của thành phố và lưới kéo (chiếm 10,45%). Đối với nghề lưới vây ánh sáng, số lượng tàu rất ít, chỉ có 6 chiếc (chiếm 0,87%) và công suất máy trung bình nhỏ, đạt 74,67 cv.

-Các huyện Thuận Bắc và Thuận Nam, tuy có hoạt động khai thác hải sản nhưng số lượng tàu của 2 huyện này rất ít, chiếm 2,02% tổng số tàu cá của tỉnh và có công suất máy trung bình rất nhỏ.

Như vậy, nghề lưới vây ánh sáng của tỉnh Ninh Thuận phân bố chủ yếu ở ba tỉnh Ninh Hải, Ninh Phước và Tp.Phan Rang. Số lượng tàu lưới vây ánh sáng tuy ít, nhưng công suất máy trung bình của đội tàu này, đạt 108,30cv lớn hơn công suất trung bình của đội tàu lưới rê 4,12 lần và nghề câu là 6,62 lần.

3.1.2. Năng lực nghề lưới vây ánh sáng ở Ninh Thuận

3.1.2.1. Tàu thuyền, ngư cụ và thiết bị phục vụ khai tháca. Tàu thuyền a. Tàu thuyền

Theo kết quả điều tra, đội tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận chủ yếu đóng bằng vỏ gỗ; chiều dài thân tàu từ 11,20 ÷ 18,35m; chiều rộng tàu từ 2,85 ÷ 4,55m; chiều cao mạn tàu từ 0,96 ÷ 2,50m; tải trọng tàu từ 5,70 ÷ 53,54 tấn. Kích thước và tải trọng trung bình tàu lưới vây ánh sáng của địa phương được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.3: Kích thước và tải trọng trung bình chia theo nhóm công suất

Bảng số liệu trên cho thấy, kích thước và tải trọng trung bình của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương tỷ lệ thuận với công suất máy tàu.

Đối với tàu lưới vây, giá trị của con tàu cũng như thiết bị phục vụ sản xuất, được phản ánh bởi tuổi và mức độ hao mòn của hệ thống tàu. Tuổi trung bình của đội tàu lưới vây ánh sáng là 6,49 năm, lớn hơn đội tàu lưới vây cả nước (5,8 năm) [14] và có xu hướng giảm dần theo sự giảm công suất tàu. Hao mòn hữu hình của đội tàu này khoảng 16,72% và có xu hướng giảm dần theo sự tăng công suất tàu (xem hình 3.1).

Thông số tàu Nhóm CS (cv)

Số mẫu

(chiếc) Lmax (m) Bmax (m) Hmax (m)

Tải trọng (tấn)

< 90 23 13,02 3,43 1,33 12,94

90 ÷ 150 15 13,91 3,70 1,44 15,92

Hình 3.1: Tuổi và hao mòn hữu hình của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương

Hình 3.2: Khả năng đầu tư của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương

Điều này cho thấy, xu hướng đóng tàu lắp máy có công suất lớn đang được phát triển tại địa phương.

Vốn đầu tư trung bình cho mỗi tàu lưới vây là 381,82 triệu đồng/tàu, suất đầu tư trên đơn vị lao động trung bình đạt 26,19 triệu đồng/người (xem hình 3.2) thấp hơn so với đội tàu lưới vây cả nước.

Hình 3.3: Trang bị động lưc của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương

Hình 3.4: Mức tiêu hao nhiên liệu của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương

Trang bị động lực trung bình của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương khoảng 143,75 cv, cao hơn so với đội tàu lưới vây cả nước (133,48 cv) [14] và có xu hướng tăng theo sự tăng công suất tàu (xem hình 3.3). Chi phí nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm trung bình của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương là 9,50%, thấp hơn rất nhiều so với đội tàu lưới vây cả nước và xu hướng tăng giảm không rõ ràng, cao nhất là nhóm tàu 90 ÷ 150cv, đạt 10,58% (xem hình 3.4).

b. Ngư cụ

Sản lượng khai thác của nghề lưới vây ánh sáng không phụ thuộc nhiều vào kích thước vàng lưới, bởi tập tính hướng sáng của cá. Tuy nhiên, kích thước này phải

đảm bảo vây bắt được đàn cá xung quanh nguồn sáng. Theo kết quả điều tra, kích thước vàng lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận có chiều dài dao động từ 320 ÷ 800m; chiều cao dao động từ 50 ÷ 120 m, tùy thuộc vào độ sâu ngư trường hoạt động. Kích thước trung bình vàng lưới, được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.5: Kích thước trung bình vàng lưới vây chia theo nhóm công suất

Kích thước vàng lưới vây ánh sáng của địa phương tỷ lệ thuận với công suất tàu. Kích thước trung bình vàng lưới vây ánh sáng của nhóm tàu từ 150cv trở lên lớn nhất là 720,59m/103,82m; tiếp đến là nhóm tàu từ 90 ÷ 150cv (619,33m/98,00m) và nhóm dưới 90 cv (490,87m/66,57m). Tuy nhiên, ở nhóm tàu từ 90 cv trở lên, kích thước ngư cụ trung bình không có sự chênh lệch nhiều về chiều dài ngư cụ. Điều này có thể lý giải, nghề lưới vây ánh sáng, sản lượng khai thác phụ thuộc vào công suất nguồn sáng tập trung cá, do vậy xu thế hiện nay của đội tàu này là sự chạy đua về công suất nguồn sáng mà kích thước ngư cụ không có sự chênh lệch nhau nhiều.

Hình 3.6: Khối nước tác dụng của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương

Tuy nhiên, khả năng hoạt động khai thác của các nhóm tàu có sự chênh lệch khác nhau, thể hiện ở khối nước tác dụng của đội tàu lưới vây ánh sáng tăng dần theo sự tăng công suất tàu (xem hình 3.6) . Điều này phản ánh đúng thực tế sản xuất của đội tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận, thể hiện nhóm tàu nhỏ hơn 90cv, đối tượng khai thác chủ yếu là cá cơm hoạt động ở tầng mặt, từ 15 ÷ 50m nước; nhóm tàu từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kích thước vàng lưới Nhóm CS (cv) Số tàu

(chiếc)

Số mẫu

(chiếc) Chiều dài (m)

Chiều cao (m)

< 90 68 23 490,87 66,57

90 ÷ 150 45 15 619,33 98,00

90cv trở lên, khai thác cá đối tượng cá nổi khác (cá nục, cá bạc má, cá tráo,....) hoạt động ở vùng nước sâu hơn, để đánh bắt được đối tượng này đòi hỏi chiều cao của lưới lớn hơn. Như vậy, cách bố trí nguồn sáng cho nhóm tàu từ 90cv trở lên đòi hỏi phải đáp ứng được về phương truyền xa và truyền sâu của nguồn sáng.

c. Thiết bị phục vụ khai thác

Thiết bị phục vụ khai thác thể hiện mức độ đổi mới công nghệ trong khai thác hải sản của đội tàu. Qua điều tra nhận thấy, ngoài la bàn, máy tời thu dây và máy tời thu lưới trích lực từ máy chính bằng hình thức cơ khí hay thủy lực, thì các thiết bị như máy định vị, máy thông tin liên lạc,.v.v. cũng được trang bị trên tàu lưới vây ánh sáng địa phương, tuy nhiên sự trang bị này có sự khác nhau giữa các nhóm tàu, thể hiện dưới bảng 3.5:

Bảng 3.5: Thiết bị phục vụ khai thác chia theo nhóm công suất

Đơn vị tính: phần trăm (%)

Qua bảng 3.5 nhận thấy, khả năng trang bị thiết bị phục vụ khai thác của nhóm tàu từ 90 cv trở lên tương đối đầy đủ hơn so với nhóm tàu nhỏ hơn 90cv. Tuy nhiên, mức độ trang bị này giữa các nhóm tàu có sự khác nhau, thể hiện dưới hình 3.3:

Hình 3.7: Mức độ trang bị thiết bị phục vụ khai thác

Tỷ trọng thiết bị hiện đại được sử dụng và hệ số đổi mới thiết bị trên tàu lưới vây ánh sáng địa phương thấp, trung bình đạt 8,06% và 7,97%, có xu hướng giảm dần

Nhóm CS (cv) Thiết bị < 90 90 ÷ 150 ≥ 150 Định vị 100,00 93,33 82,35 Máy dò đứng 82,61 100,00 76,47 Máy dò ngang - 6,67 - TTLL tầm gần 86,96 86,67 88,24 TTLL tầm xa - 20,00 23,53

theo sự tăng của công suất máy. Nhìn chung, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng cộng nghệ hiện đại và đổi mới thiết bị trên các tàu lưới vây ánh sáng của địa phương nói riêng và cả nước nói chung vẫn thấp hơn một số nước trong khu vực và trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc...

3.1.2.2. Khả năng hoạt động khai thác của đội tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận a. Tình hình hoạt động khai thác a. Tình hình hoạt động khai thác

Vùng biển Ninh Thuận – Bình Thuận, bờ biển có độ dốc lớn thuận lợi cho việc ra vào của nghề lộng và nghề khơi, tiết kiệm chi phí khi tàu di chuyển đến ngư trường, thể hiện ở thời gian trung bình chuyến biến rất ngắn từ 1 ÷ 6 ngày (xem bảng 3.6).

Bảng 3.6: Tổng hợp chỉ số hoạt động khai thác theo nhóm công suất

Tàu cá Ninh Thuận hoạt động ở ngư trường có độ sâu khoảng 45 ÷ 90m. Khả năng hoạt động của đội tàu này tỷ lệ thuận với công suất tàu thông qua các chỉ số: số lượng thuyền viên, thời gian trung bình chuyến biển, ngày khai thác trung bình trong năm và thời gian thắp sáng trung bình mẻ lưới. Tuy nhiên, so với đội tàu lưới vây Đông Nam Bộ thì chỉ số hoạt động này tương đối thấp, điều này có thể giải thích là do thời gian bão và áp thấp nhiệt đới vào khu vực miền Trung sớm, hơn thế nữa kích thước đội tàu lưới vây của Ninh Thuận nhỏ hơn so với kích thước tàu ở Đông Nam Bộ. Điều này còn được khẳng định ở mức độ huy động thiết bị vào sản xuất của đội tàu lưới vây trung bình, đạt 49,77% thấp hơn so với đội tàu cả nước (84,88%) [14] và có xu hướng tăng theo sự tăng công suất máy tàu (xem hình 3.6).

Như vậy, có thể nâng cao trình độ huy động thiết bị cũng như khả năng hoạt động của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương hiệu quả hơn nữa.

Nhóm công suất (cv) Chỉ số hoạt động khai thác

< 90 90 ÷ 150 ≥ 150 Số lượng thuyền viên trung bình (người) 13 13 15 Thời gian chuyến biển trung bình (ngày) 1 3 6 Số ngày khai thác trung bình/năm (ngày) 169 189 196

Số mẻ/đêm (mẻ) 1÷3 1÷3 1÷3

Thời gian thắp sáng trung bình/mẻ (giờ) 4,3 4,4 5,0 Thời gian khai thác trung bình 1 mẻ (giờ) 2 2 2

Hình 3.8: Mức độ sử dụng thiết bị của đội tàu lưới vây ánh sáng địa phương

b. Tổ chức sản xuất

Tàu lưới vây ánh sáng của địa phương hoạt động theo mô hình tổ chức sản xuất đơn lẻ. Hầu hết các tàu từ 90cv trở lên sử dụng 1 tàu lưới và 1 ÷ 3 tàu chong, với nhiệm vụ thắp sáng tập trung cá và hỗ trợ tàu lưới trong qua trình thu lưới, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu.

Bảo quản sản phẩm sau khai thác: do đặc điểm ngư trường nên hầu hết các tàu hoạt động ngắn ngày (chuyến biển dài nhất là 10 ngày), hình thức bảo quản sản phẩm khai thác rất đơn giản: cá được phân loại vào giỏ (20 ÷ 25kg/giỏ) và đưa vào bờ ngay sau khi phân loại xong. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ hậu cần nghề cá: hầu hết các tàu tự phục vụ về nhu yếu phẩm, nhiên liệu cho mỗi chuyến biển; sản phẩm khai thác được vẫn chuyển về bờ và bán cho các chủ lậu.

Như vậy, tàu lưới vây ánh sáng của địa phương thắp sáng theo hình thức cụm sáng (gồm nhiều tàu chong) và có sự hỗ trợ của tàu chong với tàu lưới. Đây là hình thức có hiệu quả khai thác khả quan, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu, cho nên cần được áp dụng và nhân rộng trong cả nước. Tuy nhiên, hình thức bảo quản sản phẩm còn quá đơn giản, sẽ gặp phải khó khăn khi hoạt động dài ngày trên biển; dịch vụ hậu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh ninh thuận khai thác một số loài cá nổi nhỏ (Trang 32 - 73)