Lịch sử hình thành và phát triển ngành thép Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại công ty cổ phần công nghệ và thương mại trang khanh (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành thép Việt Nam

Ngành thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 1960.

Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp ta xây dựng, cho ra mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Song do chiến tranh và khó khăn nhiều mặt, 15 năm sau, Khu Liên hợp Gang Thép Thái Nguyên mới có sản phẩm Thép cán. Năm 1975, Nhà máy luyện cán Thép Gia Sàng do Đức (trước đây) giúp đã đi

vào sản xuất. Công suất thiết kế lúc đó của cả khu lien hợp Gang Thép Thái

Nguyên là 100 ngàn tấn/năm

Từ năm 1976-1989, ngành thép gặp nhiều khó khăn do kinh tế đất nước khủng hoảng và nguồn thép từ Liên Xơ và các nước XHCN vẫn cịn dồi dào nên

ngành thép khơng phát triển, chỉ duy trì mức sản lượng 40,000-85,000 tấn/năm.

Năm 1990, Tổng Công ty Thép Việt Nam được thành lập, thống nhất quản lý

ngành thép trong cả nước. Đây là thời kỳ phát triển sôi động, nhiều dự án đầu tư chiều sâu và liên doanh với nước ngoài được thực hiện. Sản lượng thép cán năm 1995 đã tăng gấp 4 lần so với năm 1990, đạt 450 nghìn tấn/năm, bằng mức Liên Xô cung cấp cho ta hàng năm trước 1990.

Thời kỳ 1996-2003, ngành thép vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao, tiếp tục được đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, đã xây dựng và đưa vào hoạt động

nhiều dự án liên doanh. Sản lượng thép cả nước trong năm 2002 đã đạt 2.38 triệu tấn. Đây là thời ký có tốc độ tăng sản lượng mạnh nhất.

Giai đoạn 2003-2005, nhiều doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp liên

doanh với nước ngoài được thành lập, ngành thép Việt Nam thực sự phát triển mạnh mẽ với tổng công suất lên tới 6 triệu tấn/năm.

Một phần của tài liệu Khóa luận một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại công ty cổ phần công nghệ và thương mại trang khanh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)