Đối tượng của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (Trang 25 - 36)

1.2.1.1. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới

Thực trạng ở các địa phương, cho thấy các vấn đề về điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi.. chưa được quan tâm đầu tư; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hố, mơi trường, cơ sở hạ tầng ở nông thôn chưa thực sự đảm bảo cho việc phát triển kinh tế, an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân tại các địa phương. Chính vì vậy, đã tác động đến việc phát triển nơng nghiệp, nơng thơn trong đó lao động sản xuất chưa được áp dụng khoa học công nghệ, năng suất lao động thấp, sản phẩm đầu ra nhỏ lẻ, thiếu thị trường tiêu thụ; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn cịn nhiều hạn chế; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn; đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tay nghề cao chưa được quan tâm đúng mức; các mơ hình kinh tế trang trại, hộ gia đình, HTX thiếu vốn, thiếu kỹ thuật nên phát triển kinh tế lao động sản xuất chưa mang lại hiệu quả....

Một trong những nhân tố quan trọng để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng thành cơng NTM đó là đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Do đó để tăng cường quản lý, triển khai thực hiện tốt những nội dung trên cần có sự chung tay của các cấp, các ngành và mọi tầng nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, thu hút mọi nguồn lực, xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại đáp ứng được yêu cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

17

Từ những lý do trên, Đảng và Nhà nước ta xác định cần phải chỉ đạo thực hiện Chương trình XD NTM để tạo bước chuyển biến căn bản, toàn diện NNNDNT.

1.2.1.2. Quan điểm, mục tiêu của xây dựng nông thôn mới

* Về quan điểm:

- Xác định phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là cơ sở vững chắc để đẩy mạnh CNH, HĐH, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Xây dựng NTM gắn với quá trình CNH, HĐH đất nước bằng việc mở rộng quay hoạch đô thị, xây dựng cơ sở công nghiệp, dịch vụ, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nơng thơn tồn diện.

- Nâng cao mức sống, thu nhập của người dân, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển hiện đại, bền vững.

- Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tạo động lực thực hiện thành cơng xây dựng NTM. Đó là nhiệm vụ chung của Đảng, tồn dân và cả hệ thống chính trị.

* Về mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nơng thơn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng XHCN [Thủ tướng Chính phủ

(2016), Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về

việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nơng thơn mới giai đoạn 2016 – 2020]

- Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM. Đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nơng thôn mới .

1.2.1.3. Đặc trưng, nguyên tắc của xây dựng nông thôn mới

18

- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng được nâng cao;

- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại;

- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; - An ninh tốt, dân chủ cơ sở được coi trọng;

- Các thiết chế chính trị cơ sở ngày càng hoạt động có chất lượng.

* Ngun tắc xây dựng nơng thôn mới

- XD NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thơn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.

- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nơng thơn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.

- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch.

- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng vai trị chỉ đạo, điều hành q trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện; Hình thành cuộc vận động “Tồn dân xây dựng nơng thơn mới" do MTTQ chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trị chủ thể trong việc xây dựng nơng thơn mới.

[Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới]

19

* Nội dung chương trình xây dựng nơng thơn mới

Bao gồm 11 nội dung:

- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới. - Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân..

- Giảm nghèo và an sinh xã hội. - Phát triển giáo dục ở nông thôn.

- Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn.

- Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nơng thơn.

- Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề.

- Nâng cao chất lượng, phát huy vai trị của tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính cơng; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.

- Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn.

- Nầng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thơng về xây dựng nơng thơn mới.

* Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới

Bao gồm 5 nhóm nội dung với 19 tiêu chí - là cụ thể hố các định tính của nơng thơn mới Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.

Nhóm 1: Quy hoạch (01 tiêu chí: tiêu chí quy hoạch)

Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội (gồm 8 tiêu chí: Giao thơng; Thủy lợi; Điện; Trường học; Cơ sở vật chất văn hóa; Cơ sở hạ tầng thương mại nơng thơn; Thơng tin và truyền thơng; Nhà ở dân cư).

Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (gồm 4 tiêu chí: Thu nhập; Hộ nghèo; Lao động có việc làm; Tổ chức sản xuất).

20

Nhóm 4: Văn hố – Xã hội – Mơi trường (gồm 4 tiêu chí: Giáo dục và Đào tạo; 15- Y tế; 16- Văn hóa; 17- Mơi trường và an tồn thực phẩm).

Nhóm 5: Hệ thống chính trị (gồm 2 tiêu chí: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; Quốc phịng và an ninh)

(phụ lục 01)

Một xã đạt đủ 19 tiêu chí là đạt tiêu chuẩn NTM. Căn cứ vào Bộ tiêu chí Quốc gia, các Bộ ngành liên quan đều xây dựng quy chuẩn của ngành, chủ yếu là các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các cơng trình hạ tầng, để áp dụng khi xây dựng Nơng thôn mới. [Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nơng thơn mới giai đoạn 2016 – 2020]

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh

vực giảm nghèo

1.2.2.1. Hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo

Hoạch định là xác định mục tiêu hướng đến, thông qua việc phân tích, đánh giá, thuận lợi, khó khăn và giải pháp thành cơng ở mỗi giai đoạn trong quá trình triển khai thực hiện.

Hoạch định chiến lược là chủ trương chung được xác định với các mục tiêu và nguồn lực cụ thể, hướng đến công tác quản lý nhà nước và triển khai thực hiện trong thực tiễn.

Trong XD NTM, hoạch định chiến lược chính là việc định ra những mục tiêu, nội dung, giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho CTMTQG XDNTM.

Quy hoạch XD NTM là một trong những nội dung cơ bản và là bước đi đầu tiên, quan trọng trong tổng thể nhiệm vụ XD NTM nói chung. Quy hoạch NTM là điều kiện tiên quyết, là cơ sở cho đầu tư xây dựng các cơng trình, chỉnh trang, phát triển NT. Chính vì vậy, để xây dựng NTM thành cơng phụ thuộc rất lớn vào công tác quy hoạch một cách tổng thể các hạng mục phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng,

21

quy hoạch sử dụng đất, bố trí dân cư tại các địa phương khác nhau, bảo đảm phát triển bền vững.

1.2.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo

Quản lý nhà nước về XD NTM là bao gồm các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo luật định, trong đó bao gồm những nội dung quy định chung và những chương trình, mục tiêu cụ thể do Nhà nước quản lý để điều chỉnh các nội dung, hạng mục liên quan đến XD NTM. Công tác xây dựng, ban hành các văn bản quản lý nhà nước và các chính sách XDNTM có vai trị vơ cùng quan trọng để thực hiện quản lý nhà nước một cách hệ thống, định hướng triển khai XD NTM ở các địa phương đồng bộ, đạt hiệu quả và điều chỉnh phù hợp với từng địa phương trong từng giai đoạn cụ thể.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta tập trung xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt XD NTM để chỉ đạo, quản lý, điều hành, hướng dẫn thực hiện cụ thể với những văn bản sau:

- Ban chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của BCH TW khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn;

- Chính phủ (2008), Nghị quyết 24/2008/NĐ-CP ngày 28/10/2008 của Chính

phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW khóa X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới;

- Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 – 2020;

- Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và

22

biên chế của Văn phòng Điều phối giúp Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nơng thơn mới các cấp;

- Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.

Đồng thời, các cơ quan liên quan và các chính quyền địa phương đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện XDNTM ở các địa phương qua từng giai đoạn khác nhau với nhiều chương trình, hạng mục phát triển kinh tế xã hội, nông nghiệp, nông thôn đạt kết quả.

1.2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về XD NTM trong lĩnh vực giảm nghèo

Kiện toàn tổ chức và xây dựng bộ máy quản lý nhà nước, qua đó nhằm hồn thiện quản lý hoạt động XD NTM một cách thống nhất, khoa học, đạt hiệu quả. Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn phối hợp triển khai thực hiện theo luật định về XD NTM. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về XDNTM được xây dựng hệ thống quản lý điều hành từ Trung ương đến các địa phương và mỗi cấp được thành Ban chỉ đạo XD NTM, Văn phòng điều phối, Ban quản lý, Ban Giám sát để điều hành quản lý theo từng chương trình, hạng mục, từng giai đoạn cụ thể.

Hệ thống quản lý nhà nước về XD NTM ở các cấp như sau:

a) BCĐ TW: Theo Quyết định số 1013/QĐ-TTg, BCĐ TW CT MTQG XDNTM giai đoạn 2010 - 2020 gồm 24 thành viên; Ban hành Quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên của BCĐ TW;

- Thành lập Thường trực BCĐ TW, gồm Trưởng ban, phó Trưởng ban và 3 ủy viên là lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Xây dựng;

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Văn phịng điều phối Chương trình giúp Ban Chỉ đạo Trung ương, cơ quan thường trực làBộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn.

23

+ BCĐ cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Phó Ban thường trực là Phó Chủ tịch UBND tỉnh và 01 Phó ban là Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các thành viên BCĐ có thành phần tương tự BCĐ TW. Thường trực BCĐ cấp tỉnh là Trưởng ban, các phó trưởng ban và 3 ủy viên là đại diện lãnh đạo các Sở: Xây dựng, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính;

+ Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn tham mưu thành lập Văn phịng điều phối CT MTQG NTM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh là cơ quan thường trực, giúp BCĐ tỉnh thực hiện Chương trình trên địa bàn.

c) Cấp huyện, thị xã (gọi chung là huyện):

+ BCĐ của huyện do Chủ tịch UBND dân huyện làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND là Phó Trưởng ban. Thành viên gồm lãnh đạo các phịng, ban có liên quan của địa phương;

+ Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn (hoặc Phịng Kinh tế) là cơ quan thường trực điều phối, giúp BCĐ huyện thực hiện Chương trình trên địa bàn.

d) Cấp xã: thành lập Ban Quản lý XD NTM xã do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND xã là Phó Trưởng ban. Thành viên là một số đại diện cơ quan chuyên môn và đại diện một số Ban, ngành, đồn thể chính trị xã.

[Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1013/QĐ-TTg ngày 01/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương CTMTQG XDNTM, giai đoạn 2010 – 2020]

1.2.2.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung

a) Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp

Để xóa đói giảm nghèo, thốt khỏi lạc hậu, tiến đến một xã hội phát triển văn minh, hiện đại, đòi hỏi phải chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH. Nội dung và yêu cầu cơ bản của CDCCKT ở nước ta theo hướng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)