Tuyên truyền, vận động, giáo dục để tất cả các cấp các ngành và người dân tham gia xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (Trang 78 - 79)

người dân tham gia xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo

Cơng tác tun truyền đóng góp vai trị quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM. Xác định công tác tuyên truyền, vận động phải được đặt lên hàng đầu, phải đi trước một bước và phải được triển khai theo lộ trình, xác định từng nội dung, cách thức triển khai cụ thể trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể.

Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện về các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của huyện về xây dựng NTM. Các tiêu chí, đặc biệt là cách thức triển khai xây dựng NTM được coi là nội dung chính trong cơng tác tun truyền

Ban Tun giáo Huyện ủy tiếp tục phối hợp tuyên truyền, vận động nơng dân tích cực thực hiện cơng tác dồn thửa đổi ruộng, hiến đất, đóng góp kinh phí, ngày cơng làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng và các cơng trình văn hố, giáo dục; chấp hành tốt các chủ trương về giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án. Những mơ hình hiệu quả, kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo của các địa phương, cần được chú trọng tuyên truyền như: “nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; “làm từ đồng ruộng về làng, làm từ hộ gia đình ra thơn, xóm, làm từ thơn xóm lên xã; Lấy thơn, xóm làm đơn vị cơ sở và hộ gia đình là hạt nhân để vận động xây dựng nơng thôn mới” được tổ chức tuyên truyền sâu rộng.

70

3.2.8. Xây dựng các chương trình, dự án, đề tài về xây dựng nơng thôn

mới trong lĩnh vực giảm nghèo

Tiếp tục nhân rộng các mơ hình giảm nghèo có hiệu quả, tập trung tại các xã có đồng bào dân tộc khó khăn sinh sống như Phước Gia, Phước Trà với mục tiêu nâng cao trình độ dân trí, trình độ sản xuất cho người dân, xóa bỏ tập tục canh tác, sản xuất lạc hậu. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cộng đồng, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững. Đồng thời, tạo cơ hội cho người nghèo được tiếp cận thuận tiện với các dịch vụ xã hội nhất là các chính sách về tín dụng ưu đãi, chính sách miễn giảm học phí, chính sách cho đồng bảo dân tộc thiểu số… Thực hiện có hiệu quả các chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sinh hoạt, thông tin truyền thông… ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa, nhằm cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản được tốt hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)