Kinh nghiệm một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (Trang 37 - 45)

Tại Hàn Quốc: Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, sau 3 năm triển khai

xây dựng nơng thơn mới, Chính phủ Hàn Quốc nhận thấy nếu khơng có sự nỗ lực của người dân thì phong trào sẽ thất bại. Tổng thống – người đứng đầu quốc gia phát động phong trào, sau đó triển khai rất bài bản, trở thành một phong trào tồn quốc. Cơng cuộc xây dựng NTM của người dân Hàn Quốc được xác định với tiêu chí “đã làm là được”, “tất cả đều có thể làm được” và “nhất định phải làm”. Và Hàn quốc đã thành công với phong trào “làng mới”. Từ năm 1970, Hàn Quốc vẫn còn

29

70% dân số sống ở nơng thơn, trong đó 80% sống trong nhà vách đất, dùng đèn dầu, đường làng nhỏ hẹp, thậm chí xe ngựa khơng qua được, gần như khơng có cơng trình vệ sinh, văn hóa, y tế, đói ăn, thất học… Vậy mà bây giờ Hàn Quốc trở thành nước có nền kinh tế - văn hóa phát triển đứng tốp đầu các quốc gia phát triển ở châu Á và đứng thứ 12 thế giới.

Tại Trung Quốc:

- Giai đoạn từ năm 1978 đến năm 1984, thực hiện nới lỏng chính sách nơng

thơn, làm sống động kinh tế nơng thơn; thực hiện khốn đến hộ gia đình, xóa bỏ

cơng xã nhân dân, bước đầu hình thành thể chế kinh doanh cơ bản ở nông thôn. Năm 1982, trên cơ sở tổng kết cách làm của các địa phương, Trung Quốc đã ban hành “Văn kiện số 1”, khẳng định tính chất XHCN của khốn sản phẩm đến hộ và xác định rõ chế độ khoán sản phẩm đến hộ đã ngày càng trở thành hình thức chủ yếu thực hiện chế độ trách nhiệm trong sản xuất nông nghiệp.

- Giai đoạn từ năm 1985 đến 1991,thực hiện cải cách thể chế lưu thông, xây dựng cơ chế thị trường. Trong hai năm 1985, 1986, Trung Quốc đã ban hành “Văn kiện số 1” nhằm thực hiện cải cách chế độ thu mua thống nhất, thống nhất tiêu thụ nông sản phẩm, xác định rõ thực hiện hai chế độ thu mua là theo hợp đồng và mua

theo giá trên thị trường. Việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề ở nông thôn được đặc

biệt chú trọng. Trung Quốc thực hiện khuyến khích phát triển nhiều loại hình kinh doanh, tối ưu hóa cơ cấu ngành trồng trọt, thúc đẩy nơng, lâm, ngư nghiệp phát triển tồn diện, kinh tế nơng thơn phát triển từ thuần nông truyền thống sang đa ngành.

- Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2001, thúc đẩy phát triển tổng thể thành thị, nông thôn, từng bước loại bỏ cơ cấu kinh tế nhị nguyên. Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1992 xác định mục tiêu của cải cách thể chế kinh tế là xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN. Các nguồn lực sản xuất ở Trung Quốc đã dần dần được thực hiện phân bổ theo nhu cầu thị trường.

- Từ năm 2002 đến nay là giai đoạn tính tốn tổng thể phát triển thành thị và nông thôn, xây dựng NTM XHCN. Một số kinh nghiệm rút ra từ q trình thực hiện cải cách nơng thơn và xây dựng NTM XHCN ở Trung Quốc:

30

Thứ nhất, ln kiên trì với mục tiêu cơ bản đảm bảo lợi ích kinh tế của nông

dân, lấy việc giải quyết những vấn đề mà nông dân quan tâm, trực tiếp, gắn trực tiếp với đời sống của người dân.

Thứ hai, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của quần chúng nơng dân. Kiện tồn cơ chế tự quản lý của nông dân, chế độ bàn bạc công khai, dân chủ để quần chúng nơng dân thực sự có quyền được biết, quyền tham dự, quyền quản lý, quyền giám sát trong quá trình xây dựng NTM XHCN.

Thứ ba, xử lý tốt mối quan hệ giữa cải cách, phát triển, ổn định, kiên trì thực

hiện thúc đẩy cải cách có tính tốn tổng thể thành thị và nông thôn một cách khoa học căn cứ vào điều kiện thực tế.

Thứ tư, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho người dân thơng qua các chương

trình phổ cập giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn, xây dựng và kiện tồn cơ chế đảm bảo kinh phí giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn, mở rộng trên quy mô lớn việc bồi dưỡng kỹ năng cho lao động nơng thơn.

Tại Nhật Bản: Với 3 tiêu chí cần cù, tự lực vượt khó và hợp tác. Nhật Bản

với phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được phát động từ năm 1979, trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, phong trào đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ.

Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm dựa trên 3 ngun tắc chính là: Địa phương

hóa rồi hướng tới tồn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực”.

[Cổng thơng tin điện tử chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của thế giới, cập nhật ngày

20/02/2018].

1.4.2. Kinh nghiệm một số địa phương ở Việt Nam

Tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang: chính quyền đã phát động “Ngày thứ 7

chung tay xây dựng nông thôn mới”. Từ khi phát động các cơ quan trong huyện đều đã xây dựng kế hoạch phân công luân phiên xuống xã phụ trách để cùng người dân chung tay xây dựng nông thôn mới. Các xã, thị trấn đã chủ động trong việc xây

31

dựng kế hoạch, đăng ký nội dung công việc cụ thể theo từng tuần; thực hiện nội dung liên quan đến các cơng trình cơng cộng như làm đường, phát cỏ, vệ sinh…

Do đặc thù của tỉnh Hà Giang cũng như nguồn lực hạn chế nên những năm qua, tỉnh tập trung cho hai lĩnh vực là làm đường bê tông nông thôn và đẩy mạnh sản xuất, tạo thu nhập cho người dân. Triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tỉnh Hà Giang đã phân bổ 3 tỷ đồng cho các đơn vị thực hiện các hoạt động có liên quan đến chương trình này như xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang, trong năm 2019 và những năm tiếp theo, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng đối với 38 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; nâng tổng số xã đạt chuẩn nơng thơn mới đến năm 2020 là 43 xã. Bình quân cả tỉnh đạt 11,5 tiêu chí/xã; các huyện vùng thấp đạt 13 tiêu chí/xã. [An Hiếu (2019),

Giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới, Trang điện tử Báo đại đoàn kết, cập

nhật ngày 27/3/2019].

Tại Lùng Cải, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai: phát huy phong trào dân vận

khéo trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững

Qua đó, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện vươn lên thốt nghèo bền vững, tạo động lực thúc đẩy phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, tạo chuyển biến tích cực tại địa phương, đưa Lùng Cải trở thành điểm sáng ở vùng cao Bắc Hà.

Tồn xã có 471 hộ, 2.534 nhân khẩu, số hộ nghèo 291 hộ, chiếm 61,35%. Dân tộc H’Mông chiếm 99%, dân tộc Phù lá 1%. Xã Lùng Cải có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi và núi đá cao, đời sống của nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 2009 - 2019, tồn xã Lùng Cải đã có 236 lượt cá nhân điển hình dân vận khéo được các cấp ghi nhận, biểu dương, có 14 tập thể điển hình dân vận khéo, trong đó 8 tập thể tiêu biểu lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị; 2 tập thể lĩnh vực văn hóa - xã hội và 4 tập thể lĩnh vực an ninh - quốc phòng.

32

Để phát huy hiệu quả các mơ hình này, xã đã cử cán bộ xuống thôn, bản hướng dẫn các cơ sở lựa chọn, xây dựng mơ hình dân vận khéo phù hợp với điều kiện từng thơn, từ đó hướng tới nhân rộng mơ hình. Chỉ đạo khối dân vận như Đồn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ chú trọng đổi mới, sáng tạo các hình thức tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, từ đó tích cực tham gia các phong trào do huyện, xã phát động ở địa phương.

Đoàn xã Lùng Cải đã chú trọng gắn thực hiện mơ hình dân vận khéo với phong trào đoàn thanh niên, trọng tâm là phong trào tuổi trẻ lập nghiệp và phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới. Trong phát triển kinh tế, xuất hiện nhiều mơ hình tiêu biểu của gia đình thanh niên xã trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, trồng cây dược liệu, cây ăn quả ôn đới, chăn nuôi trâu vỗ béo…".

Hội nông dân đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên của địa phương và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các mơ hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao gắn với thực hiện mơ hình dân vận khéo. Vận động hội viên nơng dân tích cực tham gia đóng góp cơng sức, tiền của, hiến đất để chung sức xây dựng nông thôn mới tại địa phương

Hội phụ nữ xã chủ động tín chấp cho hội viên vay vốn ưu đãi. Đặc biệt nâng cao hiệu quả hoạt động 5 mơ hình câu lạc bộ nhà sạch, vườn đẹp tại 5 chi hội của 5 thơn gồm thơn Sẻ Chải, Sán Trá Thền Ván, Hồng Nhì Phố, Sảng Lùng Chín và thơn Sín Chải Lùng Chín, với tổng số 153 hộ gia đình hội viên phụ nữ tham gia, góp sức giúp xã Lùng Cải phấn đấu từng bước hồn thành tiêu chí khó về vệ sinh mơi trường nông thôn.

Cùng với việc “xã hội hóa” cơng tác giảm nghèo, Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể của huyện và khối Dân vận các xã, thị trấn đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức phát động và triển khai sâu rộng trong hệ thống chính trị, trọng tâm là chỉ đạo việc thực hiện xây dựng các mơ hình, điển hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực

33

phát triển kinh tế, huy động sự tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân. Đồng thời với việc triển khai nhiều mơ hình cây trồng, con ni mới có giá trị kinh tế cao; chuyển giao khoa học kỹ thuật; đào tạo nghề, tư vấn xuất khẩu lao động..

Hiện Lùng Cải đã và đang là một trong những xã tiêu biểu của huyện về công tác huy động nguồn lực xã hội hóa. [Tráng Cường, Thu Phương (2019), Lùng Cải phát huy phong trào dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, Cổng thông tin điện tử huyện Bắc Hà, cập nhật ngày 15/10/2019].

Tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân cùng xây dựng nông thôn mới, kết hợp thực hiện các Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (chương trình 135), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo của nhà nước (Nghị quyết 30a) để hỗ trợ phát triển kinh tế cho bà con dân tộc thiểu số; thực hiện hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động và thu hút đầu tư.

Huyện được tỉnh hỗ trợ 38,2 tỷ để xây dựng 7 cơng trình gồm đường thơn Poọng đi thôn Khụ (xã Giao Thiện), đường giao thông từ thôn Nê đi thôn Cắm (xã Đồng Lương), Trung tâm văn hoá thể thao xã Quang Hiến..., phân bổ hơn 1,1 tỷ đồng kinh phí cho các xã để duy tu, bảo dưỡng các cơng trình nhà văn hố, đường giao thơng bị hỏng; huy động cán bộ, cơng chức đóng góp xây dựng nơng thơn mới được 238 triệu đồng. Nguồn kinh phí này được hỗ trợ cho các xã mua xi măng làm đường giao thông và chuyển trả nợ xây dựng nông thôn mới những năm trước với tổng kinh phí hơn 215 triệu đồng. Để giúp người dân có nguồn vốn phát triển kinh tế, huyện đã thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình nơng thơn mới, 135, 30a. Lựa chọn các giống cây trồng, vật ni có hiệu quả kinh tế cao để đưa vào sản xuất, thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, đất lúa một vụ sang trồng ngơ và cây trồng có hiệu quả kinh tế cao..., mở rộng diện tích sản xuất rau, hoa quả an toàn trong nhà lưới theo hướng sản xuất cơng nghệ cao với diện tích 5.600 m2.; thực hiện các mơ hình chăn ni dê, chăn ni thỏ ngọc với kinh phí tại các xã Giao An, Tân Phúc, Lâm Phú, Yên Khương.

34

Trong thời gian tới, huyện sẽ chỉ đạo các xã thực hiện tốt đề án giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới; gắn nông nghiệp với phát công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch. [Minh Hà (2019), Huyện Lang

Chánh chú trọng xây dựng thôn, bản nông thôn mới, Cổng thông tin điện tử Thanh

Hóa, cập nhật ngày 21/7/2019].

Tại Thơn Bến Đền Tây, xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn

Đến cuối năm 2016, 13/13 xã của Điện Bàn được Chủ tịch UBND tỉnh cơng nhận đạt chuẩn xã NTM. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định cơng nhận Điện Bàn là thị xã NTM vào năm 2015. “Khu dân cư NTM kiểu mẫu” tại thôn Bến Đền Tây với những con đường đều được bê tơng hóa vững chãi, “uốn lượn” theo ô bàn cờ đúng theo quy hoạch mấy mươi năm trước. Bóng cây xanh ngả dài, hoa đua nở tạo nên khơng gian sống n bình, có điểm nhấn. Xen kẽ là hàng chục trụ treo pa-nô di động. Điện chiếu sáng công cộng được lắp đặt chỉnh chu dọc - ngang bám theo tuyến giao thông, đảm bảo đủ ánh sáng cho người và phương tiện đi lại vào ban đêm.Đường sá đều có tên, mỗi căn nhà đã gắn số riêng để thuận tiện cho việc giao dịch….

Trước khi được chọn làm điểm “Khu dân cư NTM kiểu mẫu”, thôn đã lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng qua các trục đường, trồng cây bằng lăng, hoàng hậu, cỏ gừng trên tuyến giao thông quan trọng, mở mặt đường bê tông xi măng rộng 3m lên thành 5m… Qua tuyên truyền, các hộ gia đình đã sửa sang lại cảnh quan, bố trí tường rào cổng ngõ gọn gàng, sạch đẹp hơn. Đảng viên trong thôn là người đi tiên phong hiến đất mở đường, cải tạo vườn tạp, trồng hoa, cây kiểng làm gương cho quần chúng làm theo... Xây dựng mơ hình “Khu dân cư NTM kiểu mẫu”, thơn vận động được khoảng 20 hộ đưa chuồng bị ra đồng chăn ni, tránh gây ơ nhiễm trong khu dân cư. Cùng với đó, địa phương tiếp tục xây dựng 2 cống thốt nước, để mùa mưa khơng cịn tình trạng đọng nước trên các tuyến đường… Bến Đền Tây đã vận động được hơn 1,5 tỷ đồng vào chỉnh trang, xây dựng quê hương ngày càng đổi

mới. [Thùy Dung (2018), Thôn Bến Đền Tây, xã Đại Quang đạt chuẩn “Khu dân cư

35

Tiểu kếtchương 1

Từ những vấn đề lý luận và một số khái niệm, đặc điểm, vai trị, nội dung trong cơng tác Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, những kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới và một số địa phương tại Việt Nam đã đặt ra những yêu cầu quan trọng trong công tác Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo tại địa phương. Để triển khai thực hiện có hiệu quả cơng tác Quản lý Nhà nước cần có sự quyết tâm của các cấp chính quyền địa phương và mọi tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ thì chắc chắn rằng sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo sẽ thành công, đáp ứng được nguyện vọng của người dân, phù hợp với q trình cơng nghiệp nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta cùng tìm hiểu, nghiên cứu thực trang Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo tại

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)