Hạn chế, tồn tại (Biểu đồ 2.4.2)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (Trang 62 - 67)

- Một số cấp ủy, chính quyền chưa xác định rõ tiềm năng, lợi thế, cũng như

khó khăn, thách thức tại địa phương nên việc xây dựng các kế hoạch cịn chưa sát với tình hình thực tế, tính khả thi chưa cao. Hoạt động của BCĐ, Ban quản lý cấp xã, Ban phát triển cấp thôn một số nơi còn hạn chế, chưa năng động sáng tạo. - Việc ban hành một số văn bản hướng dẫn triển khai Chương trình cịn thiếu và chậm, một số văn bản đơn đốc còn chưa kịp thời.

- Việc chỉ đạo triển khai thực hiện các kế hoạch, nội dung Chương trình cịn hạn chế, kết quả thực hiện đạt cịn thấp so với kế hoạch đề ra; một số địa phương chỉ chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng, chưa thực sự quan tâm đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho nông dân.

- Một số địa phương chưa làm tốt công tác tuyên truyền, nên việc huy động nguồn lực xã hội cịn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt từ đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp; nguồn lực của Nhà nước hạn chế, các chính sách hỗ trợ cịn manh mún.

54

- Công tác phối hợp hoạt động giữa các cơ quan ban ngành đạt kết quả chưa cao. Công tác tham mưu, hỗ trợ cơ sở tháo gỡ khó khăn trong q trình thực hiện của một số ngành chun mơn cấp huyện có điểm cịn hạn chế. Công tác tham mưu của cán bộ chuyên môm chưa kịp thời, chưa đạt yêu cầu, có nơi ban hành chương trình, kế hoạch, giải pháp giảm nghèo chưa cụ thể.

- Việc tổ chức theo dõi, giám sát đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo đã được quan tâm nhưng chưa thật sự thường xuyên, đặc biệt là nắm bắt tình hình triển khai hàng tháng và hàng quý cở cơ sở; một số địa phương còn nặng ý chủ quan, nặng thành tích trong phản ánh kết quả thực hiện Chương trình. Cơng tác rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo một số xã vẫn chưa phản ánh sát thực tế, chưa đạt chỉ tiêu đề ra

- Công tác thẩm định, đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về

nơng thơn mới của Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG XD NTM huyện Hiệp Đức

đối với các xã cịn nhiều thiếu sót, một số tiêu chí cịn chưa đạt so với yêu cầu. Việc quản lý sử dụng vốn thực hiện Chương trình NTM trong lĩnh vực giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 có nhiều hạn chế, các xã đã bố trí vốn cho các cơng trình theo quy định tại Nghị quyết số 61/2012/NQ-HĐND ngày 14/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Nghị quyết số 18/2018/NQ-HĐND ngày 19/7/2018 của HĐND tỉnh quy định mức chi hỗ trợ cho những người làm công tác giảm nghèo cấp xã và Quyết định 245/QĐ-UBND ngày 18/01/2017 của UBND tỉnh quy định nội dung hỗ trợ xây dựng xây dựng “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu” giai đoạn 2016 – 2020

- Công tác chỉ đạo quản lý đầu tư, chỉ đạo quyết toán dự án hồn thành cịn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên cử cán bộ chuyên môn cấp huyện hướng dẫn giúp đỡ BQL xây dựng NTM trong lĩnh vực giảm nghèo xã trong thực hiện Quản lý đầu tư, trong q trình đầu tư cịn chưa lấy ý kiến tham gia của cộng đồng về báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế, bản vẽ thi cơng nên khi triển khai cịn nhiều bất cập phải điều chỉnh.

55

- Năng lực cán bộ cấp xã về triển khai thực hiện chương trình, thủ tục đầu tư, thanh quyết tốn cơng trình vẫn cịn nhiều thiếu sót, nhiều bất cập. Các thành viên BQL xây dựng NTM trong lĩnh vực giảm nghèo các xã chưa nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn cấp trên nên q trình quản lý sử dụng vốn hằng năm cịn nhiều tồn tại.

- Tại một số cơng trình, trong q trình thi cơng, các đơn vị thi cơng đã quyết toán khối lượng xây lắp vượt so với thực tế thi công. Một số nội dung công việc phát sinh trong q trình thi cơng khơng được các bên lập các thủ tục bổ sung hồ sơ theo quy định pháp luật dẫn đến khi nghiệm thu, quyết toán thiếu hồ sơ pháp lý.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế tồn tại

- Nhiều nội dung, quy định của Chương trình xây dựng nơng thơn mới trong lĩnh vực giảm nghèo chưa sát với thực tế, nên khi triển khai Chương trình cịn bộc lộ nhiều bất cập.

- Bộ máy hành chính của huyện hiện nay cịn cồng kềnh, trình độ của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, chưa thực sự năng động, sáng tạo.

- Sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo huyện còn chưa cao.

Một là, trình độ phát triển KT - XH của địa phương thấp. Do xuất phát điểm

nền kinh tế của huyện cịn thấp; có 3 xã vùng cao, thời gian gần đây lại chịu sự tác động của bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế thế giới. Khu vực sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất cơng nghiệp phục hồi chậm; một số mơ hình phát triển kinh tế nơng – lâm – ngư nghiệp cịn nhỏ lẻ, năng lực hạn chế, thiếu vốn, kỹ thuật..., ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách của huyện.

Hai là, do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh xảy ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, nên kết quả sản xuất nông nghiệp giảm, năng suất ngành nông nghiệp giảm. Diễn biến bất lợi này ảnh hưởng đến phát triển KT - XH, giảm nghèo trong đó có chương trình MTQG về xây dựng NTM trong lĩnh vực giảm nghèo.

Ba là, xây dựng NTM trong lĩnh vực giảm nghèo đòi hỏi nguồn lực lớn, trong khi tiềm lực kinh tế có hạn nên nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho các chương

56

trình, dự án chưa kịp thời, nguồn vốn đầu tư chưa đa dạng (vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng nông thôn chủ yếu là nguồn vốn ngân sách Nhà nước), người dân vẫn cịn tư tưởng trơng chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động, tích cực tham gia xây dựng chương trình, do đó ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng NTM trong lĩnh vực giảm nghèo tại địa phương.

Bốn là, một số địa phương chưa triển khai đồng bộ, kịp thời các chủ trương, chính sách, pháp luật về XDNTM trong lĩnh vực giảm nghèo cho cán bộ, công chức và mọi tầng lớp nhân dân. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chưa sâu rộng chưa phát huy được vai trò quyền làm chủ của nhân dân và quyền giám sát của người dân nông thôn trong xây dựng NTM trong lĩnh vực giảm nghèo.

Năm là, trình độ, năng lực, kỹ năng thực hiện công vụ của một số cán bộ, cơng chức cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong việc triển khai XDNTM trong lĩnh vực giảm nghèo; chưa năng động, sáng tạo, linh hoạt để áp dụng khoa học, cộng nghệ trong việc tham mưu quản lý, điều hành và triển khai thực hiện XDNTM trên địa bàn huyện.

Sáu là, sự phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ, đồng bộ trong công tác chỉ đạo, nắm tình hình, phản ánh, đề xuất giải pháp để thực hiện chương trình dẫn đến quá trình triển khai thực hiện cịn nhiều bất cập, lúng túng, thực hiện nông thôn mới với giảm nghèo chưa thực sự đồng bộ, các tiêu chí về xây dựng nơng thơn mới và chương trình giảm nghèo bền vững cịn rời rạc, chưa gắn kết vào mục tiêu chung là xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân tại địa phương.

Bảy là, một số địa phương chưa tiếp cận đầy đủ các chương trình, dự án, hạng mục của từng giai đoạn XDNTM trong lĩnh vực giảm nghèo, đầu tư dàn trải, chưa tập trung mọi nguồn lực, gây lãng phí, hiệu quả phát triển kinh tế, xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số chỉ tiêu chỉ trong XDNTM chỉ đáp ứng ở mức độ hoàn thành tương đối.

Tám là, một bộ phận người dân nơng thơn cịn mang nặng tư tưởng trơng chờ

ỷ lại nhà nước đầu tư, chưa nhận thức đúng về quan điểm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, vai trò chủ thể và là người hưởng lợi trực tiếp từ Chương trình.

57

Tiểu kếtchương 2

Xuất phát điểm từ đặc thù huyện trung du, tình hình kinh tế xã hội cịn gặp nhiều khó khăn, địa bàn dân cư rộng khắp, có 3 xã vùng cao, thực trạng về năng lực của cán bộ, công chức tại địa phương cịn nhiều hạn chế, cơng tác tham mưu văn bản chỉ đạo điều hành về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo chưa được kịp thời, chưa có những kiến nghị đề xuất cấp trên những giải pháp hay. Từ thực trạng Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo thực tiễn huyện Hiệp Đức và qua đánh giá chung cho thấy công tác cập nhật các quy định mới của pháp luật chưa được kịp thời, năng lực Quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế, triển khai thực hiện nhiệm vụ chưa sát với thực tế, việc giám sát, thi cơng, nghiệm thu các hạng mục cịn một số hạn chế nhất định, tình trạng nợ đọng vốn ở một số xã trên địa bàn huyện vẫn cịn xảy ra, trong đó có một số xã bị rớt tiêu chí qua các năm dẫn đến khơng đạt chuẩn nông thôn mới.

Hy vọng rằng với sự quyết tâm của các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Hiệp Đức sẽ có những định hướng và giải pháp phù hợp để triển khai công tác xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo đạt kết quả. Chúng ta cùng nghiên cứu, định hướng nhiệm vụ này trong Chương 3.

58

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)