Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng NTM trong lĩnh vực giảm nghèo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (Trang 55 - 60)

Hiệp Đức (2019), Xây dựng kế hoạch đào tạo, dự nguồn, kiện toàn Ban chỉ đạo và

Ban quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong những năm đến,

Hiệp Đức, [30].

2.3.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng NTM trong lĩnh vực giảm nghèo vực giảm nghèo

Các cấp các ngành thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các chủ trương, chính sách và pháp luật về XDNTM trong lĩnh vực giảm nghèo cho các cán bộ, công chức, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện.

Công tác chỉ đạo, điều hành trong thực hiện Chương trình XDNTM trong lĩnh vực giảm nghèo được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đồn thể tích cực quan tâm; đã kịp thời kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo; phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của Ban chỉ đạo các cấp, nhất là trong điều tra, rà soát hộ nghèo hằng năm, chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình dự án, chính sách giảm nghèo, các thành viên Ban chỉ đạo được phân công đứng điểm đã theo dõi chỉ đạo tồn diện về cơng tác giảm nghèo trên từng địa bàn được phân cơng. Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể luôn phối hợp thực hiện phân công theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo, rà soát lập danh sách các hộ nghèo có khả năng thốt nghèo, phân tích ngun nhân nghèo để có giải pháp giúp đỡ phù hợp.

a. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.

Các cấp chính quyền địa phương huyện Hiệp Đức đã tập trung mọi nguồn

lực để phát triển các ngành kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ theo quy hoạch, phù hợp với cơ cấu lao động, từng bước nâng cao đời sống nhân dân ở các địa phương.

UBND huyện đã quan tâm đến việc xây dựng và thực hiện đề án phát triển sản xuất. Các Đề án được thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình và vốn đối ứng của Nhân dân. Từ năm 2011 - 2015, căn cứ các văn bản liên quan đến

47

khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; UBND huyện đã thẩm định và phê duyệt 29 phương án phát triển sản xuất với các nội dung về hỗ trợ công cụ sản xuất, cây trồng con vật ni với tổng số tiền 2.460 triệu đồng. Qua đó, đã xuất hiện nhiều mơ hình đem lại hiệu quả kinh tế cao: mơ hình lúa lai Xun Hương 178 tại các thôn Phú Cốc Đông, Phú Cốc Tây, An Xá, Mỹ Thạnh với diện tích 6,2 ha. năng suất bình qn 71 tạ/ha; cá biệt, có nơi năng suất lên đến 77,6 tạ/ha. Mơ hình cánh đồng mẫu xã Bình Lâm 30 ha năng suất lúa đạt trên 60 tạ/ha; mơ hình ni bị cái lai, ni heo nái sinh sản đem lại hiệu quả kinh tế cao như ở Quế Bình, Bình Lâm.

UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ động lồng ghép thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân sản xuất, chăn nuôi phát triển từ nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135, Quyết định 33/2011/QĐ-UBND ngày 17/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định cơ chế hỗ trợ đẩy mạnh về cơ giới hóa trong một số khâu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015, Quyết định 35/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam Quy định thực hiện Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn ni theo hướng hàng hóa, an tồn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012 - 2015. Đã phối hợp với trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm liên minh HTX tỉnh Quảng Nam mở 11 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho hơn 210 học viên theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đến năm 2020”. Đến nay có 05 xã đạt chuẩn về tỷ lệ hộ nghèo; 4 xã đạt chuẩn về thu nhập.

Qua kiểm tra các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất tại các xã, tuy đạt các tiêu chí về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất nhưng nhìn chung đời sống vật chất của người dân còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu từ sản xuất và trồng rừng nguyên liệu, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Các Phương án Hỗ trợ sản xuất tại các xã, hằng năm, UBND các xã đều xây dựng phương án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề nông thôn, hỗ trợ phương tiện sản xuất hiện đại, các máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất nơng nghiệp cho Nhân dân trên địa bàn xã nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.

48

b) Tập trungđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn với mục tiêu XD NTM có kết cấu KT-XH hiện đại. Trong điều kiện cịn nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về nguồn ngân sách, phương châm của huyện là: huy động mọi nguồn lực theo phương châm xã hội hóa, đặc biệt là vốn từ các DN và cộng đồng dân cư, tranh thủ các nguồn vốn từ NSNN và vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH trọng điểm, tạo tiền đề trong XD NTM.

Từ nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới của Trung ương, tỉnh, huyện và các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác, các tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất, thiết yếu và dân sinh được tập trung đầu tư xây dựng ngày một khang trang, như giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kênh mương, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, khu thể thao xã, thôn… Qua 5 năm thực hiện, đến nay, huyện Hiệp Đức đã bê tơng hóa được 98,823 km đường trục thơn, xóm, cứng hóa 1,5 km đường trục chính nội đồng, kiên cố hóa 8,97 km kênh mương, xây mới 23 nhà văn hóa thơn; 3 nhà văn hóa xã và 3 khu thể thao xã; xây mới, nâng cấp 8 phòng học và 2 trạm y tế xã, nâng cấp chợ Việt An theo chuẩn nông thôn mới; sửa chữa, xây mới, nâng cấp 252 cầu, cống các loại. Hệ thống điện phủ kín các địa bàn dân cư đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện: Cột, xà, đường dây trung, hạ thế, máy biến áp bảo đảm cung cấp điện an toàn, thường xuyên, đảm bảo nhu cầu điện cho sinh hoạt và sản xuất tại địa phương.

c) Thực hiện giải quyết tốtcác vấn đề xã hội, an ninh và trật tự khu vực nông thôn

UBND huyện làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác cách mạng, công tác bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, gắn với tập trung đẩy mạnh việc thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự. Có 100% quân số dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên đảm bảo hoạt động tốt; các thơn, xóm bảo đảm trật tự an ninh, phịng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu, tạo sự chuyển biến rõ nét về trật tự an tồn xã hội trên địa bàn nơng thơn. Đến nay có 11

49

xã đạt chuẩn tiêu chí về an ninh trật tự. Tuy nhiên, kiểm tra tại 3 xã được chọn vẫn cịn một số sai sót sau: Tại thời điểm đề nghị công nhận đạt 19 tiêu chí về nơng thơn mới, Cơng an huyện chưa tổng kết năm nên vẫn chưa cung cấp được Quyết định tặng danh hiệu đơn vị quyết thắng năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho Ban Công an xã Quế Bình, xã Quế Thọ và xã Bình Lâm. Đến thời điểm ngày 29/01/2016, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 427/QĐ-UBND v/v tặng danh hiệu Quyết thắng cho 19 tập thể tiêu biểu năm 2015 trong đó có xã Bình Lâm, xã Quế Thọ. Riêng xã Quế Bình khơng có trong danh sách này.

d) Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo

Xây dựng nông thơn mới là chương trình tổng hợp, là cuộc vận động toàn dân, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội. Xây dựng NTM được thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy tối đa và hiệu quả nội lực của toàn dân, thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh, quốc phịng của địa phương, có kế hoạch bước đi cụ thể, có cơ chế bảo đảm cho phát triển theo quy hoạch trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật. Mục tiêu tổng quát của Chương trình xây dựng nơng thơn mới là: Xây dựng nơng thơn có kết cấu hạ tầng kinh tế xây dựng từng bước hiện đại, có cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, phát triển theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

Là một huyện trung du với những thách thức lớn đối với địa phương. Những năm qua việc triển khai xây dựng NTM trên địa bàn xã gặp khơng ít khó khăn, ngun nhân chính là do nhận thức của nhiều người dân và một số cán bộ đảng viên về xây dựng NTM chưa được đầy đủ, công tác chỉ đạo cịn lúng túng, cơng tác tuyên truyền, vận động của một số ban ngành đoàn thể chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, kịp thời, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, nguồn lực thực hiện chương trình còn hạn chế, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp cịn

50

q ít, chưa có nhiều mơ hình phát triển sản xuất để học tập, đội ngũ cán bộ cịn hạn chế về chun mơn, kiến thức cũng như kinh nghiệm về xây dựng NTM.

Song, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, qua 3 năm triển khai thực hiện, được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các đồng chí lãnh đạo và các phòng ban ngành cấp huyện, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn huyện đã có bước phát triển đúng hướng, áp dụng nhanh các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Ngành nghề dịch vụ phát triển đa dạng và phong phú, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tốc độ tăng tưởng kinh tế 16%, thu nhập bình quân đầu người 28.800.000 đồng/người/năm. Nhà ở dân cư đảm bảo trên 80%, khơng có nhà tạm bợ, dột nát, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,26%.

Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tín dụng chính sách, đặc biệt tín dụng đối với hộ nghèo: đã xét duyệt cho vay 5.157 hộ, với số tiền 184.706 triệu đồng (Năm 2016: 1.518 hộ số tiền 46.792 triệu đồng; năm 2017: 1.759 hộ, số tiền 59.057 triệu đồng và năm 2018: 1.880 hộ số tiền 78.857 triệu đồng). Nâng tổng dư nợ 17 chương trình tín dụng chính sách đến 31/12/2018 lên 251.724 triệu đồng/5.740 hộ vay; nguồn vốn vay tăng 45.342 triệu đồng so với đầu năm 2016; trong đó: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là 113.351 triệu đồng; cho vay giải quyết việc làm là 6.785 triệu đồng; cho vay hộ sản xuất vùng khó khăn là 43.267 triệu đồng; cho vay xuất khẩu lao động là 166 triệu động; cho vay theo Quyết định 755 hỗ trợ phát triển sản xuất, mua cơng cụ máy móc là 3.525 triệu động, đặc biệt ưu tiên đối với cho vay chính sách khuyến khích thốt nghèo bền vững theo Nghị quyết 13 của Hội đồng nhân dân tỉnh, đến 31/12/2018 tổng dư nợ cho vay theo Nghị quyết 13 là 23.952 triệu đồng, với 493 hộ vay [UBND huyện Hiệp Đức (2019),

Niên giám thống kê năm 2019, Hiệp Đức, [29]. 2.3.5. Giảm nghèo và an sinh xã hội

Công tác chỉ đạo, điều hành trong thực hiện XDNTM, Chương trình giảm nghèo được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đồn thể tích cực quan tâm; đã kịp thời kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo; phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của Ban chỉ đạo các cấp, nhất là trong điều tra, rà soát hộ nghèo hằng năm, chỉ đạo

51

triển khai thực hiện các chương trình dự án, chính sách giảm nghèo, các thành viên Ban chỉ đạo được phân cơng đứng điểm đã theo dõi chỉ đạo tồn diện về công tác giảm nghèo trên từng địa bàn được phân cơng. Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể ln phối hợp thực hiện phân cơng theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo, rà soát lập danh sách các hộ nghèo có khả năng thốt nghèo, phân tích ngun nhân nghèo để có giải pháp giúp đỡ phù hợp.

Tranh thủ nguồn kinh phí của TW củng cố, mở rộng hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội và thiết chế an sinh xã hội, thực hiện các chương trình, dự án trực tiếp hỗ trợ cho người nghèo, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người... Đối tượng chính sách xã hội ngày càng được tiếp cận và thụ hưởng nhiều hơn với các dịch vụ chăm lo về y tế, giáo dục, nhà ở, điện nước sinh hoạt, vốn tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế, phí và các khoản đóng góp xã hội khác... Diện đối tượng yếu thế được hỗ trợ ngày càng mở rộng, mức trợ cấp được điều chỉnh tăng.

Các cấp chính quyền địa phương đã triển khai tổ chức và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, dự án chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; các chính sách hỗ trợ về tín dụng, giáo dục, y tế... cho người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)