Xây dựng nông thôn mới phải vừa hiện đại nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (Trang 69 - 76)

sắc dân tộc

Trong 19 tiêu chí để xây dựng mơ hình nơng thơn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16/4/2009, thì tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch là tiêu chí được xếp lên đầu tiên. Qua đó đủ biết việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới là một vấn đề hết sức quan trọng nhưng cũng rất nghiêm túc, nếu khơng có được cái nhìn tổng qt, thấu đáo dễ dẫn đến sơ lược, chiếu lệ hoặc duy ý chí. Một trong những mục tiêu xây dựng nông thôn mới là tăng thu nhập cho người dân và xây dựng đời sống văn hóa ở nơng thơn, nói nơm na là làm cho người dân “giàu” và

“văn hóa”.

Truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc ở các địa phương đã được lưu truyền, gìn giữ qua nhiều thế hệ ở các địa phương. Chính vì vậy, mục tiêu xây dựng nông thôn mới để tạo cơ hội cho mọi người dân được tiếp cận đầy đủ các vấn đề về điện, đường, trường, trạm, chợ, nước hợp vệ sinh, các cơng trình văn hóa, được hưởng thụ các giá trị về tinh thần trong cuộc sống hiện đại, đô thị văn minh, bảo đảm vừa tăng cường phát triển kinh tế xã hội, vừa bảo đảm gìn giữ những truyền thống văn hóa, tập quán tốt đẹp ở các địa phương trên địa bàn huyện Hiệp Đức.

Công nghiệp hóa nhưng vẫn được bảo đảm sống trong mơi trường tự nhiên trong lành, xã hội thân thiện, tình nghĩa cộng đồng; tiếp cận được các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị tăng thêm trên mỗi đơn vị diện tích đất. Người nơng dân được hưởng thụ các dịch vụ của đô thị, như điện, nước sạch, y tế, giáo dục, bưu chính viễn thơng, bảo hiểm y tế,…

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững, giữ được diện mạo, môi trường lành mạnh của làng quê, đồng thời xây dựng người nơng dân mới vừa có trình độ khoa học cơng nghệ tiên tiến vừa có bản lĩnh, cốt cách của con người Việt Nam là trách nhiệm của mọi người trong xã hội, mà bước đi đầu tiên là của các nhà quản lý và các nhà kiến trúc.

61

3.1.4. Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát huy mọi nguồn lực để

xây dựng với tốc độ nhanh

Giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới đối với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là bổ sung thêm phần kinh phí trong kế hoạch trung hạn theo hướng tăng thêm số xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2020, bố trí vốn và thực hiện đầu tư, cải tạo phát triển lưới điện nông thôn ở các địa phương để đạt mục tiêu đến năm 2020 có 100 xã đạt chuẩn tiêu chí điện, bổ sung nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách xã hội nhằm hỗ trợ địa phương thực hiện xây dựng xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020...

Đối với chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chính phủ cần có chủ trương và chính sách cụ thể tách biệt giảm nghèo bền vững với an sinh xã hội, xóa dần cơ chế bao cấp, giảm cho không, chuyển dần sang cơ chế cho mượn, cho vay trả góp, lãi suất ưu đãi nhằm tránh tư tương trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, cộng đồng của một bộ phận dân cư. Bố trí nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển đúng theo đề án đã được phê duyệt. NHCSXH TW quan tâm bổ sung nguồn vốn ưu đãi các chương trình tín dụng chính sách nhằm tiếp tục tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển SXKD, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, bảo đảm nhanh, đúng tiến độ nhưng xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo phải bền vững.

Đẩy mạnh các biện pháp, giải pháp thực hiện các tiêu chí chưa đạt, duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí để tránh tình trạng “rớt tiêu chí, mất đạt chuẩn”. Tăng cường huy động mọi nguồn lực trong Nhân dân để hồn thành các chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách xã hội tại các địa phương, nhân rộng các mơ hình giảm nghèo hiệu quả, phát huy các sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng, thực hiện tuyên truyền gắn với phong trào thi đua “chung sức xây dựng nông thôn mới”.

3.1.5 Phương hướng chung

Một là, công cuộc xây dựng NTM trong lĩnh vực giảm nghèo là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành, phát huy vai trò chỉ đạo điều hành của các

62

cấp chính quyền, tăng cường việc giám sát của nhân dân trong thực hiện dân chủ cơ sở về nhiệm vụ XDNTM trong lĩnh vực giảm nghèo.

Hai là, xây dựng NTM phải theo quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH của

địa phương và quy hoạch ngành.

Ba là, xây dựng NTM phải đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, bảo đảm an ninh,

quốc phòng của địa phương, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng NTM phát triển bền vững.

Bốn là, thực hiện công cuộc xây dựng NTM trong lĩnh vực giảm nghèo được

sự đồng thuận cao của mọi tầng lớp nhân dân, tăng cường mọi nguồn lực và sự hỗ trợ, đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; thực hiện kết hợp các chương trình, dự án, hạng mục của từng giai đoạn theo sự quản lý của nhà nước và sự kết hợp của cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện.

Năm là, xây dựng NTM được triển khai thực hiện đồng bộ trên phạm vi toàn

huyện, có sự tập trung đầu tư cho các xã theo kế hoạch đạt chuẩn NTM trong từng giai đoạn.

3.1.6. Mục tiêu

Tiêu chí số 1: Năm 2018, rà sốt, lập hoàn chỉnh đề án xây dựng NTM của

cấp xã; triển khai rà soát, cắm mốc chỉ giới quy hoạch. Các năm (giai đoạn 2016 - 2020), tập trung chỉ đạo các địa phương, các hộ dân thực hiện đúng theo đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.

Tiêu chí số 2: Đường giao thơng tại xã, liên xã và trục thơn, xóm được nâng

cấp, hồn thiện đạt chỉ tiêu. Năm 2017, phấn đấu 9/12 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 10/12 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thơng.

Tiêu chí số 3: Xây dựng và hồn thiện hệ thống thủy lợi tại các xã trên địa

bàn huyện. Năm 2017, phấn đấu 9/12 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 10/12 xã đạt chuẩn tiêu chí thủy lợi.

Tiêu chí số 4: Điện nơng thơn, tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hệ thống truyền

tải điện, nâng cao chất lượng công tác cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đảm bảo 100% các xã giữ vững tiêu chí điện nơng thơn đã đạt.

63

Tiêu chí số 5: Hệ thống giáo dục đào tạo trên địa bàn các xã được đầu tư xây

hoàn thiện, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Năm 2017, phấn đấu 9/12 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 100% số xã đạt tiêu chí trường học.

Tiêu chí số 6: Xây dựng hồn thiện các thiết chế, văn hóa thể thao, đáp ứng

được hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã, thôn. Năm 2017, phấn đấu 9/12 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 10/12 xã đạt chuẩn tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa.

Tiêu chí số 7: Chợ nơng thơn, tiếp tục xây dựng, nâng cấp cải tạo chợ nông

thôn theo quy hoach của tỉnh, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Năm 2017, phấn đấu 11/12 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí chợ nơng thơn .

Tiêu chí số 8: Hệ thống bưu điện, viễn thơng, văn hóa xã được trang bị hiện

đại, nâng cao chất lượng phục nhân dân trên địa bàn các xã. Đảm bảo 100% các xã giữ vững tiêu chí tiêu chí bưu điện đã đạt chuẩn.

Tiêu chí số 9: Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng chính sách và mọi tầng lớp nhân dân theo chủ trương chung và quy định của pháp luật. Năm 2017, phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí nhà ở dân.

Tiêu chí số 10: Thực hiện tốt các chương trình, đề án và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao hiệu quả kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn phục vụ tốt cho lao động sản xuất ở các địa phương. Năm 2017, phấn đấu 9/12 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 11/12 xã đạt chuẩn tiêu chí thu nhập.

Trong phát triển nơng nghiệp, trồng trọt vẫn giữ vai trị quan trọng, góp phần đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực cho nhu cầu của huyện.

- Về sản xuất lúa gạo. Duy trì, sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa, giai đoạn 2014 - 2015 toàn tỉnh ổn định khoảng 36.000 ha, giai đoạn 2016 – 2020 giữ mức trên 33.500 ha. Phấn đấu giữ năng suất lúa bình qn tồn huyện đạt từ 62 tạ/ha, sản lượng lúa đạt trên 415.000 tấn vào năm 2020.

64

- Về sản xuất ngô. Tập trung khai thác tối đa lợi thế các vùng đất bãi. Đến năm 2020 ổn định diện tích 3.000 ha, nhưng cần tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng đến năm 2020 năng suất ngô đạt 50 tạ/ha, sản lượng 15.000 tấn.

- Các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Phát triển cây cơng nghiệp hàng năm có giá trị hàng hóa cao như lạc, đậu tương; đưa giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất đại trà kết hợp với áp dụng quy trình thâm canh phù hợp. Cụ thể: cây đậu tương, phấn đấu đến năm 2020 diện tích đạt 1.800 - 1.900ha, cây lạc, đến năm 2020 diện tích đạt từ 800 - 1.000ha, ngồi việc mở rộng diện tích gieo trồng cần tập trung đầu tư thâm canh để tăng năng suất, phấn đấu năng suất lạc đạt từ 24 - 25 tạ/ha, sản lượng mỗi năm đạt từ 2.400 - 2.500 tấn.

- Đối với cây rau thực phẩm. Mở rộng tối đa sản xuất rau ở những nơi có điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh sản xuất rau vụ đông với nhiều chủng loại đa dạng, phong phú, đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân trong huyện, một phần bán ra tỉnh ngoài và phục vụ xuất khẩu. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật gắn với quy trình sản xuất rau an tồn để mỗi năm sản lượng rau đạt từ 210.000 - 220.000 tấn.

- Hoa cây cảnh. Mở rộng diện tích hoa, cây cảnh, tập trung ở những nơi trồng hoa truyền thống, nơi gần trung tâm huyện, xã. Sử dụng các loại cây và giống có giá trị nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Tiêu chí số 11: các cấp chính quyền địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình XDNTM trong lĩnh vực giảm nghèo lồng ghép thực hiện tốt

các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn các xã. Năm 2017, phấn đấu 8/12 xã đạt

chuẩn, đến năm 2020 có 10/12 xã đạt chuẩn tiêu chí hộ nghèo.

Tiêu chí số 12:Tăng cường đào tạo nghề và giải việc làm cho lao động nông

thôn, phát triển các làng nghề truyền thống, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nâng cao mức sống, thu nhập của người dân trên địa bàn huyện. 11/11 xã giữ vững

tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đã đạt chuẩn.

Tiêu chí số 13: Khuyến khích phát triển các mơ hình kinh tế hộ gia đình, trang trại, Hợp tác xã, qua đó xây dựng cơ chế phối hợp, liên kết để đầu tư, tăng

65

trưởng kinh tế, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Năm 2017, phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất.

Tiêu chí số 14: Tập trung đầu tư giáo dục đào tạo đạt chuẩn, đáp ứng được

yêu cầu dạy và học, thực hiện tốt các tiêu chí về XDNTM trong lĩnh vực giảm nghèo. Năm 2017, phấn đấu 11/11 xã đạt chuẩn.

Tiêu chí số 15: Tăng cường phát triển hệ thống y tế cơ sở, bảo đảm nâng cao

chất lượng phục vụ nhân dân, nhân rộng các hình thức bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện. Đến năm 2017, phấn đấu 9/12 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 11/11 số xã đạt chuẩn tiêu chí y tế.

Tiêu chí số 16: Các cấp chính quyền thường xuyên tuyên truyền về chủ trương chính sách XDNTM, xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa mới, xây dựng đồn kết ở các khu dân cư, bảo đảm thực hiện tốt các chỉ tiêu về văn hóa. Năm 2017, phấn đấu 8/12 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 10/12 xã đạt chuẩn tiêu chí văn hóa.

Tiêu chí số 17: Bảo đảm hệ thống nước sạch cho các hộ dân, trường học, trạm y tế, công sở, các khu dịch vụ công cộng; bảo vệ môi trường trong lành, cân bằng hệ sinh thái. Năm 2017, phấn đấu 8/12 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 10/12 xã đạt chuẩn tiêu chí mơi trường.

Tiêu chí số 18: Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền địa phương, phát huy vai trị của các tổ chức, đồn thể tại các địa phương về xây dựng NTM trong lĩnh vực giảm nghèo. Đến năm 2017, phấn đấu 10/12 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 11/11 xã đạt chuẩn tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh.

Tiêu chí số 19: Bảo đảm thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh, trật tự xã hội

tại các địa phương. Năm 2017, phấn đấu 11/12 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 11/11 xã đạt chuẩn tiêu chí an ninh, trật tự xã hội.

66

3.2. Một số giải pháp cơ bản trong việc thực hiện QLNN về xây dựng

nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh

Quảng Nam

Để thực hiện mục tiêu “ khơng ai bị bỏ lại phía sau” và thực biện có hiệu quả Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy Quảng Nam về đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020 và quyết tâm của huyện Hiệp Đức là phấn đấu hàng năm giảm từ 3-4% tỷ lệ hộ nghèo và đến năm 2025 đạt huyện Nông thôn mới. BCĐ huyện, các ngành, xã cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

3.2.1. Giải pháp hồn thiện cơ chế, chính sách

Tập trung tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong cơng tác giảm nghèo. Hằng năm các cấp ủy cần đưa nội dung giảm nghèo bền vững vào nghị quyết để chỉ đạo thực hiện đồng thời nơi nào thấy cần thiết thì ban hành nghị quyết chuyên đề lãnh đạo, chỉ đạo đạt kết quả. Hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựngkế hoạch giảm nghèo theo nguyên nhân và địa chỉ cụ thể.

Đẩy mạnh việc phân cấp tổ chức thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo cho cấp xã với phương châm “Tự làm, tự chịu trách nhiệm” nhất là các chính sách về hỗ trợ sản xuất, duy tu bảo dưỡng các cơng trình phục vụ sản xuất…

Các cấp chính quyền địa phương đề xuất cấp có thẩm quyền hồn thiện cơ chế chính sách thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến các xã vùng sâu, vùng xa. Tạo mọi điều kiện để ứng dụng khoa học công nghệ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân; phát triển các mơ hình hợp tác xã, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu riêng của từng địa phương.

Xây dựng cơ chế tự chủ cho các dự án thuộc thẩm quyền của cấp xã, huy động mọi nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, người dân cùng thực hiện xây dựng hạ tầng cơ sở, lồng ghép các chương trình, mục tiêu để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy hoàn thành chỉ tiêu XDNTM trong lĩnh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giảm nghèo từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)