Đặc điểm, tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước của THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH hòa (Trang 43 - 125)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế-xã hội

Nha Trang là thành phố cĩ nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển. Thành phố Nha Trang là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hĩa của tỉnh Khánh Hịa; là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục và đào tạo của khu vực Nam Trung bộ; là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Thành phố cịn cĩ vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho giao lưu cả trong và ngồi nước, với những đầu mối giao thơng quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường khơng và đường biển; cĩ hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và văn hĩa - xã hội ở trình độ cao so với cả tỉnh; điều kiện tự nhiện thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ, cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp, nơng - lâm - thủy sản; cĩ Vịnh Nha Trang là thành viên câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới; cĩ lợi thế về nguồn nhân lực giàu tính năng động sáng tạo, cĩ nguồn chất xám khá hùng hậu của các trường Đại học, Viện nghiên cứu đứng chân trên địa bàn. Đây là địa bàn cĩ nhiều loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế hoạt động SXKD nên cũng là nơi tập trung nguồn thu chính của ngân sách tỉnh.

Vị trí địa hình Nha Trang tương đối tổng hợp vừa cĩ đơ thị, đồng bằng; vừa cĩ rừng núi, ven biển, hải đảo. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đa ngành. Hệ thống giao thơng khu vực nội thành và ngoại thành được đầu tư xây dựng khá đồng bộ và thường xuyên được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KT-XH. Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 250,692km2

đất nuơi trồng thuỷ sản 833ha. Cĩ 3.770,7 ha diện tích đảo. Chiều dài bờ biển: 43km.

Trong những năm qua, thành phố đã luơn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đơ thị tạo cơ sở nền tảng cho việc phát triển KT-XH theo đúng định hướng, chiến lược đã đề ra. Thu NSNN trên địa bàn liên tiếp đạt và vượt dự tốn tỉnh giao, năm sau cao hơn năm trước. Nguồn chi ngân sách đảm bảo đáp ứng cho các chương trình trọng điểm. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch rõ nét theo hướng dịch vụ, du lịch, thương mại - cơng nghiệp.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của thành phố Nha Trang từ 2006 – 2011.

Chỉ tiêu Đvt 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng trƣởng b.quân (%) 1. Dân số Người 361.955 367.647 384.529 389.031 394.455 397.563 3,98 2. Tổng SP trong nƣớc GDP - Giá cố định Tr.đồng 5.637.456 6.378.800 7.047.000 7.678.000 8.219.000 8.753.000 10,21 - GDP bình quân

đầu người USD/người 1.572,92 1.779,8 1.972 2.050 2.380 3.184 15,5

3. GTSX CN- TTCN Tr.đồng 5.521.202 6.188.613 6.672.540 7.425.490 7.806.000 8.707.500 9,54 4. Nơng nghiệp - GTSX nơng nghiệp Tr.đồng 69.556 71.470 70.509 65.542 64.258 71.679 0,60 - Tổng diện tích gieo trồng Ha 4.799 4.816 4.783 4.052 4.210 4.696 -0,43 5. Thủy sản - Tổng giá trị Tr.đồng 368.447 380.533 383.037 403.397 425.707 474.876 5,21

- Tổng tàu thuyền Chiếc 2.105 2.111 2.860 2.900 2.893 3.227 8,92

- Tổng cơng suất CV 60.281 63.839 86.800 169.420 166.000 185.000 25,14 - Sản lượng khai thác Tấn 31.447 32.826 33.205 36.434 38.631 43.092 6,50 7.Tổng thu NS Tr.đồng 773.199 1.070.221 1.391.150 1.671.940 1.897.051 1.859.293 19,18 8. Tổng chi NS Tr.đồng 333.821 409.155 528.410 663.721 739.116 805.117 48,01 9. Tổng vốn đầu tƣ XDCB Tr.đồng 455.207 511.264 571.679 640.231 771.679 812.112 12,27 10. Tổng giá trị XK 1.000 USD 360.455 446.250 425.804 400.444 423.950 549.570 5,58 11. Tổng Doanh thu du lịch Tr.đồng 678.545 1.202.230 1.282.000 1.561.313 1.781.539 2.142.898 22,87 12. Y sĩ, bác sĩ, y tá Người 1.116 1.191 1.195 1.207 1.214 1.300 3,94 13. Hộ đĩi nghèo Hộ 8.503 6.152 4.260 5.229 5.121 -9,64

14. Giải quyết việc

làm Người 8.500 8.750 8.750 8.700 9.292 9.343 1,91

Bảng 1 chỉ ra rằng tổng dân số tồn thành phố Nha Trang tăng từ 361.955 người (2006) lên 394.455 người (2010) và 440.014 người (2011), tăng trưởng bình quân 3,98%. Tổng thu ngân sách tồn thành phố cũng tăng từ 773.199 triệu đồng (2006) lên 1.897.051 triệu đồng (2010) và 1.859.293 triệu đồng (2011), trong khi đĩ, tổng chi ngân sách tăng từ 333.821 triệu đồng (2006) tăng lên 739.116 triệu đồng (2010) và 805.117 triệu đồng (2011). Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự phát triển một cách tồn diện của thành phố Nha Trang hiện nay thì việc đầu tư phát triển vẫn chưa đáp ứng kịp, nhất là về cơ sở hạ tầng, bảo vệ mơi trường sinh thái. Cơng tác quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn cịn hạn chế, khả năng tích luỹ từ nội lực thành phố vẫn chưa cao, cịn phụ thuộc nhiều vào sự phân cấp của tỉnh, trình độ dân trí vẫn cịn thấp so với yêu cầu. Đội ngũ cán bộ cịn thiếu, yếu năng lực quản lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

2.1.2. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hƣởng đến cơng tác quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố Nha Trang.

2.1.2.1. Đặc điểm thu, chi ngân sách trên địa bàn thành phố.

Thứ nhất, thành phố là một cấp hành chính rất quan trọng trong hệ thống hành chính ở nước ta hiện nay với những chức năng nhiệm vụ được quy định trong Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp, tuy nhiên cấp này chỉ mang tính độc lập tương đối, chịu sự lãnh đạo tồn diện của tỉnh.

Thứ hai, theo Luật NSNN hiện hành, ngân sách cấp thành phố là một cấp ngân sách hồn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ thể để đảm bảo hồn thành chức năng nhiệm vụ của cấp thành phố thuộc tỉnh. Tuy nhiên do Luật ngân sách cũng đã quy định đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thì Quốc hội quyết định tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa Trung ương và địa phương, cịn HĐND tỉnh thì quyết định tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách tỉnh, ngân sách thành phố (và quận, huyện, thị xã) và ngân sách xã. Do đĩ cĩ thể thấy rằng quy mơ ngân sách, khả năng tự cân đối của ngân sách cấp thành phố thuộc tỉnh hồn tồn phụ thuộc vào việc phân cấp nguồn thu, phân cấp nhiệm vụ chi của tỉnh đối với thành phố cũng như tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa

ngân sách tỉnh và ngân sách thành phố. Hay cĩ thể nĩi ngân sách thành phố cĩ tự cân đối chủ động trong điều hành được hay khơng phần lớn phụ thuộc vào ý chí của HĐND, UBND tỉnh.

Thứ ba, do khơng phải là cấp cĩ thể hình thành các chính sách, chế độ về thu, chi ngân sách nên nội dung thu, chi của NSTP do tỉnh (cụ thể là HĐND&UBND tỉnh) quyết định, do đĩ trong thực tiễn hay phát sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương cũng như những nhiệm vụ chi được giao thêm với cân đối ngân sách đã được ổn định (với thời gian từ 3-5 năm theo Luật ngân sách quy định). Điều này đặt ra yêu cầu là các cơ quan hoạch định chính sách, xây dựng chính sách chế độ thu, chi ngân sách, tham mưu việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp thành phố phải xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đầy đủ để tham mưu cơ quan cĩ thẩm quyền của tỉnh quyết định, tránh yếu tố cảm tính, thiếu cơ sở khoa học. Đồng thời phân cấp phải trên quan điểm tăng quyền chủ động của ngân sách thành phố cũng như xã phường để tạo điều kiện cho thành phố và xã phường hồn thành ngày càng tốt hơn nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương.

Thứ tư, cũng vì những đặc điểm trên cĩ thể thấy quy mơ ngân sách thành phố thường khơng ổn định qua các giai đoạn. Đối với nguồn thu của Ngân sách thành phố thường chủ yếu là các khoản thu về thuế, phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất và thu khác, trong đĩ thu từ thuế và phí, lệ phí là nguồn thu quan trọng chiếm tỷ trọng từ 40-60% tổng thu ngân sách. Tuy nhiên trong thực tế cũng thấy rằng khoản thu thuế được giao chủ yếu là các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp từ khu vực ngồi quốc doanh, đây là khoản thu rất khĩ thực hiện, quy mơ số thu khơng lớn nhưng chi phí phải bỏ ra cho cơng tác thu khơng nhỏ và đây cũng là “địa chỉ” của những sai phạm trong việc chấp hành Luật thuế như gian lận thương mại, trốn thuế, mua bán hĩa đơn… Cịn đối với chi ngân sách thường thì xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa nhiệm vụ chi được giao và nguồn để trang trải nhiệm vụ chi (thể hiện qua cơng tác giao dự tốn hàng năm), đơi khi tạo ra cảm giác khơng bình đẳng, cĩ sự ấn định chưa hợp lý từ cấp tỉnh.

2.1.2.2 Những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình quản lý thu, chi NSNN.

Quản lý thu, chi ngân sách là hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách. Quá trình quản lý thu, chi ngân sách thường bị chi phối bởi các nhân tố sau:

Thứ nhất, nhân tố về thể chế tài chính. Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân cơng, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết tốn ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách, sử dụng quỹ ngân sách. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Do vậy, nĩi đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi ngân sách trước hết phải nĩi đến thể chế tài chính. Vì nĩ chính là những văn bản của Nhà nước cĩ tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính cĩ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách trên một lãnh thổ địa bàn nhất định, do vậy địi hỏi phải ban hành những thể chế tài chính đúng đắn phù hợp mới tạo điều kiện cho cơng tác nĩi trên đạt được hiệu quả.

Thứ hai,nhân tố về bộ máy và cán bộ. Khi nĩi đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu, chi ngân sách người ta thường đề cập đến quy mơ nhân sự của nĩ và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nĩi cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thơng suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thơng qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi ngân sách theo chức năng, trách nhiệm và quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình

phân cơng phân cấp quản lý đĩ. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp thành phố khơng rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách. Do đĩ tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu, chi ngân sách.

Thứ ba,nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập. Việc quản lý thu, chi ngân sách luơn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, khơng chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng cĩ hiệu quả, mà nĩ cịn địi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do đĩ, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luơn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong quá trình quản lý hoạch định của chính sách thu, chi NSNN .

Thực tế cho thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn cịn thấp cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức cịn cĩ tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN. Khi chúng ta thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đĩ cĩ nhiều nhân tố tác động nhưng trình độ mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước cĩ thể rất dễ dàng. Trường hợp nếu trình độ và mức sống cịn thấp thì việc thu thuế cũng rất khĩ khăn.

2.2. Thực trạng cơng tác quản lý thu, chi ngân sách ở thành phố Nha Trang từ năm 2006 đến 2011. từ năm 2006 đến 2011.

2.2.1. Thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nƣớc. 2.2.1.1. Nội dung thu ngân sách Nhà nƣớc.

Nguồn thu của ngân sách thành phố gồm:

- Thuế Nhà đất (hiện nay là thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp); - Thuế Giá trị gia tăng;

- Thuế Thu nhập doanh nghiệp;

- Thuế Thu nhập đối với người cĩ thu nhập cao; - Thuế Tiêu thụ đặc biệt;

- Thuế Tài nguyên, khơng kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí; - Thuế Mơn bài;

- Thuế Chuyển quyền sử dụng đất; - Thuế Sử dụng đất nơng nghiệp; - Thu tiền sử dụng đất;

- Thu tiền cho thuê đất;

- Thu tiền cho thuê và bán Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; - Lệ phí trước bạ;

- Các khoản phí, lệ phí; thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;

- Thu từ quỹ đất cơng ích và thu hoa lợi cơng sản khác;

- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

- Đĩng gĩp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngồi nước;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; - Thu kết dư ngân sách;

- Thu chuyển nguồn;

2.2.1.2. Quy trình quản lý thu ngân sách Nhà nƣớc.

: Định hướng và giao dự tốn đầu năm.

: Căn cứ số dự tốn giao đầu năm của UBND tỉnh, tham mưu giao dự tốn và tham mưu điều hành NS trong năm.

: Giao dự tốn chính thức.

: Đối chiếu Báo cáo Quyết tốn cuối năm, phê duyệt quyết tốn của đơn vị.

Hình 2.1: Quy trình quản lý thu NSNN thành phố Nha Trang

Cuối năm trước, trên cơ sở số dự tốn giao và định hướng của tỉnh, cơ quan thuế và phịng Tài chính Kế hoạch hướng dẫn đơn vị lập dự tốn trình cơ

UBND tỉnh UBND thành phố Nha Trang UBND thành phố Nha Trang Chi cục thuế Nha Trang Phịng Tài chính Kế hoạch Các đơn vị Phịng, Ban, Sự nghiệp Các xã, phƣờng (gọi chung: cấp xã)

quan tài chính cùng cấp xem xét. Cơ quan tài chính cùng cấp trình UBND thành phố phê duyệt và UBND thành phố ra quyết định giao dự tốn đầu năm. Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp: 31/1 năm sau: kết thúc năm tài chính, tiến hành chỉnh lý và quyết tốn. Báo cáo quyết tốn gửi về phịng Tài chính – Kế hoạch để tổng hợp và làm cơ sở để duyệt quyết tốn trong năm sau.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước của THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH hòa (Trang 43 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)