Vai trị quản lý chi NSNN

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước của THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH hòa (Trang 26 - 27)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.3. Vai trị quản lý chi NSNN

Quản lý chi NSNN cĩ vai trị rất to lớn, thể hiện:

Thứ nhất, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, cĩ hiệu quả. Thơng qua quản lý các khoản cấp phát của chi NSNN sẽ cĩ tác động khác nhau đến đời sống KT-XH, giữ vững ổn định, đặc biệt là giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội như: xố đĩi giảm nghèo, giải quyết việc làm, các hoạt động mang tính cộng đồng. Quản lý chi tiêu của NSNN cĩ hiệu quả sẽ tác động vào kích cầu khi nền kinh tế bị giảm sút hoặc cắt giảm chi tiêu chính phủ để bình ổn giá cả thúc đẩy sản xuất phát triển, hình thành quỹ dự phịng trong NSNN để ứng phĩ với những biến động của thị trường.

Thứ hai, thơng qua quản lý các dự án đầu tư phát triển nhằm phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế cĩ hiệu quả. Quản lý chi ngân sách gĩp phần điều tiết thu nhập dân cư thực hiện cơng bằng xã hội. Trong tình hình phân hĩa giàu nghèo ngày càng gia tăng chính sách chi NSNN và quản lý chi NSNN sẽ giảm bớt khoảng cách phân hố giàu nghèo giữa các vùng, các khu vực, các tầng lớp dân cư, gĩp phần khắc phục những khiếm khuyết của KTTT.

Vai trị của quản lý chi ngân sách trong việc phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tầm vĩ mơ được thể hiện rất rõ. Đồng thời vai trị của nĩ cịn thể hiện ở chổ thơng qua đầu tư và quản lý vốn đầu tư sẽ tạo ra điều kiện rút ngắn khoảng cách nơng thơn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cĩ thể nĩi quản lý chi ngân sách cĩ hiệu quả là yếu tố gĩp phần thúc đẩy phát triển bền vững.

Thứ ba, quản lý chi NSNN cĩ vai trị điều tiết giá cả, chống suy thối và chống lạm phát. Khi nền kinh tế lạm phát và suy thối Nhà nước phải sử dụng cơng cụ chi ngân sách để khắc phục tình trạng này. Sự mất cân đối giữa cung - cầu sẽ tác động đến giá cả giá cả tăng hoặc giảm. Để đảm bảo lợi ích của người

tiêu dùng, Nhà nước sử dụng cơng cụ chi ngân sách để điều tiết, can thiệp vào thị trường dưới hình thức cắt giảm chi tiêu, cắt giảm đầu tư hoặc tăng đầu tư, tăng chi tiêu cho bộ máy QLNN, cũng như trợ vốn, trợ giá và sử dụng quỹ dự trữ của Nhà nước. Trong quá trình điều tiết thị trường việc quản lý chi ngân sách cĩ vai trị rất lớn đến trong việc chống lạm phát và suy thối, kích cầu nền kinh tế. Khi nền kinh tế lạm phát Nhà nước cắt giảm chi tiêu, thắt chặt chính sách tiền tệ để hạn chế tổng cung tổng cầu, hạn chế đầu tư của xã hội làm cho giá cả dần dần ổn định, chống lạm phát. Khi nền kinh suy thối, sức mua giảm sút Nhà nước tăng chi đầu tư để tăng cung, tăng cầu, tạo việc làm, kích cầu chống suy thối nền kinh tế.

Thứ tư, để duy trì sự ổn định của mơi trường kinh tế, Nhà nước sử dụng cơng cụ chi ngân sách. Thơng qua quản lý các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, Nhà nước sẽ điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng cụ thể, tạo ra sự kích thích tăng trưởng nền kinh tế thơng qua đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tư vào các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở để nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước của THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH hòa (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)