Nội dung về quản lý chi NSNN

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước của THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH hòa (Trang 32 - 41)

6. Kết cấu của đề tài

1.3.2.Nội dung về quản lý chi NSNN

1.3.2.1. Quy trình lập, phê duyệt, thực hiện và thanh tra chấp hành dự tốn chi ngân sách.

Cuối năm trước, đơn vị lập dự tốn trình cơ quan tài chính cùng cấp xem xét. Cơ quan tài chính cùng cấp trình UBND thành phố phê duyệt và UBND thành phố ra quyết định giao dự tốn đầu năm. Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp: 31/1 năm sau: kết thúc năm tài chính, tiến hành quyết tốn. Báo cáo quyết tốn gửi về phịng Tài chính – Kế hoạch để tổng hợp và làm cơ sở để duyệt quyết tốn trong năm sau.

Đối với đơn vị Xã, Phường, ngày 31/01 năm sau, kết thúc năm tài chính, tiến hành quyết tốn. Báo cáo quyết tốn sau khi được HĐND cùng cấp phê duyệt thì tiến hành gửi về phịng Tài chính – Kế hoạch để tổng hợp và làm cơ sở để thẩm tra quyết tốn trong năm sau.

Cơng tác thanh tra, kiểm tra được cơ quan thanh tra xây dựng kế hoạch hàng năm trình Chủ tịch UBND thành phố xem xét phê duyệt làm cơ sở thực hiện. (Chưa tính đến các đợt thanh tra đột xuất khi cĩ đơn thư tố cáo hoặc phát hiện các sai phạm).

1.3.2.2. Quản lý chi đầu tƣ phát triển.

Chi đầu tư phát triển của NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung vào NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH, phát triển sản xuất và thực hiện dự trữ vật tư hàng hĩa nhằm thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.

Chi đầu tư phát triển cĩ các đặc điểm sau:

- Quy mơ và cơ cấu chi đầu tư phát triển của NSNN khơng cố định và phục thuộc vào chiến lược phát triển KT-XH của Nhà nước trong từng thời kỳ và mức độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

- Chi đầu tư phát triển phải gắn chặt với chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

Quản lý chi đầu tư phát triển của NSNN là một nội dung rất rộng lớn, trong luận văn này tác giả tập trung vào trình bày về quản lý chi đầu tư XDCB, đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi đầu tư phát triển và được thực hiện theo phương thức khơng hồn trả.

a. Nguyên tắc quản lý.

Nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB, việc quản lý cấp phát vốn đầu tư cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Cấp phát vốn đầu tư XDCB phải đảm bảo đúng mục đích và đúng kế hoạch. Đây là nguyên tắc quan trọng do nguồn vốn và phương hướng sử dụng vốn đầu tư đã được trong dự tốn ngân sách hàng năm. Nguyên tắc này địi hỏi việc cấp phát chỉ được tiến hành cho những cơng trình đã được ghi kế hoạch và phải cĩ đầy đủ thủ tục XDCB theo quy định.

- Vốn đầu tư XDCB được cấp phát trực tiếp. Nguyên tắc này địi hỏi vốn đầu tư XDCB phải được cấp phát trực tiếp cho từng cơng trình, từng chủ đầu tư. - Vốn đầu tư XDCB được cấp phát theo mức độ hồn thành thực tế của cơng trình, theo đúng dự tốn được duyệt. Chủ đầu tư chỉ thanh tốn cho bên nhận thầu khi đã hoản thành bàn giao cơng trình hay hạng mục cơng trình hoặc khối lượng hồn thành theo giai đoạn, điểm dừng kỹ thuật. Nguyên tắc này đảm bảo việc cấp phát vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích .

- Cấp phát vốn đầu tư XDCB phải được thực hiện kiểm tra bằng đồng tiền. Việc kiểm tra này được thực hiện trong tồn bộ quá trình đầu tư. Thực hiện kiểm tra bằng đồng tiền trong quá trình cấp phát vốn đầu tư nhằm đảm bảo tính hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Các nguyên tắc này cĩ mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm đảm bảo vốn đầu tư của Nhà nước được cấp phát kịp thời, đúng kế hoạch, đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế cao.

b. Nội dung quản lý.

Quản lý cấp phát, thanh tốn vốn đầu tư thuộc NSNN bao gồm các nội dung sau:

- Lập, thơng báo kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm.

+ Các dự án đầu tư từ NSNN chỉ được ghi vốn kế hoạch khi đủ các điều kiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Trong thời gian lập dự tốn ngân sách hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu của dự án, chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án gởi cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp vào dự tốn ngân sách theo quy định của Luật NSNN.

+ Sau khi dự tốn NSNN được Quốc hội quyết định, trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ giao UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW lập phương án phân bổ vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý trình thường trực HĐND cùng cấp quyết định. Thực hiện Nghị quyết của HĐND, UBND phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án đã đủ điều kiện thủ tục đầu tư thuộc phạm vi quản lý đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn, cơ cấu ngành kinh tế... Đối với cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì phịng Tài chính - Kế hoạch chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho UBND cấp huyện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do huyện quản lý. Sau khi phân bổ UBND Huyện gởi kế hoạch vốn đầu tư cho Sở Tài chính .

- Thơng báo kế hoạch thanh tốn vốn đầu tư XDCB hàng năm. Đối với các dự án do tỉnh, thành phố, huyện quản lý, Sở Tài chính hoặc phịng Tài chính Kế hoạch huyện thơng báo kế hoạch thanh tốn vốn đầu tư cho KBNN cùng cấp để làm căn cứ thanh tốn vốn cho các dự án đồng thời gởi cho các ngành để theo dõi quản lý.

Chủ đầu tư phải gởi cho cơ quan tài chính các cấp các tài liệu cơ sở của dự án để kiểm tra, thơng báo kế hoạch thanh tốn vốn đầu tư cho dự án, cụ thể:

+ Văn bản phê duyệt đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch; văn bản cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư.

+ Dự tốn chi phí cho cơng tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư hoặc chuẩn bị thực hiện dự án.

+ Quyết định đầu tư dự án của cấp cĩ thẩm quyền, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự tốn.

- Cấp phát vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN.

Để được cấp phát vốn đầu tư, các dự án đầu tư phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Phải cĩ đủ thủ tục đầu tư theo quy định.

+ Đã được ghi vào kế hoạch đầu tư XDCB của năm.

+ Đã tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn mua sắm vật tư, thiết bị và xây lắp theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp cấp phát vốn đầu tư XDCB gồm hai khâu:

+ Cấp phát tạm ứng: nhằm đảm bảo vốn cho các đơn vị thực hiện các cơng việc thi cơng xây lắp, mua sắm thiết bị, thuê tư vấn, đền bù giải phĩng mặt bằng. Do vậy cấp tạm ứng nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị hồn thành dự án đúng kỳ hạn.

+ Cấp phát khối lượng hồn thành: đây là nội dung chính của cấp phát vốn đầu tư XDCB và là khâu quyết định nhằm đảm bảo cấp phát đúng thiết kế, đúng kế hoạch và dự tốn được duyệt. Nội dung cấp phát theo khối lượng cơng trình hồn thành bao gồm: khối lượng cơng tác quy hoạch hồn thành, khối lượng cơng tác chuẩn bị đầu tư hồn thành, khối lượng thực hiện dự án đầu tư hồn thành, các chi phí khác của dự án.

- Quyết tốn vốn đầu tư XDCB: Tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN đều phải thực hiện quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơng trình ngay sau khi cơng trình hồn thành bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng. Vốn đầu tư được quyết tốn là tồn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí thực hiện đúng với thiết kế, dự tốn được duyệt, đảm bảo đúng định mức, đơn giá, chế độ tài

chính kế tốn, hợp đồng kinh tế kỹ thuật được ký kết và các quy định của Nhà nước cĩ liên quan. Báo cáo quyết tốn vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép khơng tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án, TSCĐ, TSLĐ; đồng thời phải bảo đảm đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy định.

1.3.2.3. Quản lý chi thƣờng xuyên.

Chi thường xuyên là một bộ phận của chi NSNN, nĩ phản ảnh quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên về quản lý KT-XH của Nhà nước. Chi thường xuyên của NSNN bao gồm các khoản chi cho các lĩnh vực: sự nghiệp Kinh tế, Y tế, Văn hĩa, Xã hội, QLNN, ANQP, chi chuyển giao… Cùng với quá trình phát triển KT-XH các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước ngày càng tăng lên làm phong phú thêm nội dung chi thường xuyên của ngân sách. Chi thường xuyên cĩ các đặc điểm cơ bản đĩ là: đây là những khoản chi cĩ tính chất liên tục; là những khoản chi mang tính chất tiêu dùng; phạm vi, mức độ chi thường xuyên phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước và quy mơ cung ứng các hàng hĩa cơng của Nhà nước.

a. Nguyên tắc quản lý.

Chi thường xuyên của NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc quản lý theo dự tốn: lập dự tốn là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất của tồn bộ chu trình ngân sách, nĩ quyết định chất lượng phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính. Lập dự tốn là căn cứ quan trọng cho việc quản lý và kiểm sốt chi thường xuyên. Hay nĩi các khác quản lý theo dự tốn đối với chi thường xuyên là cơ sở để đảm bảo cân đối NSNN, tạo điều kiện chấp hành NSNN, hạn chế tính tùy tiện của các đơn vị sử dụng NSNN. Do đĩ vấn đề là cần phải nâng cao chất lượng lập và xét duyệt dự tốn trên cơ sở bố trí NSNN sát đúng với nhiệm vụ của từng đối tượng và các loại hình hoạt động. Dự tốn chi sau khi được cấp cĩ thẩm quyền phê duyệt cĩ giá trị như chỉ tiêu pháp lệnh. Các ngành, các cấp, các đơn vị phải cĩ trách nhiệm chấp hành dự tốn chi

thường xuyên được duyệt trong quá trình hoạt động của mình, phải phân bổ và sử dụng cho các khoản, các mục chi theo đúng mục lục ngân sách quy định.

- Nguyên tắc hiệu quả. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong QLKT nĩi chung và quản lý chi thường xuyên nĩi riêng. Đối với một nền kinh tế, nguồn lực tài chính là cĩ giới hạn nhất định, cho nên trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực cần phải tính tốn sao cho đạt được những mục tiêu đề ra. Tính hiệu quả địi hỏi các đơn vị sử dụng NSNN phải cung cấp hàng hĩa và dịch vụ cơng cho xã hội với mức chi phí hợp lý nhất vì vậy các đơn vị phải sử dụng nguồn lực một cách tiết kiệm. Quán triệt nguyên tắc này địi hỏi phải xây dựng các định mức tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng, từng tính chất cơng việc và phù hợp với thực tế, hình thành các phương thức cấp phát phù hợp với đặc thù của nhĩm các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Khi đánh giá hiệu qủa cần xem xét một các tồn diện về các mặt: kinh tế, xã hội, mơi trường…

- Nguyên tắc đảm bảo sự tự chủ về tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách. Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc hiệu quả ở trên. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là: các đơn vị chủ động xây dựng dự tốn chi phù hợp với nhu cầu chi và nhiệm vụ hoạt động của mình; trên cơ sở dự tốn được duyệt, các đơn vị chủ động phân bổ và sử dụng kinh phí theo nhu cầu thực tế của đơn vị mình.

- Nguyên tắc chi trả trực tiếp qua KBNN. KBNN là cơ quan tài chính được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, do vậy cĩ nhiệm vụ trực tiếp thanh tốn mọi khoản chi ngân sách. KBNN cĩ nhiệm vụ kiểm sốt mọi khoản chi ngân sách và cĩ quyền từ chối đối với các khoản chi sai chế độ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Các khoản chi ngân sách phải được thanh tốn trực tiếp đến các đối tượng thụ hưởng, hạn chế tối đa thanh tốn qua trung gian. Để thực hiện tốt nguyên tắc này yêu cầu các đơn vị dự tốn phải mở tài khoản tại KBNN để thực hiện các giao dịch của mình, chịu sự kiểm tra của KBNN trong quá trình sử dụng kinh phí do ngân sách cấp phát, sử dụng nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, kể cả quá trình lập dự tốn và quyết tốn của đơn vị.

b. Nội dung quản lý.

Quản lý chi thường xuyên bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống định mức chi ngân sách. Đây là cơng cụ rất quan trọng để cơ quan tài chính các cấp cĩ căn cứ để lập phương án phân bổ ngân sách, kiểm tra quá trình chấp hành ngân sách và thẩm tra xét duyệt quyết tốn của các đơn vị sử dụng ngân sách. Bên cạnh đĩ định mức chi cũng là cơ sở pháp lý để các đơn vị sử dụng ngân sách triển khai thực hiện dự tốn ngân sách được giao theo đúng chế độ quy định. Định mức chi bao gồm hai loại: định mức phân bổ và định mức sử dụng ngân sách.

- Định mức phân bổ ngân sách. Đây là định mức mang tính chất tổng hợp. Loại định mức này biểu hiện như: định mức kinh phí hành chính trên một biên chế, định mức chi tổng hợp cho một học sinh thuộc các cấp học, một giường bệnh; định mức cho sự nghiệp văn hĩa thơng tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao tính trên một người dân… Định mức này cĩ thể ban hành hàng năm hoặc tính cho cả một thời kỳ ổn định ngân sách cĩ tính đến yếu tố điều chỉnh tăng hàng năm do trượt giá. Trên cơ sở tổng chi ngân sách địa phương được Chính phủ giao và định mức phân bổ ngân sách của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương xây dựng và ban hành các định mức phân bổ cho các ngành, các cấp, các đơn vị thụ hưởng ngân sách phù hợp với điều kiện KT-XH và khả năng ngân sách của địa phương mình.

- Định mức sử dụng ngân sách: loại định mức này biểu hiện như chế độ tiền lương, phụ cấp lương, chế độ cơng tác phí, thanh tốn cước phí điện thọai… Loại định mức này khá đa dạng do chi thường xuyên bảo gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo quy định hiện hành phần lớn các định mức này do Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước cĩ thẩm quyền phối hợp với Bộ Tài chính ban hành. Đối với địa phương thì HĐND Tỉnh được ban hành một số định mức, chế độ chi tiêu phù hợp với đặc thù địa phương. Đây là cơ sở pháp lý để các đơn vị sử dụng ngân sách chấp hành khi chi tiêu ngân sách được cấp và cũng là cơ sở để KBNN thực hiện kiểm sốt chi.

Do tầm quan trọng của định mức đối với cơng tác quản lý chi thường xuyên nên khi xây dựng định mức cần chú ý các yêu cầu sau:

+ Định mức chi phải được xây dựng một cách khoa học, khơng mang tính áp đặt chủ quan từ cấp trên, từ Trung ương xuống, phải phù hợp với đặc điểm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước của THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH hòa (Trang 32 - 41)