nguyên vật liệu
Team: Flames Page 77
GVHD: T.S Huỳnh Nhật Tố Đồ án Quản Trị Sản Xuất
Như vậy nếu đặt hàng theo mơ hình EOQ, cơng ty sẽ tiết kiệm được chi phí tồn kho là 1.938.159.825 (đồng)
Theo mơ hình này để đáp ứng nhu cầu tồn kho trong một năm công ty phải đặt hàng mua số lượng từng nguyên vật liệu như sau:
- Màng: số lần đặt hàng là 10 lần, cứ cách khoảng 29 ngày thì tiến hành đặt hàng một lần.
- Keo ghép: số lần đặt hàng là 11 lần, cứ cách khoảng 27 ngày thì tiến hành đặt hàng một lần.
- Mực in:số lần đặt hàng là 12 lần, cứ cách khoảng 24 ngày thì tiến hành đặt hàng một lần.
- Dung môi: số lần đặt hàng là 8 lần, cứ cách khoảng 35 ngày thì tiến hành đặt hàng một lần.
- Hạt nhựa: số lần đặt hàng là 5 lần, cứ cách khoảng 58 ngày thì tiến hành đặt hàng một lần.
- Phụ gia: số lần đặt hàng là 2 lần, cứ cách khoảng 169 ngày thì tiến hành đặt hàng một lần.
- Dây zipper: số lần đặt hàng là 2 lần, cứ cách khoảng 216 ngày thì tiến hành đặt hàng một lần.
Xong khoảng thời gian đó thì lượng hàng trong kho đã hết, lúc này sẽ bắt đầu đơn đặt hàng mới. Điều này chỉ có thể áp dụng được nếu việc cung cấp bổ sung hàng tồn kho sẽ được diễn ra ngay tức thời thì chúng ta sẽ đợi đến lúc hàng trong kho hết sẽ tiến hành đặt hàng lại.
Tuy nhiên, trên thực tế thường có khoảng thời gian trôi qua giữa thời điểm đặt hàng và thời điểm hàng được nhận tại kho. Cho nên thực tế một doanh nghiệp không bao giờ chờ đến cuối chu kỳ hàng tồn kho mới đặt hàng lại. Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ tiến hàng đặt hàng trước n ngày cho cuối mỗi chu kỳ dự trữ.
Nhận xét về tính khả thi của mơ hình
Tính khả thi của mơ hình về kinh tế: theo mơ hình này sẽ tiết kiệm được chi phí tồn kho khoảng 1.938.159.825 đồng so với tổng chi phí tồn kho thực tế. Vậy xét về phương diện kinh tế thì đây là mơ hình khả thi, có thể áp dụng được bởi nó làm giảm chi phí tồn kho.
Tính khả thi đối với các yêu cầu khác:
- Về khả năng cung ứng: Công ty đã làm ăn lâu năm, có nhiều bạn hàng và đối tác quen thuộc cho nên việc triển khai mỗi lần mua vào với sản lượng như trên là nằm trong khả năng của Công ty.
- Về khả năng đáp ứng nhu cầu: Sản lượng mua vào là dựa trên kế hoạch xuất bán bao bì của Cơng ty nên sản lượng mua nguyên vật liệu như trên sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
5.3 Phân tích ABC
Trong rất nhiều loại hàng tồn kho, khơng phải loại hàng hóa nào cũng có vai trị như nhau trong việc bảo quản trong kho hàng. Để quản lý tồn kho hiệu quả, chúng ta cần phân loại hàng hóa dự trữ thành các nhóm dựa theo mức độ quan trọng của chúng ta trong dự trữ, bảo quản.
Mục tiêu của phân tích ABC. Đầu tư có trọng tâm khi mua hàng, ta phải dành các nguồn tiềm lực để mua hàng nhóm A nhiều hơn nhóm C.
Các loại nguyên vật liệu được qui ước như sau:
STT 1 2 3 4 5 6 7