CHƯƠNG 1 : LÍ LUẬN CHUNG
2.3 Kinh nghiệm kiểm toán nợ công của Châu Âu
2.3.1. Thực trạng kiểm toán nợ công
Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu từ nửa sau năm 2009 với sự gia tăng mức nợ công của nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Ai-len, I-ta-li-a, Hy Lạp và Tây Ban Nha)..Khi lợi tức trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng 01/2010, lên 9,73% vào tháng 07/2010 cũng chính là dấu hiệu khởi đầu cho cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra tại EU. Hy Lạp là quốc gia đầu tiên bước vào vịng xốy này, với mức thâm hụt ngân sách đạt tới 13,6% GDP. Nợ công Hy Lạp cũng lên tới 236 tỷ euro, bằng khoảng 115% GDP của Hy Lạp vào năm 2009. Vào tháng 11-2010, Ai-len chính thức trở thành nạn nhân thứ hai của cơn bão khủng hoảng nợ công khi phải cầu viện Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Bước sang năm 2011, Bồ Đào Nha tiếp tục là quốc gia thứ ba rơi vào khủng hoảng khi tuyên bố mức thâm hụt ngân sách đã lên tới 8,5% GDP, cùng với đó, nợ cơng cũng đã vượt quá 90% GDP.
Đỉnh điểm cuộc khủng hoảng nợ công ở EU là Hy Lạp,Sự phụ thuộc quá nhiều của Hy Lạp vào nguồn tài trợ nước ngoài đã khiến cho nền kinh tế nước này trở nên dễ tổn thương trước những thay đổi trong niềm tin của giới đầu tư.
Sự nghi ngờ của giới đầu tư lên đến đỉnh điểm khi Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) cơng bố ước tính về thâm hụt ngân sách của Hy Lạp là 13,6% GDP - cao hơn hẳn so với con số ước tính được chính phủ Hy Lạp đưa ra trước đó.
I-ta-li-a và Tây Ban Nha mặc dù chưa thực sự rơi vào khủng hoảng, nhưng cũng ở trong vòng nguy hiểm.Thâm hụt ngân sách của I-ta-li-a vào năm 2011 mới chỉ ở mức 5% GDP, nhưng nợ công đã xấp xỉ 120% GDP.Tây Ban Nha nợ công ở mức 72% GDP, trong khi thâm hụt ngân sách lại rất cao, gần 9% GDP. Hệ quả là sau thời điểm này, nợ công của EU đều có xu hướng tăng vọt, điển hình là Hy Lạp và Italia đều ở mức trên 115% vào năm 2009. . Đồng Euro liên tục mất giá, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm tổn thất hàng nghìn tỷ USD thu nhập tài chính của các nước thành viên EU. Từ năm 2010, diễn biến nợ công của khu vực đồng Euro ngày càng xấu đi khi nợ công tăng từ 65% năm 2007 lên 85% năm 2010 và ngân sách liên tục trong tình trạng thâm hụt vượt quá mức giới hạn 3% mà EU đã đề ra
Theo số liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat), trong quý I-2014, tổng nợ công của 18 nước Eurozone đã tăng tương đương 93,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn so với mức 92,7% trong quý liền kề trước đó. Tổng nợ cơng của 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU), cũng tăng từ 87,2% lên 88% GDP. Với mức tăng trưởng chỉ là 0,2% trong quý III năm 2014 và lạm phát ở mức 0,3% trong tháng 11 /2014. Mặc dù nền kinh tế đã trải qua 4 quý tăng trưởng liên tiếp, nhưng tình hình tài chính cơng của xứ Sương mù vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. . Hy Lạp và Tây Ban Nha vẫn đang bị mắc kẹt trong giảm phát và người ta lo ngại rằng tình trạng này sẽ lây lan sang các nước khác trong khu vực - giá cả sẽ tiếp tục giảm; doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ
tiếp tục trì hỗn chưa chi tiêu để đợi giá giảm thêm nữa. Giá dầu giảm
lại càng
làm vịng xốy giảm phát sâu thêm.Điều này đặt ra dấu hỏi với kế hoạch mà Bộ
trưởng Tài chính George Osborne từng theo đuổi nhằm xóa bỏ thâm hụt ngân sách trong tài khóa 2017-2018. Trong khi đó, các nước Eurozone có tỷ lệ nợ cơng cao lần lượt là Hy Lạp (tương đương 174,1% GDP), Italia (135,6% GDP), Bồ Đào Nha (132,9% GDP). Giới chuyên gia kinh tế cảnh báo với mức nợ cao như hiện nay, ba nước trên khó có thể thanh tốn nợ trong tương lai gần.
Nariman Behravesh, chuyên gia kinh tế tại IHS đã dự báo : “Các yếu tố cơ bản vẫn cịn tích cực và sẽ tiếp tục hỗ trợ cho đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu vào năm 2015”. Dự báo của IHS cho thấy, kinh tế tồn cầu có khả năng tăng 3% trong năm 2015, cao hơn so với con số ước tính 2.7% của năm 2014.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tiếp tục rơi vào khó khăn trong năm 2015 do sự yếu kém của thị trường lao động. Tuy nhiên, trước sự kết hợp của nhiều yếu tố như giá dầu thấp, sự suy yếu của đồng EUR, các ảnh hưởng từ chính sách tài khóa và nợ nước ngoài được giảm bớt, cùng với sự mở rộng của các chính sách kích thích kinh tế sẽ góp phần kích thích đà tăng trưởng kinh tế của Euzozone trong năm tới. Theo dự báo từ IHS, tăng trưởng 2015 của khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ tăng tốc lên mức 1.4% từ mức 0.8% trong năm nay.Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) liên tục chìm đắm trong khủng hoảng và có đầy đủ lý do cho thấy khủng hoảng sẽ tiếp diễn trong năm 2015. Thêm vào đó nữa là những rối ren chính trị ở Hy Lạp. Chiến thắng vang dội của đảng cánh tả cấp tiến Syriza trong cuộc bầu cử ngày 25/1/2015 đã khiến người ta lo ngại rằng đảng này sẽ lật ngược chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ tiền nhiệm, theo quy định của các chủ nợ quốc tế, đưa tới khả năng nước này có thể phải rời khỏi Eurozone. Điều này chắc chắn sẽ làm gia
tăng thêm sức ép và sự bất ổn cho khu vực sử dụng đồng tiền chung
châu Âu
Các biện pháp được công bố trong năm 2014 đều không mang lại tác động mong
muốn, ví dụ như việc yêu cầu các ngân hàng trong khu vực phải nộp phí gửi tiền
tại Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhằm khuyến khích việc cho vay. Giờ thì ECB đã phải tung ra vũ khí cuối cùng là chương trình mua trái phiếu chính phủ hay cịn gọi là nới lỏng định lượng (QE), theo cách làm của Fed. Đức đã phản đối kịch liệt biện pháp này nhưng số liệu kinh tế ảm đạm của năm 2015
có thể đã khiến ECB không thể chần chừ được nữa..