CHƯƠNG 1 : LÍ LUẬN CHUNG
2.3 Kinh nghiệm kiểm toán nợ công của Châu Âu
2.3.3. Biện pháp của các nước liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm
nghiệm cho Việt Nam
Biện pháp của các nước liên minh Châu Âu
Để đối phó với khủng hoảng nợ cơng châu, liên minh Châu Âu đã đưa ra các giải pháp ngắn hạn và dài hạn như sau:
về ngắn hạn, quỹ bình ổn tài chính châu Âu(EFSP) : ngày 9/5/2010, 27 nước châu Âu đã đồng ý thành lập quỹ Bình ổn tài chính Châu Âu, một cơng cụ tài chính hợp pháp được tài trợ tài chính bời các thành viên lien minh châu Âu nhằm giúp đảm bảo ổn định tài chính tại châu Âu.
Cơ chế bình ổn tài chính châu Âu(EFSM) ngày 5/1/2011, liên minh châu Âu thành lập cơ chế bình ổn tài chính châu Âu, đây là một quỹ khẩn cấp lấy vốn từ các thị trường tài chính và ngân sách của Liên minh châu Âu dưới sự đảm bảo của Uỷ ban châu Âu.
Hiệp ước Brussels: ngày 26/10/2011, lãnh đạo 17 nước họp tại Brussels và đồng ý xóa 50% nợ choHy Lạp bằng quỹ cứu trợ do quỹ bình ổn tài chính châu Âu thực hiện.
Sự can thiệp của ngân hàng trung ương châu ÂU(ECB): ECB đã thực hiện một số những biện pháp nhằm hạn chế tình hình bất ổn và nâng cao tính thanh khoản của thị trường tài chính.ECB mua lại các khoản nợ của chính phủ và tư nhân, lên tới 200 tỉ euro và công bố kế hoạch phân phối hoạt động tái cấp vốn dài hạn.
Cải tổ và tái cơ cấu đối với hệ thống tài chính ngân hàng, quản lí nhà nước, tái cấu trúc nền kinh tế, khu vực đầu tư cơng...
về dài hạn, liên minh tài khóa châu Âu(european fiscal union): thiết lập một liên minh tài khóa trong khu vực eurozone, với những cơ chế kiểm sốt tài khóa chặt chẽ và trừng phạt mạnh mẽ các thành viên trong hiệp ước của Liên minh Châu Âu.
Cơ chế bình ổn Châu Âu(European stability mechanism) là một chương trình quỹ cứu trợ dài hạn tiếp theo quỹ Bình ổn tài chính châu Âu và cơ chế bình ổn tài chính châu Âu. ESM được triển khai vào thang 7/2012, song hành với È cho đến khi quỹ cứu trợ ngắn hạn này hết hiệu lực vào giữa năm 2013.nhiệm vụ vủa ESM là hỗ trợ tài chính cho các thành viên eurozone vào thời điểm khó khăn nhằm duy trì sự ổn định tài chính trong khu vực. các nước thành viên Euruzone đang gặp khó khăn về tài chính có thể vay tiền từ ESM để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ cơng nhưng đổi lại các nước này phải tiến hành cải cách tài chính và tái cơ cấu nền kinh tế.
Quỹ tiền tệ châu Âu(European monetary fund) thành lập ngày 20/10/2011 là sáng kiến chuyển đổi từ quỹ bình ổn tài chính châu Âu. Quỹ này có thể cung cấp cho các chính phủ trái phiếu châu Âu có lãi suất cố định ở mức thấp hơn một chút so với mức tăng trưởng kinh tế trung hạn.
Đồng thời, ngày 10/5/2010, EU và IMF đã nhất trí thiết lập “quỹ chống khủng hoảng” trị giá 750 tỉ USD. Theo đó, các nước châu âu đưa ra 440 tỉ euro khoản vay mới và bơm thêm 60 tỉ euro cho chương trình vay đang thực hiện, IMF cũng đóng góp 250 tỉ euro cho gói cứu trợ.
Bên cạnh sự hỗ trợ trực tiếp của EU và IMF, các quốc gia châu Âu cịn thực hiện hàng loạt những chính sách thắt chặt ngân sách nhằm cố gắng giảm thâm hụt ngân sách xuống chỉ cịn mức 3% GDP và tổng cơng nợ ở ,mức 60% như giới hạn đã được hiệp ước ổn định và phát triển đặt ra.
Ngài ra, tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 19 của liên minh châu Âu diễn ra ngày 28-29/6/2012, các lãnh đạo EU cũng đã đồng thuận cho phép sử dụng quỹ
cứu trợ trực tiếp giải cứu các ngân hàng đang gặp khó khăn mà khơng
làm tăng
thêm gánh nợ cho các chính phủ.
Hy Lạp đã chính thức kêu gọi hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các quốc gia thành viên Eurozone. Bộ trưởng Tài chính các nước Eurozone đã quyết định hỗ trợ tài chính dành cho Hy Lạp với mức hỗ trợ 110 tỷ euro trong vòng 3 năm 2011-2013 (lãi suất ưu đãi là 5%), trong đó các nước thuộc Eurozone bỏ ra 80 tỷ euro và 30 tỷ còn lại là IMF. Đổi lại, Hy Lạp phải cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 11% GDP (2011) và xuống dưới mức quy định 3% của EU vào năm 2013.Để ngăn chặn khủng hoảng nợ có nguy cơ quay trở lại, các nhà lãnh đạo Cựu lục địa đã đưa ra nhiều giải pháp mang tính tổng thể. Trong đó, đáng chú ý là việc EU đề ra kế hoạch lập một liên minh ngân hàng.Tháng 11/2014, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ bắt đầu giám sát các ngân hàng lớn trong Eurozone. Bước tiếp theo là đưa ra một cơ chế chung nhằm ngăn chặn việc các ngân hàng gặp khó khăn sẽ làm sụp đổ các chính phủ, như đã xảy ra với Ireland năm 2010. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, những giải pháp mà ECB vừa đưa ra chưa chắc đã mang lại tác dụng bởi chúng mới chỉ nhắm tới lĩnh vực ngân hàng.Trong khi đó, vấn đề bức thiết hiện nay là phải xây dựng được một mơ hình tăng trưởng hợp lý hơn cho cả khu vực đang vật lộn với suy thoái kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu.
Bài học rút ra đối với Việt Nam
Việt Nam nên tận dụng cơ hội hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để giảm gánh nặng nợ công. Tuyinhiên trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc nhận viện trợ từ các nguồn như ODA dù có nhiều ưu đãi, xong đây không phải hồn tồn là “miếng ăn miễm phí”. Nhận viện trợ dể phát triển nhưng gánh nặng
nợ vẫn cịn để tới tương lai. Chính vì thế khi nhận viện trợ, chính phủ
Việt Nam
nên cân nhăc tính cấp thiết của khoản đầu tư tránh trường hợp gây thất thốt lãng
phí vốn.
Bên cạnh đó, hạn chế chi tiêu là điều cần thiết, như vậy đi vay nợ để chi trả cho chi tiêu sẽ là không cần thiết. Điều này khơng có nghĩa là Việt Nam không nên đi vay nợ, vay nợ để đầu tư phát triển là điều cần thiết cho nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay, tuy nhiên cần thẩm định kỹ lưỡng các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn loại này, bởi sự thất bại của dự án đồng nghĩa với gánh nặng nợ sẽ lại tiếp tục đè nặng thêm.