Tác động của khủng hoảng nợ công đến nền kinh tế Châu Âu và thế

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kiểm toán nợ công ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 1 : LÍ LUẬN CHUNG

2.3 Kinh nghiệm kiểm toán nợ công của Châu Âu

2.3.2. Tác động của khủng hoảng nợ công đến nền kinh tế Châu Âu và thế

và thế giới

Tác động đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu là đồng euro liên tục trượt giá so với các đồng tiền khác. Điều này thiệt hại nặng nề cho các quốc gia thành viên trong khối eurozone.biến động tỉ giá ảnh hưởng trực tiếp lên các cán thương mại, do chi phí các hàng hóa nhập khẩu gia tăng theo đà suy giảm của đồng euro. Thêm nữa, bên cạnh việc nhận viện trợ từ EU và IMF, các quốc gia này cũng phải tập trung nguồn lực để chống chọi với các cuộc khủng hoảng, trong khi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu cuối năm 2007 vẫn chưa hồn tồn được dập tắt.hậu quả trực tiếp từ những chính sách tài khóa thắt chặt ngân sách tại khu vực này làm cho tăng tăng trưởng kinh tế đều thấp và thậm chí có tăng trưởng âm tình hình thất nghiệp và lạm phát tăng cao, đồng euro mất giá, tăng trưởng GDP giảm sút làm cho thu nhập thực tế người dân và cầu tiêu dung với hàng nhập khẩu giảm mạnh.. Nền tài chính của nhiều nước suy yếu nghiêm trọng và phải mất nhiều năm mới phục hồi.các ngân hàngvà các tổ chức tài chính phá sản hàng loạt.

Cụ thể là, cuộc khủng hoảng nợ công của các nước khu vực đông euro đã là cho đồng euro mất giá so với đồng nhân dân tệ. điều này làm tăng áp lực chi phí cho các nhà sản xuất Trung Quốc, tác động tiêu cực đến xuất khẩu Ttrung Quốc, hàng hóa xuất khẩu sang Eu kém cạnh tranh, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của nước này.bên cạnh đó, trong nhiều năm , nhằm tránh lệ thuộc quá nhiều cào trái phiếu kho bạc Mỹ, Trung Quốc đã đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại tệ, mở rộng nắm giữ trái phiếu chính phủ của các nước châu Âu. Với cuộc khủng hoảng của châu Âu, Trung Quốc đã mất khá nhiều tiền trong tổng số giá trị dự trữ ngoại hối của mình.

Mỹ cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng từ châu Âu, đặc biệt là khả năng phục hồi kinh tế Mỹ.khủng hoảng nợ công châu Âu làm cho thị trường tài chính Mỹ đi xuống bởi Mỹ là chủ nợ lớn của các nước thuộc khu vực đồng Euro và đồng euro mất giá so với đồng đôla Mỹ khiến hoạt động xuất nhập khẩu của Mỹ bị ảnh hưởng tiêu cực. bên cạnh đó, lợi nhuận của các cơng ty Mỹ có thị phần tại châu Âu giảm do thị trường châu Âu đóng góp 20% tổng doanh thu của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng của Mỹ. việc gia tăng bất ổn thị trường tài chính và các điều kiện tín dụng thắt chặt ở châu Âu làm giảm ý chí của các cơng ty cho vay, cho thuế của Mỹ.

Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu kéo theo một loạt các hệ quả tất yếu: tốc độ phục hồi kinh tế thế giới chậm lại( có thể theo hình chữ Ư they vì là chữ V), nhiều ngân hàng trung ương các nước phát triển duy trì mức lãi suất sàn thấp lịch sử nhằm kích thích phục hồi kinh tế và chấp nhận lạm phát trong chừng mực nhất định

Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu tạo ra hai tác động trái chiều với luồng vốn FDI trên phạm vi toàn cầu. những quốc gia có trình độ phát triển tưởng đương với các nước thuộc EU sẽ hưởng lợi cho nguồn vốn FDI sẽ dịch chuyển từ các nước châu Âu sang các quốc gia này khi nhà đầu tư muốn tránh thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng tăng cao tại các quốc gia Châu Âu.

Các nhà đầu tư trên thế giới tìm vàng như một nơi trú ẩn an toàn khi cuộc khủng hoảng chấu Âu ngày một lan rộng, làm cho giá vàng tăng mạnh.

Cuộc khủng hoảng cũng tạo ra những biến động khó lường về tỉ giá. Đồng USD và đặc biệt là đồng Yên tăng mạnh so với đồng Euro đã tạo ra những rủi ro nhất định trong việc vay trả ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như hoạt động ngoại hối của các ngân hàng thương mại.

Trong dài hạn, nếu q trình hồi kéo dài và thậm chí tiếp tục lan rộng ra các quốc gia khác, thì khu vực châu Âu cũng như các cuộc gia khác sẽ càng khó khăn trong việc phục hồi kinh tế từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. trường hợp tồi tệ nhất là việc khu vực đồng tiền chung châu Âu tan vỡ, điều này sẽ làm sụp đổ niềm tin về việc hội nhập kinh tế ở tầm khu vực cũng như toàn thế giới.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kiểm toán nợ công ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w