Giới thiệu khát quát về công ty Cổ phần xây dựng số 17 Vianconex

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng vinaconex số 17 (Trang 35 - 99)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.1 Giới thiệu khát quát về công ty Cổ phần xây dựng số 17 Vianconex

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Với tầm nhìn chiến lược về thị trường lớn mạnh và giàu tiềm năng ở Khánh Hòa và các tỉnh lân cận miền Nam Trung Bộ. Ngay từ đầu năm 1999 tổng công ty xuất nhập khẩu Việt Nam đã định hướng phát triển sản xuất kinh doanh tại địa bàn này nhăm khai thác tiềm năng của khu vực và tạo vị thế của mình trên thị trường. Chính vì vậy chi nhánh Vinaconex 17 tại Nha Trang Khánh Hòa được thành lập theo quyết định số 398QĐ/VC_TVLĐ ngày 21/07/1999. Ban đầu nhân lực chỉ có 8 người, phải thuê văn phòng làm việc tại 15H Thái Nguyên Nha Trang, cơ sở vật chất thiếu thốn. Nhưng với sự cố gắng và quyết tâm của cán bộ nhân viên, chi nhánh đã bước vào sản xuất ngay, với nhiều ngành nghề đa dạng: công trình cấp thoát nước, công trình xây dựng dân dụng, cầu đường…

Mới chỉ hoạt động trong thời gian ngắn, năm 2000 chi nhánh đã kí kết các hợp đồng thi công với giá trị lớn như:

- Công trình trạm xử lí nước sạch khu công nghiệp suối dầu. - Công trình trung tâm văn hóa tỉnh Khánh Hòa.

- Công trình công viên HuynDai Vinashin và một số công trình khác… Sau gần 2 năm hoạt động, chi nhánh đã khẳng định được vị thế của mình và được Tổng công ty đề nghị Bộ trưởng Bộ xây dựng ra quyết định 845/QĐ ngày 18/05/2001 thành lập công ty xây dựng số 17 trên cơ sở tổ chức lại chi nhánh Vinaconex 17. Công ty được tổ chức hoạt động theo hình thức doanh nghiệp hạch toán độc lập. Tổng công ty quan tâm đầu tư chiều sâu, tạo điều kiện cho công ty xây dựng cơ sở vật chất của riêng mình, phát triển năng lực sản xuất kinh doanh. Tháng

6/2001 công ty đầu tư mua lô đất 7200m2 tại Hòn Dung Nha Trang để đặt trạm sản xuất bê tông thương phẩm, xưởng sửa chữa xe máy, kho vật tư…

Công ty định hướng mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận và được Tổng công ty Vinaconex ra quyết định số 530QĐ/VC_TCLĐ ngày 08/05/2002 thành lập chi nhánh công ty xây dựng số 17 tại 106 Lê Thánh Tông - Buôn Mê Thuột - DăkLak. Đến nay, hàng năm giá trị tổng sản lượng của chi nhánh đã đạt trên 10 tỷ đồng, góp phần cùng công ty phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Công ty được tặng bằng khen về việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong 2 năm liên tiếp 2001-2002 do Bộ xây dựng khen tặng.

Tháng 11/2002 nhà điều hành sản xuất chính thức được đưa vào sử dụng tại 184 Lê Hồng Phong Nha Trang, tạo điều kiện cho công ty trong quan hệ quản lí, điều hành cũng như phát triển sản xuất kinh doanh.

Không ngừng tìm kiếm thị trường đầu tư xây dựng để phát triển sản xuất kinh doanh, đa dạng ngành nghề cũng như quảng bá thương hiệu Vinaconex. Công ty xây dựng số 17 thấy rõ sự cần thiết phải vươn tới thị trường thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh phía Nam. Năm 2003 công ty đã đề nghị và được Tổng công ty ra quyết định số 1188/QĐ/BXD ngày 15/08/2003 thành lập chi nhánh Vinaconex tại thành phố Hồ Chí Minh.

Để thực hiện theo đa dạng sở hữu vốn Nhà nước, hòa nhập vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Công ty xây dựng số 17 đang từng bước cổ phần hóa doanh nghiệp vào những tháng cuối năm 2003. Ngày 30/10/2003 Bộ trưởng Bộ xây dựng ra quyết định số 1437/QĐV-Vinaconex chuyển công ty xây dựng số 17 thuộc Tổng công ty Vinaconex thành công ty cổ phần xây dựng số 17 Vinaconex và chính thức hoạt động vào đầu năm 2004.

Tên gọi đầy đủ: Công ty Cổ phần xây dựng số 17 Vinaconex

Tên giao dịch quốc tế: The construction Joint stock Company N17 Vinaconex Địa chỉ trụ sở chính: 184 Lê Hồng Phong-Nha Trang –Khánh Hòa. Điện thoại: 0583.875.336 Fax: 0583.875.410

Sau 3 năm hoạt động, công ty thành lập them chi nhánh tại tỉnh Ninh Thuận theo quyết định số 02/VC17 ngày 01/04/2006 tại 623/3 Thống Nhất - Phan Rang - Tháp Chàm.

Phải nói rằng có được những thành quả khích lệ như trên là do sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, cùng với sự ủng hộ nhiệt tình và niềm tin từ phía đông khách hàng, chiếm được lòng tin sự ngưỡng mộ của lãnh đạo và các cơ quan ban ngành tại địa phương. Công ty luôn hoàn thành kế hoạch đề ra. Đến nay công ty được Bộ xây dựng xếp hạng doanh nghiệp loại II và trở thành doanh nghiệp sản xuất đa ngành, đa dạng hóa sản xuất, phát triển sản xuất kinh doanh tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 2.1.2.1 Chức năng 2.1.2.1 Chức năng

Công ty có chức năng kinh doanh các ngành nghề theo giấy phép kinh doanh số 3703000081 ngày 26/12/2003 và giấy chứng nhận kinh doanh điều chỉnh lân thứ 4 ngày 22/03/2006 do Sở kế hoạch đầu tư Khánh Hòa cấp như sau:

- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông thủy lợi, bưu điện; công trình kĩ thuật hạ tầng đo thị và công nghiệp.

- Thi công nền móng, xử lí trên nền đất yếu, xử lí nước thải, lắp đặt đường ống. - Xây dựng các công trình công nghệ, công trình đường dây và trạm biến thế 200kv, công trình cầu cảng sân bay.

- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, khai thác nước sạch.

- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng cát, đá, bê tông thương phẩm… - Vận chuyển và giao nhận hàng hóa, kinh doanh khách sạn du lịch

- Cho thuê nhà ở, nhà phục vụ với mục đích kinh doanh cho thuê kho, bãi đậu xe, kiot, trung tâm thương mại.

2.1.2.2 Nhiệm vụ

- Liên doanh liên kết với các đơn vị, tổ chức, các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh; mở rộng phạm vi khai thác thị trường.

- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, chế độ, chính sách pháp luật của nhà nước. - Bám sát sự chỉ đạo của cấp trên giao để thực hiện tốt quy định quản lí vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do cấp tỉnh và bộ xây dựng giao.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Đại hội đồng cổ đông:

- Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty. Tất cả các cổ đông đủ điều kiện, hội đồng quản trị và ban kiểm soát đều có quyền tham dự. Đại hội đồng cổ

Hội đồng quản trị

Các đơn vị kinh doanh trực thuộc Phòng tổ chức – hành chính Nhà máy bê tông, đội xe Chi nhánh Dăk Lăk Chi nhánh NinhThuận Các đội xây dựng Phòng đầu tư – kinh doanh vật tư Phòng tài chính – kế hoạch Phòng kĩ thuật đấu thầu Đại hội đồng cổ đông Giám đốc Các phó giám đốc Ban kiểm soát

đông có quyền và nhiệm vụ theo mục 315 – điều lệ công ty có thể tóm tắt như sau: Quyết định số cổ phần chào bán, mức cổ tức, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát, xem xét và xử lý các vi phạm của hội đồng quản trị và ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty, thông qua báo cáo của hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình hoạt động của công ty.

Hội đồng quản trị:

- Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty (trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông).

- Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ sau: quyết định chiến lược phát triển của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc và các cán bộ quản lí, quyết định giá chào bán cổ phần…

Ban kiểm soát:

- Là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành công ty. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thẩm định báo cáo tài chính, thông báo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo về tính chính xác trung thực của công tác kế toán…

Giám đốc:

- Là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và chiu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội cổ đông về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc có nhiệm vụ: tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, bảo toàn và phát triển vốn, xây dựng và trình duyệt kế hoạch, quy chế quản lý, quy chế tài chính.

Phó giám đốc:

- Là người giúp việc cho giám đốc và tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực kỹ thuật, kinh doanh.

- Làm việc theo sự phân công ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật trước nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền, chỉ đạo điều hành công tác khi giám đốc đi vắng.

Phòng tài chính- kế hoạch:

Là phòng tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính kế toán, kế hoạch và có các chức năng sau:

- Tạo lập quản lí và phân phối nguồn vốn phục vụ cho sự nghiệp đầu tư phát triển, thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty theo các kế hoạch dài và ngắn hạn.

- Phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ tài chính của nhà nước.

- Tổ chức công tác hạch toán kế toán, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ với mọi hoạt động kinh tế của đơn vị.

- Lập báo cáo tài chính - kế toán phục vụ cho quản lí của nhà nước và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.

- Tổ chức quản lí theo dõi mọi hoạt động tài chính kế toán tại các đơn vị thành viên.

- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kế toán. Nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch dài hạn, trung hạn hàng năm về các chỉ tiêu tài chính phù hợp với chiến lược và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo từng thời kì.

- Tham gia các dự án đầu tư của công ty.

- Chuẩn bị và thực hiện các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các quỹ của đơn vị, vay ngân hàng và các tổ chức tài chính trong nước nhằm phục vụ cho đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh.

- Quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn theo chế độ hiện hành của nhà nước.Thực hiện chế độ phân phối nguồn lực cho hoạt động SXKD và phân phối kết quả SXKD theo yêu cầu của nhà quản lý.

- Xây dựng phương án tổ chức bộ máy kế toán của công ty, của đơn vị trực thuộc, đào tạo bồi dưỡng cán bộ kế toán.

Phòng Tổ chức – hành chính:

Giúp giám đốc tuyển chọn công nhân viên, đào tạo nhân viên, khen thưởng, kỉ luật hay cho thôi việc, tiếp nhận giấy tờ, quản lí công văn đi và đến, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ theo dõi thi đua, phòng chống bão lụt, bảo vệ môi trường,quản lí tài sản hành chính,mua sắm thiết bị văn phòng. Ngoài ra, phòng còn đưa ra kế hoạch dự trự kinh phí đầu năm phục vụ công tác hành chính.

Phòng kỹ thuật đấu thầu:

- Là đơn vị tham gia giúp việc cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ kĩ thuật thi công, chất lượng công trình, biện pháp, tiến độ thi công.

- Tiếp nhận kiểm tra và xử lí các thông tin, xác nhận hồ sơ chất lượng công trình và thủ tục công trình có liên quan.

- Quản lí công tác đấu thầu và chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra đôn đốc toàn bộ quy trình tổ chức, thực hiện an toàn chất lượng, tiến độ thi công hiệu quả đúng hợp đồng với chủ đầu tư và hợp đồng giao khoán nội bộ

- Kết hợp với phòng nghiệp vụ giải quyết nhanh chóng công tác thanh toán,quyết toán và thu hồi vốn công trình

- Liên hệ với các đối tác tìm hiểu thị trường, lập phương án kế hoạch đấu thầu công trình, kiểm tra hồ sơ nhận đấu thầu trước khi trình lãnh đạo công ty.

- Đảm bảo chính xác và chất lượng hồ sơ về pháp lí, thực hiện nghiêm túc chế độ bảo mật và lưu trữ hồ sơ hoàn thành đúng thời hạn quy định.

Phòng đầu tư – kinh doanh vật tư:

- Là phòng chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác kinh doanh vật tư thiết bị thi công của công ty và công tác đầu tư, quản lí đầu tư của công ty. Tham gia lập hồ sơ dự thầu. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm dựa trên kế hoạch SXKD và dự án đầu tư của công ty. Xây dựng định mức kinh tế kĩ thuật, định mức nội bộ về tiêu hao vật tư…

Các đơn vị hoạt động kinh doanh trực thuộc:

Là đơn vị trực tiếp tham gia công tác sản xuất kinh doanh của công ty.

2.1.4. Tổ chức bộ máy sản xuất tại công ty

Tham gia đấu thầu dự án

Sau khi trúng thầu,làm thủ tục giao nhận hồ sơ triển khai công tác chuẩn bị thi công

Lập kế hoạch thi công và chuyển giao cho phòng KTĐT và quản lí dự án

Lập kế hoạch cung ứng nhân lực Lập kế hoạch cung ứng vật tư Tiến hành nhận mặt hàng cùng các hạng mục Lập tiến độ thi công công trình

Ghi nhật kí thi công công trình hằng ngày Thực hiện tổ chức thi công công trình theo kế hoạch

Giám sát dội chất lượng thi công và đội kĩ thuật tiến hành nghiệm thu Lập kế hoạch cung ứng thiết bị

Nộp hồ sơ hoàn thành công trình Ghi kết quả vào nhật kí, định kì lập báo cáo

Thanh quyết toán công trình nội bộ

Lưu hồ sơ công trình

2.1.4. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 2007 – 2009

ĐVT: 1.000VND

Năm 2008/2007 Năm 2009/2008

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

+/- % +/- % Tốcđộ tăng bình quân Doanh thu 16.067.068 30.792.307 45.632.502 14.725.239 91.65 14.840.195 48.19 1.685 LNTT -4.132.997 910.072 1.283.794 5.043.069 373.722 41.07 LNST -4.132.997 674.363 1.283.794 4.807.360 609.431 90.37 TVKDBQ 136.386.385 127.516.400 95.658.316 -8.869.985 -6.5 -31.858.084 -24.98 0.837 TVCSHBQ 8.285.396 12.109.587 13.912.626 3.824.191 46.16 1.803.039 14.88 1.296 Sốlao động 200 200 215 0 0 15 7,5 1.037 Thu nhập bq 2.200 2.500 2.800 300 13,64 300 12 1.128 Nộp NSNN 832.315 859.983 2.221.708 27.668 3.32 1.361.725 158.34 1.634

Với sự nỗ lực của mình, công ty xây dựng số 17 đã chiếm được những vị thế quan trọng trên thị trường. Điều này thể hiện khá rõ qua một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

Qua bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy:

- Doanh thu có sự tăng lên rõ rệt qua các năm, năm 2008 tăng 91,65% so với năm 2007 tương ứng tăng 14.725.239 nghìn đồng. Năm 2009 tăng 48,19% so với năm 2008 tương ứng tăng 14.840.194 nghìn đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng vinaconex số 17 (Trang 35 - 99)