Phương pháp tính giá thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng vinaconex số 17 (Trang 28 - 99)

L ỜI MỞ ĐẦU

1.2.6. Phương pháp tính giá thành

1.2.6.1.Đối tượng tính giá thành

Trong hoạt động xây lắp, việc xác định đối tượng tính giá thành là tùy thuộc vào: đối tượng lập dự toán và phương thức thanh toán giữa bên giao thầu và nhận thầu. Do vậy đối tượng tính giá thành:

- Sản phẩm hoàn chỉnh ( theo đơn đặt hàng ): Là các công trình, các hạng mục công trình đã xây lắp xong đến giai đoạn cuối cùng của toàn bộ quy trình công nghệ và chuẩn bị bàn giao cho đơn vị sử dụng. Phương thức thanh toán là thanh toán 1 lần. Giá thành sản phẩm hoàn chỉnh là thước đo bù đắp chi phí bỏ ra nhưng không đáp ứng yêu cầu quản lý kịp thời vì chỉ tính khi hạng mục công trình, khi công trình hoàn thành.

- Sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước: Là các đối tượng xây lắp chưa kết thúc toàn bộ công tác quy định trong thiết kế kĩ thuật mà chỉ kết thúc việc thi công đến một giai đoạn nhất định. Phương thức thanh toán được thanh toán theo

từng giai đoạn quy ước. Giá thành sản phẩm hoàn thành theo quy ước phục vụ kịp thời cho giai đoạn kiểm tra tình hình sử dụng các loại chi phí.

- Khối lượng xây lắp hoàn thành nhất định do doanh nghiệp xây lắp tự xác định: khi đối tượng lập dự toán là công trình hay hạng mục công trình, phương thức thanh toán được thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng.

1.2.6.2. Kỳ tính giá thành

Kì tính giá thành sản phẩm là thời kì mà bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng cần tính giá thành được lựa chọn căn cứ vào chu kỳ sản xuất.

Việc xác định kì tính giá thành thích hợp sẽ đảm bảo cho việc cung cấp kịp thời các số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tính giá thành.

Đối với ngành xây lắp, chu kì sản xuất dài, sản phẩm mang tính chất đơn chiếc nên kì tính giá thành thông thường được xác định tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của từng công trình, điều này thể hiện thong qua phương thức thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu.

1.2.6.3. Phương pháp tính giá thành

Việc tính giá thành cho những công trình, hạng mục công trình hoàn thành được sử dụng căn cứ vào mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành để lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp:

- Phương pháp trực tiếp: Được áp dụng trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí cũng là đối tượng tính giá thành (công trình, hạng mục công trình). Khi sản phẩm hoàn thành, tổng chi phí theo đối tượng hạch toán cũng là giá thành đơn vị sản phẩm.

- Phương pháp tổng cộng chi phí: được áp dụng trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí là bộ phận của sản phẩm nhưng đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. Để tính giá thành đơn vị cho sản phẩm hoàn thành phải cộng chi phí của tất cả các bộ phận sản phẩm lại.

- Phương pháp hệ số: được áp dụng trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí là nhóm sản phẩm, nhóm các hạng mục công trình nhưng đối tượng tính giá thành là từng công trình, từng hạng mục công trình hoàn thành…

- Phương pháp tỉ lệ: được áp dụng trong trường hợp giống như phương pháp hệ số nhưng chưa biết được hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng sản phẩm trong nhóm. Căn cứ vào tổng chi phí sản xuất thực tế và tổng dự toán xây lắp trước thuế để xác định giá thành thực tế của từng hạng mục công trình (thông qua việc xác định tỉ lệ tính giá thành).

- Phương pháp liên hợp: kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành.

1.3. Kế toán theo phương thức khoán gọn trong xây dựng

Khoán gọn là một hình thức quản lý mới xuất hiện trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay. Các đơn vị nhận khoán (công trường, xí nghiệp, tổ đội..) có thể nhận khoán gọn khối lượng công việc hoặc hạng mục công trình.

Giá nhận khoán bao gồm cả chi phí tiền lương, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chi phí sản xuất chung.

Khi nhận khoán, bên giao khoán và bên nhận khoán phải lập hợp đồng giao khoán, trong đó ghi rõ nội dung công việc, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên cũng như thời gian thực hiện hợp đồng. Khi công trình hoàn thành thì 2 bên phải tiến hành nghiệm thu, bàn giao, thanh lý hợp đồng.

1.3.1. Đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng

Kế toán mở sổ theo dõi chi tiết cho tưng đối tượng nhận khoán

Việc tạm ứng để thực hiện khối lượng xây lắp và quyết toán về khối lượng nhận khoán thực hiện phải căn cứ vào hợp đông giao khoán, kèm theo bảng kê khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được duyệt.

Tài khoản sử dụng: TK 1413 – tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ

Phương pháp hạch toán:

Khi tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khối lượng giao khoán xây lắp nội bộ gồm: vật tư, công cụ, vốn bằng tiên…

Nợ 1413 – tạm ứng chi phí xây lắp nội bộ

Có 111, 112

Có 152, 153

Có …

Căn cứ vào bảng quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được duyệt:

Nợ 621, 622, 623, 627 Nợ 133

Có 1413 – tạm ứng chi phí xây lắp nội bộ Thanh toán bổ sung số thiếu cho đơn vị nhận khoán: Nợ 1413 – tạm ứng chi phí xây lắp nội bộ

Có 111, 112

1.3.2 Đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng

Đơn vị cấp trên có thể giao khoán cho đơn vị cấp dưới toàn bộ giá trị của công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp; hoặc chỉ giao khoán phần nhân công của khối lượng xây lắp.

Đơn vị nhận khoán tổ chức công tác kế toán bao gồm chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, báo cáo tài chính theo chế độ hiện hành và định kỳ nộp báo cáo về phòng kế toán của đơn vị cấp trên để tổng hợp.

Đội trưởng đơn vị nhận khoán phải chịu hoàn toàn tách nhiệm về các mặt hoạt động sản xuất xây lắp.

Tài khoản sử dụng:

Đơn vị giao khoán: TK 1362 – phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ.

Đơn vị nhận khoán: TK 3362 – phải trả về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ.

1.3.2.1. Đơn vị nhận khoán tổ chức kế toán riêng nhưng không xác định kết quả kinh doanh riêng quả kinh doanh riêng

Khi ứng tiền, nguyên vật liệu, chi phí cho đơn vị nhận khoán:

Nợ 1362 – phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ Có 111, 112, 152…

Chi phí khấu hao phân bổ cho đơn vị nhận khoán:

Nợ 1362 – phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ Có 214 – hao mòn TSCĐ

Nhận giá trị khối lượng xây lắp của đơn vị nhận khoán bàn giao: Nợ 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có 1362 – phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán Nhận VAT do đơn vị nhận khoán bàn giao:

Nợ 133 – thuế GTGT được khấu trừ

Có 1362 – phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán Thanh toán số tiền còn lại cho đơn vị nhận khoán:

Nợ 1362 – phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán Có 111, 112 – số tiền còn lại

Kế toán tại đơn vị nhận khoán

Khi nhận tiền, nguyên vật liệu ứng trước của đơn vị giao khoán: Nợ 111, 112, 152

Có 3362 – phải trả về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán

Các chi phí xây lắp phát sinh được tập hợp trên các TK 621, 622, 623, 627 Tổng hợp chi phí xây dựng, lắp đặt để tính giá thành khi hoàn thành: Nợ 1541 – xây lắp

Có 621, 622, 623, 627

Bàn giao giá trị nhận khoán với đơn vị giao khoán:

Nợ 3362 – phải trả về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán Có 1541 – xây lắp

Bàn giao VAT cho đơn vị giao khoán:

Nợ 3362 – phải trả về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán Có 133 – thuế GTGT được khấu trừ

1.3.2.2. Đơn vị nhận khoán tổ chức kế toán riêng và xác định kết quả kinh doanh riêng doanh riêng

Việc hạch toán kế toán ở đơn vị nhận khoán và giao khoán tương tự như ở trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ không xác định kết quả kinh doanh riêng.

Kế toán ở đơn vị giao khoán

Nợ 1541 – xây lắp (tính theo giá trị giao khoán, không phải giá thành của đơn vị nhận khoán

Nợ 133 – thuế GTGT được khấu trừ

Có 1362 – phải thu về giá tị khối lượng xây lắp giao khoán

Kế toán tại đơn vị nhận khoán

Phản ánh giá thành của công trình hoàn thành (khi bàn giao cho đơn vị giao khoán) Nợ 632 – giá vốn hàng bán (giá thành sản xuất)

Có 1541 – xây lắp

Phản ánh doanh thu của công trình hoàn thành (khi bàn giao cho đơn vị giao khoán) Nợ 336

Có 512 –doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nội bộ Có 3331 – thuế GTGT

Thu phần giá trị còn lại Nợ 111, 112

Có 3362

Cuối kỳ xác định kết quả kinh doanh như các doanh nghiệp bình thường.

1.4 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

Trong hoạt động sản xuất ngành xây lắp có 2 loại thiệt hại chủ yếu sau:

1.4.1 Thiệt hại do phá đi làm lại

Thiệt hại do phá đi làm lại thường do : lỗi bên A, bên B hoặc do nguyên nhân khách quan:

- Thiệt hại do lỗi bên A: như thay đổi thiết kế, kết cấu công trình. Nếu khối lượng thiệt hại lớn xem như tiêu thụ khố lượng xây lắp đó. Nếu khối lượng nhỏ bên A bồi thường.

- Thiệt hại do bên B: thì tìm nguyên nhân, xác định người chịu trách nhiệm vật chất. Sau khi tìm nguyên nhân và có quyết định xử lí, thì các khoản thiệt hại có thể bắt bồi thường, hoặc tính vào gá thành xây lắp hoạc tính vào chi phí khác.

- Nếu do nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn… Sau khi tìm nguyên nhân và có quyết đinh xử lý, thì khoản thiệt hại đó có thể bắt bồi thường, hoặc tính vào giá thành xây lắp hoặc tính vào chi phí khác.

Phương pháp kế toán:

Kết chuyển các chi phí bỏ ra để phá đi làm lại: Nợ 154

Có 621, 622, 623, 627

Nếu bên A chấp nhận thanh toán khối lượng xây lắp phá đi làm lại: Nợ 632

Có 154

Nếu bên A bồi thường thiệt hại Nợ 131, 111, 112

Có 154

Nếu do doanh nghiệp xây lắp gây ra dựa vào biên bản xử lý: Nợ 1388 - nếu cá nhân gây ra phải bồi thường

Nợ 1381 – (chờ xử lý) Nợ 811 – chi phí khác Có 154

1.4.2 Thiệt hại do ngừng sản xuất

Các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất có thể do nguyên nhân khách quan như: thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn…cũng có thể do nguyên nhân chủ quan như: thiếu nguyên vật liệu, thiếu kinh phí thi công…

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 17 VINACONEX

2.1 Giới thiệu khát quát về công ty Cổ phần xây dựng số 17 Vianconex 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Với tầm nhìn chiến lược về thị trường lớn mạnh và giàu tiềm năng ở Khánh Hòa và các tỉnh lân cận miền Nam Trung Bộ. Ngay từ đầu năm 1999 tổng công ty xuất nhập khẩu Việt Nam đã định hướng phát triển sản xuất kinh doanh tại địa bàn này nhăm khai thác tiềm năng của khu vực và tạo vị thế của mình trên thị trường. Chính vì vậy chi nhánh Vinaconex 17 tại Nha Trang Khánh Hòa được thành lập theo quyết định số 398QĐ/VC_TVLĐ ngày 21/07/1999. Ban đầu nhân lực chỉ có 8 người, phải thuê văn phòng làm việc tại 15H Thái Nguyên Nha Trang, cơ sở vật chất thiếu thốn. Nhưng với sự cố gắng và quyết tâm của cán bộ nhân viên, chi nhánh đã bước vào sản xuất ngay, với nhiều ngành nghề đa dạng: công trình cấp thoát nước, công trình xây dựng dân dụng, cầu đường…

Mới chỉ hoạt động trong thời gian ngắn, năm 2000 chi nhánh đã kí kết các hợp đồng thi công với giá trị lớn như:

- Công trình trạm xử lí nước sạch khu công nghiệp suối dầu. - Công trình trung tâm văn hóa tỉnh Khánh Hòa.

- Công trình công viên HuynDai Vinashin và một số công trình khác… Sau gần 2 năm hoạt động, chi nhánh đã khẳng định được vị thế của mình và được Tổng công ty đề nghị Bộ trưởng Bộ xây dựng ra quyết định 845/QĐ ngày 18/05/2001 thành lập công ty xây dựng số 17 trên cơ sở tổ chức lại chi nhánh Vinaconex 17. Công ty được tổ chức hoạt động theo hình thức doanh nghiệp hạch toán độc lập. Tổng công ty quan tâm đầu tư chiều sâu, tạo điều kiện cho công ty xây dựng cơ sở vật chất của riêng mình, phát triển năng lực sản xuất kinh doanh. Tháng

6/2001 công ty đầu tư mua lô đất 7200m2 tại Hòn Dung Nha Trang để đặt trạm sản xuất bê tông thương phẩm, xưởng sửa chữa xe máy, kho vật tư…

Công ty định hướng mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận và được Tổng công ty Vinaconex ra quyết định số 530QĐ/VC_TCLĐ ngày 08/05/2002 thành lập chi nhánh công ty xây dựng số 17 tại 106 Lê Thánh Tông - Buôn Mê Thuột - DăkLak. Đến nay, hàng năm giá trị tổng sản lượng của chi nhánh đã đạt trên 10 tỷ đồng, góp phần cùng công ty phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Công ty được tặng bằng khen về việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong 2 năm liên tiếp 2001-2002 do Bộ xây dựng khen tặng.

Tháng 11/2002 nhà điều hành sản xuất chính thức được đưa vào sử dụng tại 184 Lê Hồng Phong Nha Trang, tạo điều kiện cho công ty trong quan hệ quản lí, điều hành cũng như phát triển sản xuất kinh doanh.

Không ngừng tìm kiếm thị trường đầu tư xây dựng để phát triển sản xuất kinh doanh, đa dạng ngành nghề cũng như quảng bá thương hiệu Vinaconex. Công ty xây dựng số 17 thấy rõ sự cần thiết phải vươn tới thị trường thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh phía Nam. Năm 2003 công ty đã đề nghị và được Tổng công ty ra quyết định số 1188/QĐ/BXD ngày 15/08/2003 thành lập chi nhánh Vinaconex tại thành phố Hồ Chí Minh.

Để thực hiện theo đa dạng sở hữu vốn Nhà nước, hòa nhập vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Công ty xây dựng số 17 đang từng bước cổ phần hóa doanh nghiệp vào những tháng cuối năm 2003. Ngày 30/10/2003 Bộ trưởng Bộ xây dựng ra quyết định số 1437/QĐV-Vinaconex chuyển công ty xây dựng số 17 thuộc Tổng công ty Vinaconex thành công ty cổ phần xây dựng số 17 Vinaconex và chính thức hoạt động vào đầu năm 2004.

Tên gọi đầy đủ: Công ty Cổ phần xây dựng số 17 Vinaconex

Tên giao dịch quốc tế: The construction Joint stock Company N17 Vinaconex Địa chỉ trụ sở chính: 184 Lê Hồng Phong-Nha Trang –Khánh Hòa. Điện thoại: 0583.875.336 Fax: 0583.875.410

Sau 3 năm hoạt động, công ty thành lập them chi nhánh tại tỉnh Ninh Thuận theo quyết định số 02/VC17 ngày 01/04/2006 tại 623/3 Thống Nhất - Phan Rang - Tháp Chàm.

Phải nói rằng có được những thành quả khích lệ như trên là do sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, cùng với sự ủng hộ nhiệt tình và niềm tin từ phía đông khách hàng, chiếm được lòng tin sự ngưỡng mộ của lãnh đạo và các cơ quan ban ngành tại địa phương. Công ty luôn hoàn thành kế hoạch đề ra. Đến nay công ty được Bộ xây dựng xếp hạng doanh nghiệp loại II và trở thành doanh nghiệp sản xuất đa ngành, đa dạng hóa sản xuất, phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng vinaconex số 17 (Trang 28 - 99)