Quan điểm của Đảng và Nhà nước với sự nghiệp đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu ĐỔI mới tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án VIỆT NAM (Trang 46 - 49)

5 GS TS Nguyễn Đăng Dung, Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền (2011), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 233.

3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước với sự nghiệp đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền

hoạt động của Tòa án trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là định hướng, là quyết tâm của cả hệ thống chính trị Việt Nam, là kim chỉ nam cho hoạt động xây dựng và hoàn thiện Nhà nước trong thời gian tới. Tịa án có vai trò đặc biệt quan trọng trong Nhà nước pháp quyền, nhận thức được điều này, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án Việt Nam đã được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta.

Trong gần 70 năm xây dựng và phát triển của mình, ngành Tịa án Việt Nam đã trải qua nhiều mơ hình tổ chức và hoạt động khác nhau, phù hợp với từng thời kỳ lịch sử của đất nước. Trong thời kỳ Đổi mới, với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển, sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang có những bước tiến mạnh mẽ, tổ chức và hoạt động của Tịa án Việt Nam đã có những thành tựu nhất định. Bên cạnh đó, do hồn cảnh lịch sử, Tịa án Việt Nam cũng đã bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của Tịa án trong Nhà nước pháp quyền. Chất lượng thẩm phán chưa được đảm bảo, chất lượng xét xử còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng các yêu cầu của xã hội, còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, án oan, sai cịn nhiều,… gây nên tình trạng mất lịng tin vào Đảng và Nhà nước.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong thời kỳ phát triển kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện ngay từ trong các văn kiện ban hành sau Đại hội VII như Nghị quyết Hội nghị lần thứ III và Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII; Chỉ thị số 52-CT/TW của Ban chấp hành

Trung ương khóa VII; Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16/03/2000 của Bộ chính trị “Về phạm vi trách nhiệm, quyền hạn giữa cấp ủy Đảng với Đảng ủy Công an, Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân, Ban cán sự Đảng Tịa án nhân dân trong cơng tác bảo vệ Đảng và xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên.”. Chỉ thị số 53-CT/TW của Bộ chính trị ngày 21/03/2000 về “Một số cơng việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000”. Đặc biệt, ngày 02/01/2002, Bộ chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.” Nghị quyết 08-NQ/TW đã đề cập một cách tồn diện vấn đề cải cách tư pháp, trong đó đưa ra cả những quan điểm chung và chủ trương, giải pháp cụ thể đối với cơ quan tư pháp. Đối với Tòa án, Nghị quyết 08-NQ/TW đã nhấn mạnh phân định thẩm quyền theo hướng: Tòa án nhân dân Tối cao chủ yếu làm công tác tổng kết xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật và giám đốc thẩm xét xử các quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật. Tịa án nhân dân cấp tỉnh theo hướng chú trọng vào công tác xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân cấp huyện, quận, thị xã hướng trọng tâm xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự, hình sự, kinh tế, lao động.

Ngày 02/06/2005, Bộ Chính trị Ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với nhiều nội dung khác nhau, trong đó xác định Tịa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm. Mục tiêu chiến lược mà Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ chính trị đề ra là : “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.”

Đặc biệt, trong Nghị quyết 49/NQ-TW, Bộ chính trị đã nhấn mạnh các quan điểm sau đây mang tính định hướng, nền tảng cho Chiến lược cải cách tư pháp đến 2020. Đó là:

- Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của

nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; gắn với đổi mới cơng tác lập pháp, cải cách hành chính.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội trong q trình cải cách tư pháp. Các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân.

- Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai.

- Cải cách tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Chính trị đặt quyết tâm cao đó là việc tổ chức lại hệ thống Tòa án Việt Nam: “Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tịa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tịa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm. Tịa án nhân dân Tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập tòa chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Tòa án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân Tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành”.

Nhìn lại có thể thấy dường như Đảng muốn quay lại với mơ hình tổ chức Tịa án theo mơ hình Hiến pháp 1946, khi Tịa án được tổ chức theo mơ

hình cấp xét xử chứ khơng phải theo địa giới hành chính lãnh thổ. Điều này nếu được thực hiện và tin rằng với quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, vấn đề này sẽ sớm được thực hiện trên thực tế sẽ đem đến sự độc lập cao hơn cho Tịa án. Đi kèm với điều đó thì chắc chắn rằng chất lượng hoạt động của Tịa án sẽ cao hơn. Tuy nhiên quá trình thay đổi tổ chức bộ máy của Tòa án Việt Nam cần tiến hành đồng bộ với công cuộc cải cách tư pháp.

Một phần của tài liệu ĐỔI mới tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án VIỆT NAM (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w