ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Một phần của tài liệu ĐỔI mới tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án VIỆT NAM (Trang 46)

5 GS TS Nguyễn Đăng Dung, Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền (2011), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 233.

ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là định hướng, là quyết tâm của cả hệ thống chính trị Việt Nam, là kim chỉ nam cho hoạt động xây dựng và hoàn thiện Nhà nước trong thời gian tới. Tịa án có vai trị đặc biệt quan trọng trong Nhà nước pháp quyền, nhận thức được điều này, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án Việt Nam đã được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta.

Trong gần 70 năm xây dựng và phát triển của mình, ngành Tịa án Việt Nam đã trải qua nhiều mơ hình tổ chức và hoạt động khác nhau, phù hợp với từng thời kỳ lịch sử của đất nước. Trong thời kỳ Đổi mới, với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển, sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang có những bước tiến mạnh mẽ, tổ chức và hoạt động của Tịa án Việt Nam đã có những thành tựu nhất định. Bên cạnh đó, do hồn cảnh lịch sử, Tịa án Việt Nam cũng đã bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của Tịa án trong Nhà nước pháp quyền. Chất lượng thẩm phán chưa được đảm bảo, chất lượng xét xử còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng các yêu cầu của xã hội, còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, án oan, sai cịn nhiều,… gây nên tình trạng mất lịng tin vào Đảng và Nhà nước.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong thời kỳ phát triển kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện ngay từ trong các văn kiện ban hành sau Đại hội VII như Nghị quyết Hội nghị lần thứ III và Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII; Chỉ thị số 52-CT/TW của Ban chấp hành

Một phần của tài liệu ĐỔI mới tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án VIỆT NAM (Trang 46)