Tòa án phải trở thành một công cụ kiểm soát quyền lực lập pháp, hành pháp, bảo vệ công lý cho người dân

Một phần của tài liệu ĐỔI mới tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án VIỆT NAM (Trang 51)

5 GS TS Nguyễn Đăng Dung, Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền (2011), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 233.

3.2.1.Tòa án phải trở thành một công cụ kiểm soát quyền lực lập pháp, hành pháp, bảo vệ công lý cho người dân

hành pháp, bảo vệ công lý cho người dân

Trong một quốc gia, lập pháp mà đặc biệt là hành pháp thường có quyền lực to lớn, do họ nắm trong tay một bộ máy khổng lồ, tới từng cấp chính quyền, lại nắm trong tay ngân sách quốc gia, do đó hai ngành này có nhiều lợi thế nếu như họ mong muốn lạm quyền. Đó là cực kỳ nguy hiểm, và do đó cần phải có một cơ chế ngăn cản điều này và không một thiết chế nào khác có thể làm điều này ngoài Tòa án. Bởi lẽ Tòa án có một thứ sức mạnh mà không phải ai cũng có được, đó là sức mạnh pháp lý, đạo lý. Đó là những giá trị chung mà bất cứ kẻ cường quyền hay kẻ bất lương nào cũng phải sợ hãi.

Tòa án chỉ có thể kiểm soát được lập pháp khi mà ngành này có quyền kiểm soát những văn bản luật và dưới luật của ngành này mà trái với Hiến pháp, thậm chí là những văn bản luật quy định trực tiếp tổ chức và nhiệm vụ của Tòa án. Chỉ có như thế mới hạn chế được sự ảnh hưởng của lập pháp lên tư pháp. Vì lúc này tư pháp không còn sợ bị lập pháp thay đổi hay bãi bỏ nữa thì tư pháp mới có thể kiểm soát được lập pháp.

Tòa án muốn kiểm soát được hành pháp thì như trên đã nói, cũng phải có quyền kiểm tra các văn bản dưới luật của ngành này. Ngoài ra, còn có một

điểm quan trọng nữa là nên xác định lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành pháp dù có liên quan đến tư pháp như cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát… Chính sự nhập nhằng này nhiều khi hạn chế các quyền của Tòa án, mà quan trọng là các cơ quan này đang lấy đi quyền bắt giữ, tạm giam người dân mà quyền này đáng lẽ chỉ thuộc Tòa án. Việc các cơ quan này có quyền trên chỉ nên được quy định trong một số trường hợp cụ thể chứ không phải như quy định hiện hành là chỉ cần quyết định của Thủ trưởng cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát. Các cơ quan này cần phải có sự chấp thuận của Tòa án mới có quyền thực hiện điều đó.

Nếu như đã tước đi các quyền đó của Tòa án thì Tòa án sẽ không còn là thành trì cuối cùng nhằm bảo vệ người dân trước sự xâm phạm, mà ở đây trực tiếp là các cơ quan hành pháp. Như thế, lâu dần, người dân không còn tin tưởng vào Tòa án nữa và Tòa án cũng sẽ mất dần đi chức năng của mình.

Tòa án phải là nơi thực thi công lý cho người dân, mà trong điều kiện Việt Nam hiện nay, người dân còn ngại đến Tòa án vì theo truyền thống quan điểm là chỉ vi phạm pháp luật mới phải ra Tòa. Để thay đổi nhận thức của người dân, không chỉ cần biện pháp tuyên truyền mà Tòa án phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Và chỉ có giao, đồng thời tăng cường cho Tòa án có quyền kiểm soát ngược lại với lập pháp và hành pháp thì mới thực hiện được điều này.

Như vậy, phải tạo ra cơ chế kiểm soát quyền lực của hành pháp và lập pháp bằng tư pháp, khẳng định quyền tư pháp thuộc Tòa án. Sự khẳng định này thể hiện sự công nhận nguyên tắc phân công quyền lực giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp, lập pháp. Ngoài ra cũng cần khẳng định quyền tư pháp là quyền của Tòa án, chứ không phải của các cơ quan khác như Viện Kiểm sát, Công an và cơ quan thi hành án. Khi xác định quyền tư pháp là một nhánh quyền lực độc lập thuộc về Tòa án thì cũng cần phải thiết lập lại quan hệ giữa Tòa án và Quốc hội để đảm bảo nguyên tắc phân công và phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Một phần của tài liệu ĐỔI mới tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án VIỆT NAM (Trang 51)