Một số kiến nghị và đề xuất nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu ĐỔI mới tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án VIỆT NAM (Trang 49)

5 GS TS Nguyễn Đăng Dung, Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền (2011), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 233.

3.2 Một số kiến nghị và đề xuất nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền

Tòa án Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền

Để tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án trong điều kiện hiện nay cần phải xác định rõ phương hướng của công cuộc đổi mới này, nếu không chúng ta sẽ đi ra ngoài những mục tiêu mà chúng ta hy vọng đạt được. Thiết nghĩ, Tòa án Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần kiên trì đi theo các phương hướng sau đây:

Thứ nhất, cải cách tư pháp nói chung và đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nói riêng cần xuất phát từ nhu cầu thực tế xã hội, quá trình phát triển của đất nước trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Nhà nước pháp quyền không có một định nghĩa chung nhất, nhưng điều đó không có nghĩa các quan điểm về Nhà nước pháp quyền không có các giá trị chung mà chúng ta cần học hỏi. Theo quan điểm cá nhân, việc chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền chính là chúng ta đang đi đến xây dựng mô hình Nhà nước trong chủ nghĩa xã hội. Ở đó nhà nước không còn mang tính trấn áp giai cấp mà chỉ còn là công cụ để quản lý xã hội và đảm bảo quyền cơ bản cho người dân. Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp thu những tư tưởng về Nhà nước pháp quyền nhưng phải đảm bảo áp dụng phù hợp thực tiễn lịch sử, kinh tế, văn hóa- xã hội của đất nước. Từ đó, cần thiết phải xem xét quá trình cải cách tư pháp, cải cách hệ thống Tòa án trong điều kiện đất nước nhưng tiếp thu có chọn lọc các giá trị chung của nhân loại, vì quá trình này muốn thành công thì phải làm được điểu đó mà khi quá trình này đang diễn ra sẽ tác động to lớn đến đất nước.

Thứ hai, phải duy trì và phát triển hơn nữa tính độc lập của hệ thống Tòa án Việt Nam. Một Tòa án không thể xét xử tốt, nghiêm minh, đúng pháp

luật khi không có được sự độc lập. Sự độc lập ở đây là độc lập với các cơ quan lập pháp, hành pháp và với các cấp chính quyền địa phương. Sự độc lập với cơ quan lập pháp cần xem xét theo hướng giao cho tư pháp có một số thẩm quyển kiểm soát lập pháp như giải thích luật, hướng dẫn áp dụng luật. Đặc biệt, thiết nghĩ cần phải đem đến cho Tòa án có quyền bảo hiến, kiểm tra tính hợp hiến các văn bản luật, dưới luật.

Sự độc lập với ngành hành pháp càng cần quan tâm bởi như trên đã nói, cải cách tư pháp hay cải cách Tòa án đều tác động đến xã hội nhưng hành pháp mới chính là ngành tác động trực tiếp, ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước, của người dân. Do đó sự độc lập ở đây là tối cần thiết và cần phải được đảm bảo. Muốn như thế nên xác định rõ chức năng của các cơ quan đúng thuộc khối hành pháp nhưng ở Việt Nam chúng ta vẫn quan niệm đó là cơ quan tư pháp hay hành chính tư pháp như Viện Kiểm sát, cơ quan thi hành án, cơ quan điều tra,…Ngoài ra, cần tăng cường mạnh mẽ hơn nữa các cơ chế kiểm soát quyền hành pháp của Tòa án, đặc biệt là trong lĩnh vực hành chính. Nên và cần giao thẩm quyền cho Tòa án có thể bãi bỏ những văn bản dưới luật của ngành hành pháp dù là từ cấp Trung ương đến địa phương nếu chúng trái với một đạo luật nào đó và đặc biệt là nếu chúng trái với Hiến pháp.

Thứ ba, đổi mới tổ chức và hoạt động nhưng mục đích của Tòa án luôn phải công khai, minh bạch, nghiêm minh và gần gũi với đời sống xã hội. Nếu

không làm được điều này thì tất cả chẳng còn ý nghĩa gì nữa, Tòa án cũng sẽ không thể thực hiện được các chức năng cơ bản của mình nữa.

Thứ tư, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam với ngành Tòa án. Sự lãnh đạo ở đây không phải là chỉ đạo trực tiếp vào hoạt động xét

xử hay là công tác cán bộ mà quan trọng nhất là đội ngũ thẩm phán. Sự lãnh đạo ở đây chỉ nên dừng ở việc tổng kết công tác Tòa án ở cấp cao nhất, cũng như thúc đẩy sự phát triển của Tòa án, đảm bảo cho cơ quan này không bị lấn

át bởi lập pháp hay hành pháp và sự lãnh đạo cũng chỉ nên thể hiện trong vấn đề lãnh đạo chung nhà nước và xã hội, không nên và không cần thiết tham gia quá sâu sát vào một vụ án, một vụ việc cụ thể. Một vấn đề cực kỳ quan trọng là phải giữ cho các cấp Đảng ở địa phương tuy lãnh đạo về mọi mặt ở địa phương nhưng không được can thiệp vào công việc của Tòa án. Thực tế, dù chiến lược cải cách tư pháp, dù quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dù có đẹp đẽ đến đâu với những lời lẽ bay bướm nhất thì nếu không làm được điều này thì tất cả chỉ nằm trên bàn giấy mà thôi.

Dựa trên những phương hướng được đề ra ở trên, thiết nghĩ, Việt Nam cần đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền với một số giải pháp cụ thể sau đây.

Một phần của tài liệu ĐỔI mới tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án VIỆT NAM (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w