Tổ chức lại hệ thống Tòa án

Một phần của tài liệu ĐỔI mới tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án VIỆT NAM (Trang 53 - 54)

5 GS TS Nguyễn Đăng Dung, Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền (2011), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 233.

3.2.2.Tổ chức lại hệ thống Tòa án

Hệ thống Tòa án Việt Nam hiện nay được tổ chức theo địa giới hành chính, lãnh thổ. Do đó khơng thể nói khơng có sự ảnh hưởng của các cơ quan địa phương, đặc biệt là các cấp ủy Đảng đối với hoạt động xét xử của Tòa án. Chính vì thế cần thiết phải tổ chức lại hệ thống Tòa án theo cấp xét xử. Điều này được thể hiện rất rõ trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị năm 2005 như đã nói ở trên.

Tịa án được tổ chức theo cấp xét xử sẽ đảm bảo triệt để nguyên tắc độc lập của Tòa án với chính quyền các cấp, tránh sự can thiệp gây mất tính cơng bằng, vơ tư trong phán quyết của các thẩm phán. Các cấp xét xử ở đây là Tòa sơ thẩm, tòa phúc thẩm, Tòa thượng thẩm và Tòa án nhân dân Tối cao. Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tịa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Điều này khơng chỉ tăng tính độc lập của Tịa án mà cịn giúp tránh lãng phí. Trong khi một số Tòa án địa phương vùng sâu, vùng xa khối lượng cơng việc ít thì các Tịa án quận, huyện ở những tỉnh lớn, thành phố trực thuộc Trung ương lại có khối lượng cơng việc đồ sộ, gấp nhiều lần các địa phương khác.

Tuy nhiên, việc tổ chức Tòa án theo cấp xét xử như thế nào cần phải nghiên cứu kỹ. Tuy rằng trên thế giới điều này không lạ lẫm nhưng với chúng ta là hoàn toàn mới, muốn làm được điều đó cần căn cứ vào chất lượng thẩm phán, khối lượng cơng việc của từng Tịa án. Có thể một tỉnh sẽ chỉ cần hai, hay ba Tòa sơ thẩm, một Tòa phúc thẩm nhưng đối với những đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể có đến vài chục Tịa sơ thẩm, hai đến ba Tòa phúc thẩm. Các Tòa án sơ thẩm cũng không nhất thiết được tổ chức ở một hay nhiều huyện của một tỉnh và có thể là hai hay ba tỉnh, Tòa phúc thẩm

cũng tương tự như thế và Tịa thượng thẩm có thể gồm vài tỉnh. Như thế mới có thể thực sự là tốt nhất cho q trình tổ chức của Tịa án.

Đổi mới lại tổ chức Tịa án khơng chỉ nhấn mạnh về cấp xét xử mà còn về ngân sách. Hiện nay, ngân sách các Tịa án đều được dự tốn và gửi về Tòa án nhân dân Tối cao, điều đó làm giảm sự độc lập, tăng tính lệ thuộc của Tòa án địa phương vào Tòa án Tối cao. Tại sao các Tịa án khơng thể tự dự tốn ngân sách và gửi về một đầu mối duy nhất là Quốc hội? Điều đó hồn tồn là có thể thực hiện được, và kinh phí hoạt động của Tịa án sau khi được duyệt sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản của từng Tòa án.

Tổ chức Tòa án còn phải xét đến Hội đồng xét xử. Tại sao lại quy định rằng Hội thẩm nhân dân lại nhiều hơn thẩm phán và có quyền ngang thẩm phán? Đó là một điều bất cập vơ cùng, vì thẩm phán là người am hiểu pháp luật hơn lại khơng có được đa số mang tính quyết định. Có lẽ chỉ nên có Hội thẩm trong các vụ về hình sự, hơn nhân - gia đình mà thơi, cịn hành chính, kinh tế, lao động mang tính chun mơn cao hơn thì khơng cần thiết. Ngồi ra dù cho Hội thẩm có mặt thì cũng nên quy định Hội thẩm chỉ xem xét có tội hay khơng cịn tội gì, khung hình phạt như thế nào nên dành đặc quyền cho các thẩm phán.

Như vậy, đổi mới tổ chức của ngành Tịa án khơng chỉ trong vấn đề tổ chức lại hệ thống các cấp xét xử mà còn cả trong vấn đề ngân sách. Chỉ có làm như thế thì chúng ta mới có được một hệ thống các Tòa án độc lập.

Một phần của tài liệu ĐỔI mới tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án VIỆT NAM (Trang 53 - 54)