Mặc dù trong tổ chức và hoạt động của mình, ngành Tịa án đã có những thành tựu to lớn trong thời kỳ Đổi mới. Tuy nhiên, với thực tiễn nước ta đi lên từ quá trình tập trung, quan liêu bao cấp, chiến tranh lại kéo dài, đất nước tập trung mọi nỗ lực cho chiến tranh và phát triển kinh tế nên khoa học pháp lý chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, với việc tiến hành tổ chức nhà nước theo kiểu xơ viết mà khơng có sự học hỏi, tiếp thu những điểm tiến bộ của nhà nước phương Tây nên chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội phát huy chúng trong điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Từ những điều kiện đó, ngành Tịa án đã bộc lộ nhiều thiếu sót của mình trong tổ chức và hoạt động, đặc biệt là trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân. Những hạn chế đó là:
Thứ nhất, tính độc lập của Tịa án chưa được đảm bảo. Cho dù chúng
ta đã có sự bảo đảm Hiến định về sự độc lập của Tịa án nhưng lại chưa có một cơ chế bảo đảm cho sự Hiến định đó. Hiến pháp năm 1992 và cả Hiến pháp năm 2013 đều chỉ nói thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập khi xét xử. Vậy khi không xét xử thì họ khơng độc lập sao? Đó là những vấn đề quan trọng cần suy nghĩ vì điều đó có thể ảnh hưởng tới thẩm phán và hội thẩm nhân dân khi xét xử. Sự độc lập này phải được thể hiện dưới nhiều cấp độ và với những bảo đảm chặt chẽ.
Tiếp theo là sự độc lập về thiết chế Tòa án, đặc biệt là độc lập với hai quyền lực: hành pháp và lập pháp. Trước hết, Nhà nước Việt Nam được xác định là “quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Quốc hội Việt Nam được xác định là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội có quyền tổ chức hệ thống Tịa án Việt Nam, bầu, miễn nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao. Quốc hội thực hiện việc tổ chức và điều chỉnh hoạt động, thẩm quyền xét xử của hệ thống Tòa án Việt Nam bằng việc ban hành các Luật về Tịa án. Ngồi ra, hàng năm Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao phải báo cáo và chịu sự chất vấn
của các đại biểu Quốc hội. Đặc biệt, Quốc hội có quyền phê duyệt ngân sách hàng năm, ngân sách bổ sung cho Tịa án Việt Nam. Vì những lý do đó, Quốc hội – bản chất là một cơ quan lập pháp có thể ảnh hưởng to lớn đến các hoạt động của tư pháp. Liệu khi một cơ quan nắm “túi tiền” của Tịa án thì thiết chế này có thể độc lập được hay khơng? Liệu khi một cơ quan có thể thay đổi tổ chức của Tòa án bất kỳ lúc nào nếu cơ quan đó muốn thì Tịa án có độc lập được hay khơng?
Ngồi ra, Tịa án cịn có quyền bãi bỏ các văn bản của Tòa án nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của quốc hội (Khoản 10 Điều 70 Hiến pháp 2013). Trong khi đó, Tịa án nhân dân Tối cao lại có quyền ban hành hai loại văn bản: Văn bản mang tính quy phạm pháp luật để hướng dẫn áp dụng pháp luật và các văn bản liên quan tới việc giải quyết một vụ án mà Tòa án thụ lý. Theo quy định trên thì cả hai loại văn bản trên đều có thể bị bãi bỏ. Với những văn bản mang tính quy phạm, việc Quốc hội bãi bỏ là hoàn tồn hợp lý do chúng khơng nhằm vào một việc cụ thể nào. Tuy nhiên, vấn đề thực sự đáng lo ngại khi Quốc hội- cơ quan lập pháp sử dụng quyền trên để bãi bỏ bản án của Tịa án. Khi đó, chức năng của Tịa án sẽ bị vơ hiệu hóa. Thật may mắn là cho đến nay chưa thấy xuất hiện trường hợp nào như thế!
Một điểm đáng lo ngại nữa là Quốc hội có quyền thành lập các Tịa án đặc biệt (Điều 2 Luật Tổ chức Tịa án nhân dân năm 2002). Khơng có một tiêu chuẩn nào cho việc xác định thế nào là vụ án đặc biệt mà chỉ theo ý chí chủ quan của Quốc hội. Do đó, nguy hại biết bao khi Quốc hội có thể tước bỏ thẩm quyền của Tịa án thơng thường đã được thành lập từ trước đối với vụ việc nào đó, và thay vào đó là một cơ quan lâm thời xét xử vụ việc. Và cũng chưa có quy định nào cho thành phần của những người làm công tác xét xử của loại Tòa án này. Điều này cần thực sự được bãi bỏ trong thời gian tới. Hiện nay, Hiến pháp 2013 không thấy nhắc đến như trong Hiến pháp năm 1992 nhưng trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 vẫn còn quy định trên. Hy vọng với việc bãi bỏ trong Hiến pháp thì nếu trong tương lại ban hành Luật về Tịa án mới thì quy định này cũng sẽ khơng được quy định nữa.
Có thể thấy với những điểm trên thì vai trị ảnh hưởng của Quốc hội đối với Tòa án là khá to lớn trên lý thuyết nhưng may mắn là chủ yếu hiện nay Quốc hội chỉ thực hiện chức năng giám sát tối cao với hoạt động của Tòa án nhân dân Tối cao, cũng như bầu, miễn nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao và thực hiện chất vấn với vị này.
Tuy nhiên, đối với cơ quan hành pháp, tức Chính phủ thì sự độc lập của Tòa án dường như lại cao hơn. Từ năm 2002, khi hai vấn đề nhân sự và ngân sách của Tòa án được giao cho Tòa án nhân dân Tối cao quản lý, đây lại là hai vấn đề quan trọng nhất với sự độc lập của Tòa án. Giờ đây, ngành Tịa án Việt Nam đã có những chủ động lớn hơn với vấn đề quản lý ngân sách của mình, tự dự thảo ngân sách theo nhu cầu và sau đó trực tiếp quản lý việc chi tiêu. Tuy nhiên, Tòa án các cấp địa phương, Tòa án quân sự thường dự toán ngân sách cho năm tới và gửi lên Tòa án nhân dân Tối cao. Nhưng Tòa án nhân dân Tối cao lại phải thơng qua Chính phủ mới nộp được khoản ngân sách lên Quốc hội để phê duyệt. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong Chính phủ cũng có thể gây áp lực nhất đinh lên Tòa án nhưng dường như những điều này chủ yếu mang tính kỹ thuật cao hơn. Sự lệ thuộc của Tịa án trong lĩnh vực này có thể sẽ thể hiện rõ hơn trong trường hợp Tòa án xin cấp ngân sách bổ sung do kinh phí đã được duyệt từ đầu khơng đủ, việc này được đáp ứng hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào Chính phủ mà trước tiên là Bộ Tài chính.
Một điều nữa thể hiện sự lệ thuộc của Tòa án vào cơ quan hành pháp, cụ thể là cơ quan Cơng an. Tịa án Việt Nam khơng có lực lượng cảnh sát tư pháp riêng (mặc dù bên cơng an có lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp) có thể gây khó khăn trong việc bảo vệ phiên tòa, bảo vệ thẩm phán.
Điều cuối cùng nhằm đảm bảo cho sự độc lập của Tịa án mà chúng ta cịn hạn chế đó là sự độc lập với các cấp chính quyền địa phương, mà đặc biệt là Hội đồng nhân dân cũng như Đảng ủy địa phương. Để giải quyết tình trạng này nên chăng Việt Nam cũng nên tổ chức Tòa án theo cấp xét xử chứ không phải theo đơn vị hành chính lãnh thổ.
Điểm hạn chế thứ hai trong tổ chức và hoạt động của Tòa án trong thời kì Đổi mới đó là sự độc lập bên trong của ngành Tòa án chưa cao. Điều này
được thể hiện trước hết ở các vấn đề hành chính ngân sách, bổ nhiệm và tái bổ nhiệm thẩn phán.
Về hành chính ngân sách của các Tịa án địa phương, Tòa án quân sự quân khu, khu vực sẽ được dự thảo và gửi lên Tòa án nhân dân Tối cao. Tuy nhiên, q trình giải ngân sẽ từ Tịa án nhân dân Tối cao về các Tòa án địa phương. Tòa án nhân dân Tối cao hay một cấp nào đó có thể làm chậm trễ q trình ngày. Về nhân sự, sự hạn chế thể hiện rõ nhất ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Tất cả các nhân viên của Tòa án nhân dân cấp huyện đều do chánh án Tòa án cấp tỉnh tuyển dụng. Mọi vấn đề tăng giảm lương, khen thưởng, kỷ luật đối với thẩm phán cũng như các nhân viên khác của Tòa án cấp huyện cũng như cấp tỉnh đều do Chánh án tỉnh thực hiện. Với tư cách là người đứng đầu ngành Tòa án, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao cũng có những quyền tương tự với các Tòa án tỉnh và Tịa án huyện. Do đó sự lệ thuộc của Tịa án cấp dưới với Tịa án cấp trên là vơ cùng lớn.
Sự ảnh hưởng của Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới còn được thể hiện qua cơ chế giám sát và kỷ luật thẩm phán. Giám sát chủ yếu được thực hiện trong suốt nhiệm kỳ và chủ yếu chỉ được thể hiện khi có khiếu nại đối với cá nhân thẩm phán nhưng kỷ luật lại không như thế. Hiện nay, có hai chế độ kỷ luật cùng được áp dụng bởi tính chất nghề nghiệp của thẩm phán, đó là kỷ luật nghề nghiệp và chế độ kỷ luật công chức. Chế độ kỷ luật nghề nghiệp nhằm xác định xem một người có đáp ứng các yêu cầu, có xứng đáng với chức danh thẩm phán hay khơng. Khi bị kỷ luật trong trường hợp này thì hình thức duy nhất là cách chức, người có thẩm quyền thực hiện chính là người có quyền bổ nhiệm hoặc tái bổ nhiệm thẩm phán tức là Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao hoặc Chủ tịch nước. Có nhiều trường hợp có thể áp dụng hình thức kỷ luật này. Một số trường hợp quy định cụ thể, một số trường hợp khác lại khá mơ hồ. Ví dụ, thẩm phán có thể bị cách chức nếu vi phạm quy tắc nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức hoặc có vi phạm pháp luật khác (Điều 30,
Pháp lệnh số 02/2002/PL-UBTVQH). Tuy nhiên thế nào là quy tắc nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức thì chẳng thấy quy định ở văn bản nào cả. Do đó, trong trường hợp này thì vị Chánh án lại có vai trị quyết định. Trường hợp thứ hai là kỷ luật cơng chức, có sáu hình thức là: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc. Tuy nhiên, đây là các quy định dành cho các cơng chức Nhà nước nói chung chứ khơng phải cho thẩm phán mang tính riêng biệt nên việc áp dụng chủ yếu do Chánh án Tòa án thực hiện. Và khi bị kỷ luật theo trường hợp này vị thẩm phán có thể khiếu kiện hành chính lên vị Chánh án đó hoặc lên Chánh án cấp cao hơn nếu không đồng ý với việc giải quyết lần 1. Và sau khi khiếu kiện mà không thể thay đổi được quyết định thì vị thẩm phán bị kỷ luật sẽ có thể khởi kiện hành chính ra Tịa án. Nhưng Tịa án có thẩm quyền giải quyết có thể sẽ chính là Tịa án mà có vị Chánh án đã ra quyết định kỷ luật hoặc là Tịa cấp dưới. Khi đó, liệu có vị thẩm phán nào xét xử vụ việc này đủ dũng cảm để bác bỏ quyết định của cấp trên mình hay khơng? Câu trả lời có lẽ là khơng.
Về bổ nhiệm, tái bổ nhiệm thẩm phán. Bổ nhiệm là hình thức lần đầu đưa một người vào vị trí thẩm phán, tái bổ nhiệm khi kết thúc nhiệm kỳ. Về hình thức thì hai q trình này khơng khác nhau và thủ tục cũng gần như giống nhau. Như trên đã nói, để được bổ nhiệm thì pháp luật quy định một người phải được sự đề cử của Hội đồng tuyển chọn thẩm phán. Nếu như thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao phải được sự bổ nhiệm của Chủ tịch nước nhưng phải qua sự đề cử của Hội đồng tuyển chọn thẩm phán tòa án Tối cao và Tòa án quân sự trung ương. Thành phần hội đồng gồm: Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao nắm vai trò Chủ tịch Hội đồng, đại diện các đơn vị Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Chấp hành Hội Luật gia Việt Nam. Tuy chỉ có Chánh án là thẩm phán nhưng do vai trò lớn, nắm rõ pháp luật và hoạt động của Tòa án nên quyết định của Chánh án thường được các thành viên khác nghe theo và mang tính quyết định. Đối với tòa án nhân dân địa phương cũng tương tự thế. Mỗi tỉnh có một hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Chánh án Tòa án
nhân dân tỉnh làm thành viên và thư ký Hội đồng, đại diện Sở nội vụ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban Chấp hành Hội luật gia tỉnh. Vai trò của chánh án tỉnh cũng to lớn và có ảnh hưởng mang tính chất quyết định. Chính vì có vai trị quan trọng như thế nên Chánh án có thể can thiệp vào cơng tác xét xử của các thẩm phán cùng tòa cũng như thẩm phán Tòa án cấp dưới. Điều này cũng một phần là do tiêu chuẩn chọn thẩm phán không rõ ràng và nhất quán. Khoản 1 Điều 37 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 cũng quy định rất chung chung: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm cơng tác thực tiễn theo quy định của pháp luật, có năng lực làm cơng tác xét xử, có sức khỏe bảo đảm hồn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm thẩm phán.” Chính vì như vậy mà thẩm phán khó có được sự độc lập với Chánh án trong xét xử, vì điều đó ảnh hưởng tới cả tương lai của họ.
Điểm hạn chế thứ ba trong thời kỳ Đổi mới của Tòa án Việt Nam là trong chính hoạt động xét xử. Điều này không chỉ do cơ chế tổ chức ngành tịa
án như đã nói ở trên mà cịn do chất lượng của đội ngũ xét xử.
Chất lượng của đội ngũ thẩm phán Việt Nam hiện nay chưa được đảm bảo, điều này đã được nói rõ ở trên. Cịn đối với Hội thẩm nhân dân, thì có lẽ với tính chất của mình, họ cũng ít mặn mà trong q trình xét xử. Tiêu chuẩn chọn Hội thẩm cũng rất chung chung và mơ hồ. Tại Điều 37 khoản 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định : “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có sức khỏe bảo đảm hồn thành nhiệm vụ được giao, thì có thể được bầu hoặc cử làm hội thẩm.” Hội thẩm nhân dân tuy được quy định có số lượng lớn hơn thẩm phán khi xét xử
nhưng chất lượng thấp, hạn chế trong chun mơn nên khó có thể đảm bảo chất lượng xét xử.
Hoạt động xét xử mặc dù đã có nhiều thành tựu nhưng cịn mang nhiều hạn chế. Điều này được thể hiện trước hết trong quá trình điều hành các phiên tòa của Hội đồng xét xử cịn kém, mất trật tự, khơng có sự uy nghiêm cần thiết của Tòa. Tiếp đến được thể hiện rõ nhất trong hoạt động tố tụng hình sự, khi vai trị của các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng được đề cao. Bị can, bị cáo và luật sư cịn gặp nhiều hạn chế trong q trình giải quyết vụ việc. Ý kiến của luật sư bào chữa nhiều khi còn bị bỏ qua. Tại phiên tòa, điều tra và thẩm vấn vẫn là phương pháp chủ yếu được áp dụng mà không phải là