6 Kết cấu của luận văn
1.3. Vai trò của tiền gửi
1.3.1. Đối với NGT
Khi gửi tiền vào TCTD, nhu cầu gửi tiền của khách hàng rất đa dạng. Vì vậy, sự mong đợi những lợi ích có được từ tiền gửi của từng khách hàng cụ thể cũng khác nhau. Nói cách khác, vai trò của tiền gửi đối với mỗi cá nhân gửi tiền không giống nhau, phụ thuộc vào loại sản phẩm tiền gửi mà khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, chúng ta có thể khái qt vai trị của tiền gửi đối với khách hàng gửi tiền ở những khía cạnh sau:
- Tiền gửi mang ý nghĩa tiết kiệm và đầu tư sinh lợi
Cá nhân có thể có những khoản tiền dành dụm để dự phòng rủi ro, bất trắc trong cuộc sống. Khi đó, tiền gửi có ý nghĩa tiết kiệm, tổ chức nhận tiền gửi sẽ giữ hộ NGT đối với phần tiền gửi của họ, đáp ứng nhu cầu tiết kiệm cho khách hàng.
Đối với khách hàng gửi tiền, lợi ích mà họ có được từ việc gửi tiền tại TCTD trước hết đó chính là khoản lãi của tiền gửi. Những số tiền tiết kiệm này sẽ không tự nhiên đem lại thu nhập cho chủ sở hữu nhưng từ hoạt động nhận tiền gửi của các TCTD đã tạo thu nhập cho NGT thơng qua việc trả lãi. Vì thế, tiền gửi cũng mang ý nghĩa đầu tư, bởi tiền gửi sẽ sinh lợi, tạo cơ hội cho NGT gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Khi gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi, NGT sẽ được nhận một khoản lãi trên số tiền gửi, từ đó số tiền của khách hàng ngày càng gia tăng. Số tiền lãi khách hàng nhận được phụ thuộc vào giá trị tiền gửi và hình thức gửi tiền mà khách hàng lựa chọn. Chẳng hạn, với cùng một số tiền gửi nhưng lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
- Việc gửi tiền tại TCTD có ý nghĩa đảm bảo tính an tồn tiền gửi, bí mật cá nhân liên quan đến tiền gửi
Khi tiền của khách hàng được gửi tại tổ chức nhận tiền gửi, tức tiền sẽ được cất giữ ở một nơi an toàn, bởi tổ chức nhận tiền gửi là tổ chức có uy tín nhất định, được pháp luật quy định có trách nhiệm trả đầy đủ và đúng hạn cả vốn và lãi các khoản tiền gửi, nhờ đó giúp khách hàng có thể tích trữ vốn tạm thời nhàn rỗi. Bên cạnh đó, việc gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi có thể đáp ứng nhu cầu đảm bảo tính riêng tư của NGT. Bởi vì cá nhân khi gửi tiền vào tổ chức nhận tiền gửi vì nhiều lý do khác nhau khơng muốn người khác biết mình có số tiền nhất định, khi đó gửi tiền vào tổ chức nhận tiền gửi sẽ là một giải pháp. Pháp luật có những quy định về trách nhiệm bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng.
- Thông qua tiền gửi, khách hàng có thể sử dụng các tiện ích dịch vụ thanh tốn của các TCTD
Thơng qua tiền gửi, NGT có cơ hội tiếp cận các dịch vụ khác nhau của TCTD, đặc biệt là dịch vụ thanh tốn và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng. Bởi vì, muốn sử dụng các tiện ích của các dịch vụ thanh tốn của TCTD, khách hàng phải có một tài khoản tiền gửi mở tại TCTD đó. Các dịch vụ do TCTD cung cấp hầu hết đều thông qua tài khoản này của khách hàng. Đây là loại tài khoản tiền gửi thanh tốn. Ngồi ra cịn sử dụng các dịch vụ:
+ NGT có thể sử dụng dịch vụ thanh tốn của TCTD như: chi trả cho đối tác, người lao động trong hoạt động thương mại, chuyển tiền cho người thân, chi trả cho các khoản tiêu dùng hằng ngày của mình mà không cần dùng tiền mặt..., sử dụng nhiều dịch vụ liên quan khác như sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử, truy vấn số dư và các giao dịch tức thời trên tài khoản bằng dịch vụ ngân hàng điện tử như SMS B@nking và Phone B@nking,... Nhìn chung, NGT có thể hưởng được rất nhiều tiện ích từ việc gửi tiền tại TCTD.
+ NGT có thể sử dụng các dịch vụ tín dụng của TCTD như: NGT có thể vay tiền của TCTD thơng qua tài khoản tiền gửi khi sử dụng các dịch vụ như chi hộ, thấu chi,...
Từ phân tích trên, có thể thấy, tiền gửi có vai trị quan trọng đối với NGT. Vì vậy, làm thế nào để đảm bảo những quyền lợi chính đáng của NGT phát sinh từ mối quan hệ gửi tiền và nhận tiền gửi là vấn đề rất cần quan tâm.
1.3.2. Đối với tổ chức tín dụng
- Vai trị của TCTD là trung gian tín dụng trong nền kinh tế, thực hiện điều hòa nguồn vốn trong xã hội. Hoạt động cơ bản mang tính chức năng của TCTD là
huy động vốn để cấp tín dụng, nói cách khác là đi vay để cho vay lại. Thực tế, hầu như các TCTD hoạt động kinh doanh là nhờ vào nguồn vốn huy động, đặc biệt là vốn huy động dưới hình thức nhận tiền gửi từ các thành phần kinh tế chiếm tỉ lệ lớn. Như vậy, TCTD có thực hiện tốt vai trị trung gian tín dụng hay khơng phụ thuộc rất lớn vào số tiền gửi mà TCTD huy động được.
- TCTD là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Vì thế, mặc dù đối tượng kinh doanh của TCTD là hàng hóa đặc biệt (tiền tệ), nhưng cũng như các doanh nghiệp khác, mục đích hoạt động kinh doanh của TCTD là tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận của TCTD chính là khoản lời chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, bên cạnh đó cịn có những khoản phí thu được từ việc cung ứng dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc nếu TCTD huy động được nguồn tiền gửi dồi dào, cơ hội thu được lợi nhuận của TCTD sẽ cao hơn vì có thể cấp tín dụng với lượng tiền nhiều hơn, thu lãi nhiều hơn. Tương tự như vậy, khách hàng gửi tiền hầu hết là những khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng của tổ chức nhận tiền gửi, bởi vì hầu hết các dịch vụ đều được thực hiện thông qua tiền gửi, nên nếu lượng tiền gửi nhiều thì cơ hội phí thu được từ hoạt động cung ứng dịch vụ của tổ chức nhận tiền gửi cũng nhiều hơn.
- Việc đa dạng các hình thức huy động tiền gửi đã góp phần tạo nên sự đa dạng phương thức kinh doanh của TCTD, thúc đẩy sự phát triển của TCTD. Xuất phát từ nhu cầu đa dạng và khác nhau của khách hàng gửi tiền, cũng như những đòi hỏi ngày càng cao của họ, nên để thu hút khách hàng gửi tiền, đòi hỏi các TCTD phải thiết kế và phát triển nhiều loại sản phẩm với nhiều hình thức tiền gửi phong phú. Chẳng hạn, bên cạnh các hình thức tiền gửi cổ điển như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi khơng kỳ hạn đơn giản, các TCTD đưa ra nhiều sản phẩm tiền gửi như tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm bội thu, tiết kiệm kỳ hạn thả nổi,... và rất nhiều hình thức khuyến mại như chương trình gửi tiền có q tặng, quay số trúng thưởng,...
1.3.3. Đối với nền kinh tế
- Yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước rất cần vốn đầu tư. Bên cạnh các nguồn vốn khác thì nguồn vốn huy động trong nước có tính chất quyết định.
Nguồn vốn đóng vai trị quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như nước ta. Đối với các nước đang phát triển, vốn đầu tư là vấn đề khó khăn vì khả năng tích lũy vốn hoặc huy động vốn trong nước thấp, khả năng vay nợ nước ngoài cũng bị hạn chế.
Ở nước ta, chiến lược huy động nguồn vốn để đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được đặt ra ngay từ Đại hội VII: “Để CNH, HĐH cần huy
động nhiều nguồn vốn, gắn với việc sử dụng vốn có hiệu quả. Trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn từ bên ngoài là quan trọng”, và đến Đại hội
VIII tiếp tục khẳng định: “Huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, trong đó
vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn nước ngồi có ý nghĩa quan trọng” và “phát huy tối đa mọi nguồn vốn trong nước để chiếm tỉ lệ cao trong đầu tư”. Đại
hội Đảng lần IX xác định rõ: “Nội lực là chính, ngoại lực là quan trọng, gắn kết với
nhau thành nguồn lực để phát triển đất nước”. Đại hội X: “Huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển”22.
Như vậy, để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói riêng, điều kiện cơ bản là phải có vốn. Có hai nguồn để tạo vốn là: một là, tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế quốc dân; hai là, dựa vào nguồn vốn từ bên ngoài FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) và ODA (hỗ trợ phát triển chính thức).
Trong hai nguồn vốn trên, nguồn vốn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân xét về lâu dài là nguồn chủ yếu, có vai trị quyết định. Bởi vì nguồn vốn từ nước ngồi dù có lớn đến đâu đi nữa nếu khơng có nguồn vốn đầu tư do sự tích lũy từ nội tại nền kinh tế thì nguồn vốn từ nước ngồi cũng khơng thể sử dụng có hiệu quả. Mặt khác, nguồn vốn dù là viện trợ hay đầu tư nước ngoài cũng chỉ là tạm thời, sử dụng nguồn vốn trong nước vừa đảm bảo tăng trưởng bền vững, ổn định, lại vừa tránh được sự phụ thuộc vào nước ngoài.
Tuy nhiên, thực tế huy động vốn trong những năm qua cho thấy, trong khi nền kinh tế đang rất “đói vốn” thì một lượng vốn khơng nhỏ trong dân chưa được quan tâm huy động cho đầu tư phát triển (theo các chuyên gia kinh tế, lượng vốn trong dân ở nước ta nước khoảng 6 tỷ - 9 tỷ USD, mức huy động hiện nay (năm 2006) mới đạt khoảng 40%)23. Bên cạnh đó, đến nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập người dân ngày một cải thiện, của cải tích lũy được ngày càng nhiều tạo nên một nguồn vốn nhàn rỗi càng lớn. Vì vậy, khai thác được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng là góp phần quan trọng trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong nước, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
22 Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập
(Đại hội VI, VII, VIII, XI, X), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 297, 432, 510, 633.
23 Xem: Vũ Văn Phúc (2006), Lý luận tuần hoàn, chu chuyển tư bản và vấn đề vốn cho cơng nghiệp
Tóm lại, nước ta đang có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn để thực hiện cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nguồn vốn đóng vai trị quyết định là vốn trong nước. Thực tiễn thời gian qua cho thấy chúng ta chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Nguồn vốn này chính là một nguồn quan trọng vì chiếm tỉ lệ khá lớn để phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước. Qua đó, càng khẳng định lượng tiền gửi của NGT tại các TCTD có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Yêu cầu hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng cần nhiều vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh
Ngày nay, xu hướng tồn cầu hóa mà cốt lõi là tồn cầu hóa kinh tế đã trở thành một thực tế khách quan, tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Q trình tồn cầu hóa kinh tế gia tăng ngày càng nhanh dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ. Mọi quốc gia khơng thể đứng ngồi xu thế này. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. Biểu hiện gần đây là sự gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Yêu cầu hội nhập này đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Một trong những thách thức đó là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp nước ngoài.
Quá trình hội nhập sẽ tăng cường thu hút đầu tư và chuyên giao kỹ thuật, công nghệ cao về thương mại từ các nước tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp thu công nghệ cao. Song, đây cũng là một thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sự cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ thương mại của Việt Nam hạn chế, yếu kém về chất lượng, đơn điệu về chủng loại, giá thành cao,... so với doanh nghiệp nước ngoài. Một trong những nguyên nhân cơ bản chính là cơng nghệ sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Để khắc phục được điều đó, doanh nghiệp cần đổi mới cơng nghệ. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có vốn để đầu tư cho việc đổi mới công nghệ này. Nguồn tiền gửi của tổ chức, cá nhân tại các TCTD là một trong những nguồn quan trọng để cung cấp vốn cho doanh nghiệp thơng qua trung gian tài chính là TCTD.
-u cầu tái cấu trúc nền kinh tế cũng cần đến nguồn vốn đầu tư.
Từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế sau khi bị suy giảm được coi là việc làm cấp thiết được đặt ra khơng chỉ đối với Việt Nam mà cịn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Để chuẩn bị cho việc tái cấu trúc nền kinh tế, vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đáp ứng những chi
phí cần thiết để tổ chức lại, cấu trúc lại các bộ phận của nền kinh tế nói chung. Q trình tái cấu trúc nền kinh tế khơng chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Trong đó, các doanh nghiệp là một trong những chủ thể quan trọng trong kịch bản tái cấu trúc nền kinh tế. Vì vậy, khơng chỉ Nhà nước mà các tổ chức kinh tế đều rất cần vốn trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.
Như đã trình bày, huy động và tập trung nguồn vốn trong nước để phát triển kinh tế - xã hội đang trở thành một bộ phận chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, bởi lẽ nhu cầu vốn đầu tư trong nước càng trở nên bức thiết trong điều kiện khoa học kỹ thuật tiến bộ và sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng. Giờ đây, vốn càng trở nên quan trọng hơn trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, phục vụ mục tiêu khắc phục suy giảm kinh tế sau khủng hoảng, tiến đến xây dựng nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.