Quyền khởi kiện tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm hợp đồng đã cam kết theo

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (Trang 45 - 47)

6 Kết cấu của luận văn

1.6.7. Quyền khởi kiện tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm hợp đồng đã cam kết theo

kết theo quy định của pháp luật.

Chúng ta khẳng định rằng cần bảo vệ quyền của NGT như: quyền được tạo điều kiện thuận lợi khi gửi và rút tiền, quyền được định đoạt tiền gửi,... Nhưng những quyền này trên thực tế không phải lúc nào cũng được đảm bảo dù đã được thừa nhận. Vì nhiều lý do khác nhau mà TCTD có thể vi phạm quyền lợi của NGT. Bên cạnh việc tự giải quyết của các bên (NGT và TCTD) như thỏa thuận, thương lượng... chưa đảm bảo tốt nhất quyền lợi của NGT vì thiếu tính cưỡng chế trực tiếp của nhà nước.

Do đó, quyền khởi kiện là giải pháp sau cùng và là công cụ tố tụng hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi NGT khi lợi ích bị xâm hại. Theo đó, khi TCTD vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm những nghĩa vụ khác đối với NGT, gây thiệt hại cho NGT, NGT có quyền khởi kiện tổ chức nhận tiền gửi đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu

có) nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho mình32. Kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền có tính bắt buộc, đảm bảo thực thi bằng sự cưỡng chế nhà nước.

Kết luận chương 1:

Tiền gửi có khái niệm khá rộng bao gồm các hình tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi dưới hình thức phát hành các loại giấy tờ có giá. Tiền gửi có vai trị quan trọng khơng chỉ đối với người gửi tiền, mà cịn có vai trị to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế của nước ta hiện nay. Vì vậy, để góp phần vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế nói chung, góp phần vào huy động được lượng tiền gửi dồi dào để cung cấp cho nền kinh tế đang “đói vốn” nói riêng, nhất thiết phải đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của người gửi tiền.

Ở một khía cạnh khác, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền chính là sự bảo vệ của nhà nước với tư cách là đại diện cho đông bảo quần chúng nhân dân đối với tổ chức, cá nhân trong xã hội. Bởi vì, xuất phát từ tính chất mối quan hệ tiền gửi giữa người gửi tiền và tổ chức tín dụng đặt ra yêu cầu bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Cụ thể, một là: người gửi tiền đóng vai trị là chủ thể cho vay nhưng không nắm giữ bất kỳ tài sản bảo đảm nào từ phía chủ thể đi vay (tổ chức tín dụng ); hai là: Xét một cách chung nhất, người gửi tiền có sự hiểu biết hạn chế hơn so với tổ chức tín dụng về lĩnh vực hoạt động ngân hàng nên họ khơng thể lường hết được những rủi ro có thể xảy ra, dẫn đến không thể bảo vệ quyền lợi cho mình một cách tốt nhất.

32 Theo Điều 161 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 về quyền khởi kiện: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có

quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tồ án có thẩm quyền để u cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI GỬI TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ HƢỚNG HỒN THIỆN

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w