Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (Trang 33 - 38)

6 Kết cấu của luận văn

1.5. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền

Trong quan hệ nhận tiền gửi giữa TCTD và NGT thì khách hàng gửi tiền thường là những người có sự hiểu biết hạn chế hơn về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là những rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Vì vậy, trong nhiều trường hợp họ khơng thể lường hết được những bất lợi mà mình có thể gặp phải khi đem tiền gửi vào TCTD, họ không thể bảo vệ mình một cách tốt nhất. Do đó, họ cần được sự trợ giúp của Nhà nước, sự bảo vệ của pháp luật.

Ngoài ra, NGT trong mối quan hệ với tổ chức nhận tiền gửi thì NGT ở vị trí yếu thế hơn, quyền lợi của NGT dễ bị xâm hại hơn so với tổ chức nhận tiền gửi. Bởi vì tổ chức nhận tiền gửi nắm giữ tiền gửi của NGT, nắm giữ thông tin về NGT,... nhưng NGT không nắm giữ bất cứ tài sản bảo đảm từ phía TCTD. Bên cạnh đó, NGT cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những tác động khác của điều kiện kinh tế - xã hội như lạm phát, khủng hoảng tài chính,...

Với chức năng đại diện cho đại bộ phận dân cư trong xã hội, Nhà nước sẽ sử dụng cơng cụ có hiệu quả nhất là pháp luật, ban hành những quy định hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng, hạn chế những tác động tiêu cực từ sự biến

động của điều kiện kinh tế - xã hội, những quy định ngăn ngừa sự xâm hại lợi ích NGT từ phía TCTD, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NGT.

1.5.1. Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo sự bình đẳng giữa tổ chức tín dụng và người gửi tiền

TCTD là trung gian tín dụng trong nền kinh tế, một trong những hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng. Khi nhận tiền gửi, TCTD đóng vai trị là chủ thể vay, khi cấp tín dụng, TCTD đóng vai trị là chủ thể cho vay. Như vậy, xét trong quan hệ này TCTD là chủ thể vay, trong quan hệ khác TCTD là chủ thể cho vay.

Theo lẽ thường, đối với các hợp đồng vay tiền, để bảo đảm khả năng thanh toán của người vay, người cho vay thường yêu cầu người vay phải cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay. Điều này đã là tập quán trong vay tiền và đã được pháp luật ghi nhận từ lâu. Ở nước ta, theo quy định của pháp luật dân sự cũng điều chỉnh về hợp đồng vay tài sản và những biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên, trong quan hệ vay tiền giữa TCTD (người đi vay) và các tổ chức, cá nhân gửi tiền (người cho vay) thì khơng hồn tồn như vậy. Cụ thể:

+ Trong hoạt động cho vay của TCTD, hầu hết các hợp đồng tín dụng đều có tài sản bảo đảm, có ý nghĩa bảo vệ lợi ích của TCTD, đảm bảo khả năng thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng vay khơng có khả năng thanh tốn các khoản vay. Khi khách hàng không trả được nợ cho TCTD, TCTD có thể xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định.

+ Tuy nhiên, trong mối quan hệ nhận tiền gửi thì lại khác, khách hàng gửi tiền vào TCTD chỉ dựa vào niềm tin đối với TCTD, uy tín của TCTD mà khơng nhận bất kỳ tài sản bảo đảm nào từ phía TCTD. Mặc dù, xét về bản chất thì đây cũng là hợp đồng vay nhưng chủ thể vay là TCTD, chủ thể cho vay là khách hàng gửi tiền. Có thể nói, uy tín của TCTD là một yếu tố để khách hàng có thể tin cậy ở mức độ nhất định hơn so với số đông tổ chức, cá nhân đi vay tiền bất kỳ (vì TCTD được thành lập và hoạt động kinh doanh tiền tệ phải thỏa mãn những điều kiện cần thiết về vốn, nghiệp vụ... và được pháp luật cho phép). Tuy nhiên, uy tín của TCTD sẽ khơng thể đảm bảo được quyền lợi của NGT một khi TCTD mất khả năng thanh tốn.

Do vậy, để cân bằng lợi ích trong quan hệ nhận tiền gửi và gửi tiền, pháp luật cần có những quy định bảo vệ quyền lợi của NGT trong quan hệ này.

1.5.2. Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền từ những rủi ro của hoạt động tài chính - ngân hàng

Trong hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro cao do tính kéo dài của quan hệ kinh doanh. Khi TCTD gặp rủi ro thì đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp là NGT vì khi đó TCTD khơng có khả năng chi trả tiền gửi cho họ. Những rủi ro này có thể xuất phát từ những yếu tố sau:

- Đối tượng kinh doanh của TCTD là tiền tệ, một loại hàng hóa đặc biệt, vật ngang giá chung trong trao đổi. Vì vậy, hoạt động kinh doanh tiền tệ chịu chi phối của nhiều yếu tố tác động từ chính trị, kinh tế - xã hội.

Theo các nhà kinh tế học, tiền tệ được định nghĩa “là một vật đảm nhận đồng

thời vai trị cơng cụ trao đổi, cơng cụ thước đo giá trị và cơng cụ tích lũy”. Theo

Mác, “tiền tệ là thứ hàng hóa đặc biệt, tách ra khỏi thế giới hàng hóa, dùng làm vật

ngang giá chung để thể hiện và đo lường giá trị của mọi hàng hóa; nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất”.

Như vậy, tiền tệ không chỉ là trung gian trao đổi, mà cịn là một hàng hóa; nói cách khác, tiền tệ không chỉ công cụ trung gian trong các trao đổi giữa những người sản xuất hoặc những người buôn bán với người tiêu thụ, mà trong một số giao dịch, nó đóng vai trị là đối tượng của giao dịch. Chính vì tính chất đặc biệt này của tiền tệ, nên người ta gọi nó là hàng hóa đặc biệt. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của TCTD, tiền tệ đã trở thành hàng hóa, tiền tệ là đối tượng của các giao dịch trong hoạt động kinh doanh này (hoạt động vay, cho vay).

Vì chức năng và đặc tính trên, tiền tệ được xem là một trong những phương tiện hữu hiệu để đưa nền kinh tế đi đến những mục tiêu mong muốn. Chính vì vậy, một mặt tiền tệ có khả năng tác động đến điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội; mặt khác nó chịu sự chi phối bởi các điều kiện này. Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh tiền tệ cũng chịu sự chi phối rất lớn từ các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội. Khi cơ chế, chính sách này thay đổi có thể dẫn đến những biến động trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, có thể tác động tích cực hoặc mang lại rủi ro trong hoạt động NH.

- Việc cho vay của TCTD phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Bởi việc sử dụng vốn vay của khách hàng ảnh hưởng đến kết quả của việc cho vay, từ đó, ảnh hưởng đến khả năng chi trả tiền gửi cho khách hàng gửi tiền.

Đối với hợp đồng vay tài sản thông thường thì người cho vay dùng tài sản của chính mình để cho vay nên khi người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì chỉ có người cho vay phải gánh chịu hậu quả. Tuy nhiên, việc cho vay của TCTD chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động của tổ chức, cá nhân trong xã hội. Chính vì

vậy, do chức năng trung gian này mà các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng (người vay) sẽ ảnh hưởng ngay đến TCTD và qua đó ảnh hưởng đến quyền lợi của NGT.

Trong trường hợp khách hàng sử dụng vốn gặp rủi ro do sử dụng vốn sai mục đích, quá trình sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, thậm chí dẫn đến phá sản... thì việc thu hồi vốn và lãi tín dụng đầy đủ là khơng chắc chắn. Việc cho vay của TCTD khơng đạt kết quả. Khi đó, TCTD có thể gặp rủi ro tín dụng.

Ngồi ra, những ngun nhân khác dẫn đến rủi ro tín dụng của TCTD như do sự non kém về nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, sự tha hóa của một bộ phận cán bộ tín dụng trong xét duyệt dự án cho vay, hoặc khách hàng gặp sự cố như thất nghiệp, ốm đau, hoặc khách hàng “chay ỳ” khơng thanh tốn tiền vay cho TCTD.

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng có thể từ phía Nhà nước. Do thay đổi cơ chế, chính sách làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính hoặc do các yếu tố khách quan như ảnh hưởng của thị trường biến động, khủng hoảng kinh tế, thiên tai,... làm cho các TCTD gặp nhiều khó khăn trong thu hồi nợ.

1.5.3. Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền góp phần đảm bảo an tồn hệ thống các tổ chức tín dụng

Do đặc trưng liên kết trong hệ thống các TCTD, vì vậy sẽ dẫn đến phản ứng Đơminơ khi một TCTD nào đó bị đổ vỡ. Cụ thể, khi TCTD nào đó gặp rủi ro dẫn đến việc TCTD mất khả năng thanh toán tạm thời hoặc buộc chấm dứt hoạt động. Khi đó, do quan hệ có tính ảnh hưởng dây chuyền có thể kéo theo các TCTD khác cũng gặp khó khăn về thanh tốn, từ đó ảnh hưởng đến an tồn hệ thống các TCTD. Tính ảnh hưởng dây chuyền khơng chỉ trong hệ thống TCTD của một quốc gia mà có thể ảnh hưởng đến hệ thống TCTD của các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay.

Trong khi đó, hoạt động ngân hàng có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Hoạt động ngân hàng giúp điều hòa nguồn vốn trong xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế26. Vì vậy, khi hệ thống TCTD sụp đổ sẽ kéo nền kinh tế đổ vỡ theo. Đối với Việt Nam, hệ thống tài chính cịn ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển theo cơ chế thị trường, nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn nên hoạt

26 Hoạt động ngân hàng khuyến khích tiết kiệm và đưa nguồn vốn trong xã hội vào sử dụng có hiệu quả. Việc cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp đã khuyến khích sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng sản lượng và giảm nhập khẩu hàng hóa. Mặt khác, việc khách hàng cá nhân vay vốn sẽ khuyến khích tăng nhu cầu về hàng hóa và điều này sẽ giúp cho việc tăng cường sản xuất.

động ngân hàng có vai trị càng quan trọng trong việc cung ứng vốn nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua là một minh chứng, hàng loạt các NH sụp đổ, trong đó có những NH hàng đầu thế giới như Merill Lynch, Lehman Brothers, Northern Rock… Với tính chất ảnh hưởng dây chuyền, khủng hoảng tài chính đã lây lan giữa các quốc gia. Rất nhiều quốc gia trên thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của kinh tế thế giới, bao gồm cả các cường quốc như Mỹ, Nhật, Anh. Đến nay, tình hình thế giới cịn nhiều biến động, hậu quả của cuộc khủng hoảng cịn nặng nề. Chính vì vậy, đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống các TCTD là tối cần thiết, đặc biệt quan trọng đối với mọi quốc gia.

Trong quá trình giải quyết khủng hoảng, các nước trên thế giới thực hiện các giải pháp để khắc phục, một trong những giải pháp đó là tăng cường bảo vệ quyền lợi của NGT để tạo lòng tin cho họ. Giải pháp tức thời được thông qua là việc tăng hạn mức chi trả bảo hiểm. Rõ ràng, bảo vệ NGT góp phần vào việc đảm bảo an tồn hệ thống các TCTD vì khi NGT tin vào những quy định của pháp luật, cơ chế của pháp luật có thể bảo vệ được quyền lợi của mình thì sẽ hạn chế việc NGT tin vào những tin đồn thất thiệt, dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt, tạo nguy cơ “lung lay” hệ thống các TCTD. Đồng thời cũng góp phần hạn chế xảy ra trường hợp tương tự như khi có một TCTD tạm thời hoặc thật sự mất khả năng thanh tốn cho NGT, những NGT khác có thể do tâm lý hoang mang mà đồng loạt đến các TCTD rút tiền gửi, đẩy các TCTD vào tình trạng thiếu khả năng chi trả,... đe dọa an tồn của hệ thống các TCTD.

1.5.4. Thơng qua hoạt động cung cấp dịch vụ, tổ chức tín dụng có thể gây thiệt hại cho người gửi tiền

Cung ứng các dịch vụ thanh toán là một trong những chức năng chủ yếu của TCTD là NH. Trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ, TCTD là NH cung cấp các dịch vụ cho khách hàng gửi tiền thông qua tiền gửi, quản lý tài khoản khách hàng, cũng như nắm giữ các thông tin liên quan đến tài khoản khách hàng. Thông qua hoạt động này, vì nhiều lý do khác nhau đã ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng gửi tiền.

Thứ nhất, liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán qua tài khoản.

Trong dịch vụ thanh toán, chuyển tiền là một dịch vụ khá cổ điển và phổ biến. Việc chuyển tiền nhầm trong hoạt động ngân hàng đã là việc hiện hữu và cũng không phải là hi hữu, dù cả NH và khách hàng điều khơng mong muốn. Đó là những

trường hợp NH nhầm về chủ thể được chuyển tiền, thay vì chuyển tiền từ khách hàng A cho khách hàng B nhưng lại chuyển cho khách hàng C; hoặc chuyển nhầm số tiền, tức là lẽ ra NH sẽ chuyển tiền vào tài khoản nào đó một số tiền X nhưng lại chuyển vào tài khoản này số tiền Y27. Khi đó, có những trường hợp khách hàng đã khơng được NH chịu trách nhiệm về khoản tiền đã bị chuyển nhầm do NH cho rằng mình khơng có lỗi trong việc chuyển nhầm, mặc dù việc chuyển tiền vốn là hoạt động nghiệp vụ của NH. Bên cạnh đó, về phía người được nhận số tiền chuyển nhầm, về ngun tắc họ khơng có lỗi, vì tiền vào tài khoản họ có thể biết hoặc khơng biết rõ nguồn gốc và rút tiền ra sử dụng. Tuy nhiên, khi có thơng báo mà họ cố tình chiếm dụng thì có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý bằng pháp luật, yêu cầu người thụ hưởng hồn trả số tiền nói trên. Trong nhiều trường hợp vì muốn sớm thu lại số tiền mà nhân viên NH có những ứng xử khiến khách hàng gặp nhiều phiền phức và gặp rắc rối không đáng, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.

Thứ hai, liên quan đến vấn để bảo mật thông tin khách hàng. NGT mang tiền

đến gửi tại TCTD bên cạnh nhu cầu về thanh toán, hưởng lãi, họ cịn có nhu cầu được bảo mật thơng tin liên quan đến tiền gửi. Về nguyên tắc, TCTD bảo đảm những thông tin cá nhân cho họ. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, cũng như việc ứng dụng công nghệ thơng tin trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã phổ biến và đa dạng, địi hỏi cơ chế bảo vệ thơng tin cho NGT càng chặt chẽ hơn.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khốn nước ta ngày càng phát triển, đây là thị trường phức tạp, vấn đề thông tin rất quan trọng đối với các nhà đầu tư chứng khốn. Các đối thủ cạnh tranh có thể lợi dụng việc nắm bắt thơng tin về khách hàng gửi tiền để gây bất lợi cho nhà đầu tư. Từ đó cho thấy, bảo vệ bí mật thơng tin cho khách hàng trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết.

1.6. Những quyền lợi của ngƣời gửi tiền cần đƣợc bảo vệ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (Trang 33 - 38)