6 Kết cấu của luận văn
1.6.1. Quyền được tạo thuận lợi khi gửi tiền và rút tiền
Tổ chức, cá nhân gửi tiền vào TCTD xuất phát từ nhu cầu đầu tư sinh lợi. Đây là nhu cầu chính đáng, giúp họ có thêm thu nhập, đáp ứng lợi ích của nhà đầu tư. Thu nhập của các cá nhân, tổ chức trong xã hội tăng chính là góp phần vào sự
27 Một số vụ việc chuyển tiền nhầm có giá trị lớn: Năm 2006, NH Ngoại thương Việt Nam đã chuyển nhầm số tiền 4 triệu đồng thành hơn 48,5 tỷ đồng cho khách hàng. Năm 2008, NH Thương mại Cổ phần Kỹ thương đã chuyển nhầm cho khách hàng số tiền 306 triệu đồng. Năm 2010, NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Agribank chi nhánh Đà Nẳng chuyển nhầm vào tài khoản ông Phạm Sự số tiền 1,277 tỷ đồng, trong khi tiền thực hưởng của ông Sự chỉ hơn 105 triệu đồng.
giàu có của quốc gia, cần được khuyến khích. Bên cạnh đó, TCTD là tổ chức kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi để cấp tín dụng, việc gửi tiền của khách hàng tại TCTD chính là phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của TCTD, giúp TCTD có nguồn vốn để cho vay, sinh lời. Vì vậy, TCTD có trách nhiệm tạo thuận lợi cho khách hàng khi gửi tiền.
Mặt khác, tiền gửi tại TCTD vẫn thuộc quyền sở hữu của khách hàng, khách hàng có quyền rút tiền, thể hiện sự định đoạt của chủ sở hữu đối với tiền gửi. Tất nhiên, việc rút tiền này phải nằm trong giới hạn sự thỏa thuận giữa NGT và TCTD trong hợp đồng gửi tiền về vấn đề rút tiền gửi28.
Tạo thuận lợi cho NGT là đảm bảo việc gửi tiền và rút tiền được nhanh chóng, dễ dàng. Chẳng hạn, thủ tục gửi tiền và rút tiền cần đơn giản, gọn nhẹ, khách hàng có thể lựa chọn TCTD để gửi tiền, khách hàng có thể đồng thời gửi tiền ở nhiều TCTD khác nhau, gửi tiền tại một TCTD nhưng có thể rút tiền ở nhiều TCTD khác...