Thực tiễn pháp luật điều chỉnh việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (Trang 48 - 84)

6 Kết cấu của luận văn

2.1. Quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền

2.1.2. Thực tiễn pháp luật điều chỉnh việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền

Việc tiếp cận của pháp luật hiện hành về quyền lợi NGT khơng quy định trực tiếp mà nó được quy định thông qua trách nhiệm của TCTD. Bởi tư cách NGT hình thành trên cơ sở quan hệ nhận tiền và gửi tiền giữa khách hàng và TCTD và mọi lợi ích liên quan đến tiền gửi của NGT do TCTD là chủ thể chi phối chủ yếu. Quy định được xem là chủ đạo làm cơ sở cho những quy định cụ thể trong việc bảo vệ quyền lợi của NGT được thể hiện tại Điều 17 Luật Các TCTD 1997, theo đó:

Tổ chức tín dụng có trách nhiệm:

[1]. Tham gia tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi; mức bảo toàn hoặc bảo hiểm do Chính phủ quy định;

[2]. Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền theo yêu cầu; bảo đảm trả đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi của mọi khoản tiền gửi;

[3]. Bảo đảm bí mật số dư tiền gửi của khách hàng; từ chối việc điều tra, phong toả, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi mà khơng có sự đồng ý của khách hàng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

[4]. Thơng báo cơng khai mức lãi suất tiền gửi.

Để bao quát và hệ thống việc phân tích thực tiễn pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NGT, chúng tơi tiến hành tìm hiểu các quy định pháp luật ở các khía cạnh sau: gửi tiền và nhận tiền gửi tại các TCTD; mở tài khoản tiền gửi và sử dụng tài khoản; quyền định đoạt đối với tiền gửi khi tổ chức gửi tiền chấm dứt hoạt động, cá nhân gửi tiền chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; bảo vệ NGT khi TCTD mất khả năng thanh toán.

2.1.2.1. Thực tiễn pháp luật về gửi tiền và nhận tiền gửi tại các tổ chức tín dụng a) Về các loại tiền gửi

Theo quy định hiện hành, tại Khoản 2 Điều 1 Quy chế tiền gửi tiết kiệm: “Quy chế này điều chỉnh các hoạt động nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng đồng

Việt Nam và ngoại tệ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam giữa tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và người gửi tiền”; Khoản 4 Điều 1 Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi

tại NHNN và TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 1284 /2002/QĐ-NHNN: “Việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi đồng Việt nam và ngoại tệ của người không

cư trú và người cư trú phải tuân thủ theo các quy định tại Quy chế này và các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý ngoại hối”; theo Khoản 11 Điều 4 Pháp

lệnh ngoại hối 2005: “Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng và các tổ chức

tín dụng phi ngân hàng được hoạt động ngoại hối và cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Pháp lệnh này”33.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, TCTD được phép nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và cả ngoại tệ. Việc nhận tiền gửi bằng ngoại tệ chỉ áp dụng đối với các tổ chức nhận tiền gửi được phép hoạt động ngoại hối và phải phù hợp với quy định hiện hành của Chính phủ và NHNN về quản lý ngoại hối34. Ngoại tệ được hiểu là đồng tiền của quốc gia, lãnh thổ khác, đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực35. Tiền gửi bằng nội tệ và ngoại tệ có thể thể hiện dưới hình thức các loại giấy tờ có giá. Theo

33 Pháp lệnh này là Pháp lệnh Ngoại hối 2005. 34 Khoản 5 Điều 4 Quy chế tiền gửi tiết kiệm.

Luật Các TCTD 2010, đó là các loại giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu.

b) Về đối tượng gửi tiền - NGT là cá nhân

Giao dịch về tiền gửi giữa TCTD và NGT là giao dịch dân sự. Trong đó, các bên trong giao dịch là TCTD (bên vay) và NGT (bên cho vay). Để giao dịch có hiệu lực thì các bên phải có năng lực chủ thể. Ở đây chúng ta quan tâm về phía chủ thể là cá nhân gửi tiền.

Theo quy định của pháp luật dân sự, điều kiện cần để giao dịch có hiệu lực là chủ thể tham gia phải có năng lực hành vi dân sự. Theo đó, chủ thể có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (từ đủ 18 tuổi và có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình) có thể tham gia tất cả các giao dịch dân sự. Điều kiện về năng lực để chủ thể tham gia quan hệ nhận tiền gửi được cụ thể hóa trong quy chế tiền gửi tiết kiệm như sau:

Chủ thể từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tham gia quan hệ gửi tiền. Trong trường hợp NGT từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài sản riêng đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự thì được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật thì chỉ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật36.

Cá nhân gửi tiền tiết kiệm có thể là cá nhân Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Đối với cá nhân gửi tiền dưới dạng mua các loại giấy tờ có giá, pháp luật có quy định phạm vi chủ thể gửi tiền khác hơn. Theo đó, chủ thể là cá nhân gửi tiền dưới hình thức mua các loại giấy tờ có giá gồm37: Cá nhân Việt Nam; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm các cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và không hoạt động tại Việt Nam. Đối với người mua giấy tờ có giá là cá nhân nước ngồi, TCTD chỉ được phát hành giấy tờ có giá ghi danh.

36 Điều 3 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm. 37 Điều 3 Quy chế phát hành giấy tờ có giá.

Như vậy, so với cá nhân gửi tiền tiết kiệm, cá nhân gửi tiền dưới hình thức mua giấy tờ có giá có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư theo quy định Việt Nam nhưng không nhất thiết hoạt động tại Việt Nam. Nhưng đối với cá nhân người nước ngồi thì chỉ được mua giấy tờ có giá ghi danh.

Theo quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi, mọi cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngồi có năng lực pháp luật và năng lực hành vi đều có thể là chủ thể gửi tiền. Quy chế còn xác định rõ, đối với cá nhân nước ngồi có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật nước mà cá nhân đó là cơng dân.

- NGT là tổ chức

Đối với tổ chức thì năng lực chủ thể xuất hiện đầy đủ khi tổ chức được thành lập hoặc cho phép thành lập một cách hợp pháp. Vì vậy, kể từ thời điểm được thành lập hợp pháp, tổ chức có thể tham gia những giao dịch được pháp luật ghi nhận.

Pháp luật ngân hàng quy định chủ thể gửi tiền là tổ chức như sau38: - Tổ chức không được tham gia hình thức tiền gửi tiết kiệm.

- Tồ chức gửi tiền dưới hình thức mua giấy tờ có giá, gồm: Tổ chức Việt Nam; tổ chức nước ngoài hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và không hoạt động tại Việt Nam. Tổ chức nước ngồi chỉ có thể mua giấy tờ có giá ghi danh do TCTD phát hành.

- Tổ chức có thể mở tài khoản tiền gửi thanh tốn gồm: TCTD nước ngồi hoạt động tại nước ngoài; Các tổ chức Việt Nam và các tổ chức nước ngoài được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, tổ chức không được gửi tiền dưới hình thức tiết kiệm, tổ chức nước ngồi khơng hoạt động tại Việt Nam khơng mở tài khoản thanh tốn tại TCTD Việt Nam (trừ TCTD nước ngoài). Trong luận văn này, chủ thể gửi tiền mà tác giả hướng đến không bao gồm các TCTD.

Như đã trình bày trong chương 1, đối tượng gửi tiền bao gồm các tổ chức, cá nhân. Hầu hết các cá nhân đều có thể tham gia gửi tiền nếu có năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định. Đối với tổ chức thì có thể gửi tiền dưới mọi hình

38 Xem Quy chế tiền gửi tiết kiệm, Quy chế phát hành giấy tờ có giá, Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi.

thức, trừ hình thức tiền gửi tiết kiệm. Riêng đối với tổ chức, cá nhân nước ngồi thì chỉ được gửi tiền dưới hình thức mua các loại giấy tờ có giá ghi danh.

Trên thực tế, có nhiều tố chức có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng, gửi tiền vào TCTD với mục đích tiết kiệm, sinh lời là chủ yếu, khơng nhằm mục đích thanh tốn. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không ghi nhận tổ chức là chủ thể gửi tiết kiệm. Điều này không phù hợp với thực tế.

c. Về lãi suất tiền gửi

Thông thường các TCTD sẽ ấn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay trên cơ sở nhu cầu thị trường và lãi suất cơ bản do NHNN quy định.

Theo quy định hiện hành, Nhà nước điều chỉnh lãi suất huy động gián tiếp thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay của TCTD. Nếu nhìn nhận ở góc độ NGT, đó là điều chỉnh lãi suất cho vay của NGT cho TCTD vay. Theo đó, pháp luật quy định lãi suất cho vay không vượt quá 150 % lãi suất cơ bản39. Lãi suất cơ bản được NHNN công bố định kỳ làm cơ sở cho hoạt động huy động vốn và cho vay của TCTD. Hiện nay, lãi suất cơ bản là 8%/năm40, tức lãi suất cho vay không được vượt quá 12%/năm. Khi TCTD được phép cho vay với lãi suất cao, thì TCTD có thể huy động với mức lãi suất cao và ngược lại. Tuy nhiên, hiện nay, trong nhiều trường hợp, Chính phủ cho phép áp dụng lãi suất thỏa thuận41, không phụ thuộc vào lãi suất cơ bản.

Như vậy, bên cạnh việc cho phép các TCTD áp dụng cho vay theo lãi suất thỏa thuận trong những trường hợp nhất định, Nhà nước khống chế lãi suất trần cho vay theo lãi suất cơ bản. Trên cơ sở này, TCTD sẽ xây dựng lãi suất huy động và lãi suất cho vay phù hợp với đơn vị mình dựa vào tình hình thị trường, khả năng cạnh tranh,...

Đối với lãi suất tiền gửi dưới hình thức giấy tờ có giá, Nhà nước điều chỉnh thông qua quy định lãi suất giấy tờ có giá do TCTD phát hành quy định phù hợp với lãi suất thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho TCTD.

39 Xem: Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005; Điều 1 Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ngày 16 tháng 5 năm 2008 về cơ chế điều chỉnh lãi suất cơ bản bẳng đồng Việt Nam. 40 Quyết định số 1565/2010/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 06 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.

41 Thông tư số 12/2010/ TT-NHNN ngày 14 tháng 4 năm 2010 hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận: “Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng đồng

Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống có hiệu quả”.

Song song với quy định này là quy định về lãi suất chiết khấu các loại giấy tờ có giá.

Trong điều kiện nền kinh tế lạm phát cao, với mức lãi suất thấp, NGT thực sự khơng có lãi, thậm chí lãi âm42. Hiện nay, dù khủng hoảng kinh tế đã qua, nhưng tình hình kinh tế vẫn cịn biến động, lạm phát vẫn còn cao43 nên lãi suất thực của tiền gửi rất thấp, trong khi giá tiêu dùng cứ tăng cao44. Điều này khiến cho một bộ phận dân cư tích trữ vàng tại nhà mà khơng gửi tiền vào các TCTD. Theo nhận định của Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, lượng vàng trong dân đang ở mức quá lớn45, điều này cho thấy người dân ngày càng có xu hướng tích trữ vàng tại nhà. Do đó ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Mặt khác, như đã trình bày, trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, các TCTD xây dựng mức lãi suất huy động riêng cho đơn vị mình. Trong q trình đó, để đảm bảo có lời cũng như nhằm tăng tính cạnh tranh giữa các TCTD, nên các TCTD áp dụng mức lãi suất tự điều chỉnh tăng rất linh động. Nếu theo hợp đồng nhận tiền gửi trước đây thông thường là lãi suất cố định, không thay đổi trong suốt thời gian gửi tiền, thì với lãi suất tự điều chỉnh tăng, lãi suất trong hợp đồng sẽ thay đổi tăng theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào sự tăng giảm lãi suất của đơn vị nhận tiền gửi, theo sự tăng giảm của lãi suất thị trường. Tuy nhiên, nếu lãi suất thị trường giảm thì khơng áp dụng giảm lãi suất đối với NGT.

Trên thực tế, đa số NGT không thể nắm được sự điều chỉnh của lãi suất đó đối với tiền gửi của mình mà sẽ do TCTD tự áp dụng, tính tốn. Các trang web của các TCTD cũng chỉ đưa lãi suất huy động chung cho các loại tiền gửi vào thời điểm hiện tại. Sự điều chỉnh lãi suất đối với những hợp đồng gửi tiền cụ thể không được TCTD thông tin đến NGT. NGT cũng khơng biết cách tính lãi trong quá trình lãi suất thay đổi được thực hiện như thế nào, mức lãi suất cụ thể áp dụng trong khoản thời gian khác nhau trong quá trình gửi tiền là bao nhiêu. Vì vậy, NGT khơng có

42 Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu vào 2008 khiến cho lạm phát ở Việt Nam lên rất cao, lên đến 19,89%, với mức lạm phát này, lãi suất thực của NGT lúc bấy giờ là lãi suất âm (Xem tại: “http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Lam-phat-trong-tam-kiem-soat/20103/28146.vgp).

43 Theo các chuyên gia cảnh báo thì lạm phát năm 2010 vẫn có thể lên cao đến 2 con số nếu chúng ta khơng có hướng đi hợp lí (xem tại: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-going-to-cope- with-2-digits-inflation-in-this-year-MLam-03012010133411.html).

44 Theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2010 tăng 1,31% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất trong sáu tháng qua kể từ tháng 3/2010 với mức tăng trên 1%, CPI bình quân của cả nước 9 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 đã tăng 8,64%.

điều kiện kiểm tra, theo dõi tiền lãi của mình được tính tốn có chính xác hay khơng, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

d) Về chính sách ưu đãi trong huy động tiền gửi

- Về hình thức khuyến mại

Theo quy định pháp luật hiện hành, TCTD có thể thực hiện những chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng trong q trình huy động vốn. TCTD có thể thực hiện các chương trình khuyến mại theo đặc thù của lĩnh vực mình trên cơ sở quy định chung của pháp luật thương mại. Theo quy định của Luật Thương mại 2005, thương nhân có thể thực hiện các hình thức khuyến mại để thu hút khách hàng như: Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền; Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (Trang 48 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w