Ngƣời gửi tiền tại các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (Trang 30 - 33)

6 Kết cấu của luận văn

1.4. Ngƣời gửi tiền tại các tổ chức tín dụng

1.4.1. Khái quát về người gửi tiền

Pháp luật hiện hành không định nghĩa chung nhất về NGT. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể hiểu khái niệm về NGT qua một số văn bản điều chỉnh về tiền gửi như sau:

Theo quy chế tiền gửi tiết kiệm, tại Khoản 2 Điều 6, định nghĩa:

Người gửi tiền là người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Người gửi tiền có thể là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm.

Theo định nghĩa trên, NGT là người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi, chỉ có thể là cá nhân hoặc nhóm cá nhân, khơng có chủ thể là tổ chức. Tuy nhiên, theo Quy chế về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi, khi liệt kê các đối tượng được mở tài khoản tiền gửi, đối tượng này bao gồm cả các tổ chức24.

Như đã phân tích, tiền mua một số loại giấy tờ có giá cũng là một hình thức tiền gửi. Do đó, chủ thể mua các loại giấy tờ có giá này được xem là NGT. Theo Quy chế này, người mua giấy tờ có giá bao gồm cả cá nhân và tổ chức25.

24 Xem Khoản 2 Điều 2 Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước và tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1284 /2002/QĐ-NHNN2 ngày 21 -11 - 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, khái quát chung chúng ta có thể hiểu, NGT là người thực hiện giao

dịch liên quan đến tiền gửi. NGT có thể là cá nhân, nhóm cá nhân hoặc tổ chức.

Mặc dù khơng có khái niệm chung về NGT, nhưng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã chỉ ra những chủ thể nào có thể trở thành NGT đối với hai hình thức gửi tiền cơ bản là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.

1.4.2. Phân loại chủ thể gửi tiền

Tiền gửi tạo được sự quan tâm của nhiều thành phần chủ thể khác nhau trong đời sống xã hội. Các thành phần này lại có những nhu cầu rất khác nhau đối với tiền gửi. Chính vì vậy, có rất nhiều loại khách hàng gửi tiền. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại NGT dựa trên các tiêu chí chung sau đây:

1.4.2.1. Căn cứ vào chủ thể gửi tiền, người gửi tiền được chia thành: a) Chủ thể gửi tiền là cá nhân

Bên cạnh số ít cá nhân gửi tiền nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán, phần lớn các cá nhân gửi tiền tại các TCTD là những khoản tiền dành dụm, chắt chiu trong cuộc sống, khoản lãi từ tiền gửi có thể nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cuộc sống hằng ngày của họ. Họ ít có điều kiện tham gia đầu tư kinh doanh trực tiếp (do năng lực hoặc điều kiện khác...) nên dựa hẳn vào tiền gửi. Vì vậy, tiền gửi rất quan trọng đối với họ, khi tiền gửi này bị rủi ro thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của họ. Đối tượng này thơng thường là cán bộ hưu trí, hoặc người lao động có thu nhập trung bình, người làm cơng ăn lương... Nhìn xa hơn, đời sống của những người này bị ảnh hưởng sẽ trở thành một mối lo cho xã hội bởi lượng người này chiếm số lượng khá lớn. Chính vì vậy, khi xây dựng các chính sách liên quan đến những đối tượng này, Nhà nước luôn quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho họ. Trong quan hệ tiền gửi, khi quy định về BHTG cũng quan tâm ưu ái cho đối tượng này.

b) Chủ thể gửi tiền là tổ chức

Chủ thể tiền gửi là tổ chức phần lớn là những tổ chức mở tài khoản nhằm phục vụ cho nhu cầu thanh tốn trong kinh doanh. Có thể nói, hầu hết các tổ chức kinh doanh đều có tiền gửi tại NH. Nguồn gốc của tiền gửi thực chất là một phần tiền của các thành viên góp vốn của doanh nghiệp hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp. Tiền gửi này thường tách bạch với các khoản tiền khác của thành viên góp vốn (trừ một số doanh nghiệp như công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân), khoản tiền này được họ dùng để tìm kiếm lợi nhuận với những dự liệu rủi ro do hoạt động kinh doanh mang lại. Vì vậy, nếu tiền gửi của họ bị rủi ro thì ít nghiêm trọng hơn so với đa số khách hàng cá nhân gửi tiền.

Ngồi ra, một số tổ chức khác có những khoản tiền nhàn rỗi (do thu nhập, nguồn quỹ của tổ chức,...) như các đơn vị sự nghiệp có thu hoặc của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp,... gửi tại TCTD nhằm tranh thủ tìm kiếm thêm lợi nhuận, tăng thu nhập cho các thành viên của tổ chức.

1.4.2.2. Căn cứ vào mục đích gửi tiền, người gửi tiền được chia thành: a) Chủ thể gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi

Chủ thể gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi thường gửi tiền dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm. Các hình thức tiết kiệm khác nhau phản ánh mục đích khác nhau của NGT.

Đối với tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn: Đối tượng NGT là cá nhân có tiền nhàn rỗi muốn gửi TCTD vì mục tiêu an tồn và sinh lợi nhưng khơng thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Khách hàng gửi tiền dưới hình thức này nhằm mục tiêu an toàn, tiện lợi quan trọng hơn là mục đích sinh lợi.

Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đối tượng NGT là cá nhân có tiền nhàn rỗi muốn gửi TCTD vì mục tiêu an tồn và sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Khách hàng gửi tiền dưới hình thức này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý. Mục tiêu quan trọng của họ khi gửi tiền theo hình thức này là lợi tức có được theo định kỳ.

Đối với tiền gửi thơng qua việc mua các loại giấy tờ có giá: Như đã phân tích tại Mục 1.2.1, tiền mua một số loại giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu cũng là một dạng tiền gửi. Loại tiền gửi này có vai trị tiết kiệm và đầu tư là chủ yếu. Mục đích của khách hàng là muốn được hưởng lãi từ việc mua các giấy tờ có giá đó. Các loại giấy tờ có giá đều có mệnh giá, thời hạn và lãi suất được thể hiện trên giấy tờ đó. Khi đến hạn thanh tốn, người mua giấy tờ có giá sẽ đến tổ chức phát hành giấy tờ đó để nhận số tiền bằng mệnh giá của giấy tờ đó, cộng với tiền lãi. Nó thực chất gần giống như là dạng tiền gửi có kỳ hạn. Trong trường hợp chủ sở hữu giấy tờ có giá cần tiền mặt hoặc khơng muốn nắm giữ giấy tờ có giá đó nữa thì có thể chiết khấu lại cho TCTD, thay vì rút tiền trước hạn như đối với tiền gửi có kỳ hạn.

b) Chủ thể gửi tiền nhằm mục đích thanh tốn

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện thanh tốn qua NH thì họ sẽ mở tài khoản tiền gửi thanh tốn tại NH. Mục đích chủ yếu của đối tượng này là sử dụng

dịch vụ thanh tốn của NH thơng qua tài khoản tiền gửi, khơng nhằm mục đích hưởng lãi.

Theo thơng lệ các nước, NH không phải được trả lãi cho loại tiền gửi này, mà NH cịn u cầu khách hàng phải duy trì số dư tối thiểu, để được hưởng các dịch vụ của khách hàng, nếu khơng có đủ số dư này thì khách hàng phải trả phí cho việc sử dụng dịch vụ.

Ở Việt Nam, do dân chúng chưa có thói quen sử dụng dịch vụ thanh tốn qua NH nên để thu hút khách hàng, NH vẫn trả lãi đối với tài khoản tiền gửi thanh toán, tuy nhiên mức lãi suất rất thấp.

Ngồi ra, đối với khách hàng có nhu cầu đầu tư, kinh doanh chứng khốn, họ có thể mở tài khoản tiền gửi giao dịch chứng khoán. Đây là tài khoản thanh toán chuyên dùng của khách hàng mở tại các NH để sử dụng cho mục đích kinh doanh chứng khốn. Loại tài khoản này nhìn chung cũng có những tiện ích của một tài khoản thanh tốn khác trong việc sử dụng các dịch vụ thanh toán và thường vẫn được hưởng lãi suất với mức lãi suất thấp như đối với các tài khoản thanh tốn khác. Tuy nhiên, mục đích chủ yếu là phục vụ cho kinh doanh chứng khoán của khách hàng gửi tiền.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w