Quyền được trả đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi mọi khoản tiền gửi

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (Trang 39)

6 Kết cấu của luận văn

1.6.2. Quyền được trả đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi mọi khoản tiền gửi

Có thể nói đây là quyền quan trọng nhất mà khách hàng quan tâm. Trong mối quan hệ giữa NGT và tổ chức nhận tiền gửi thì thực chất là mối quan hệ giữa một bên là chủ thể vay (TCTD) và một bên là chủ thể cho vay (NGT). Chủ thể vay sau khi nhận được tiền vay (lợi ích) thì đương nhiên phải có nghĩa vụ đối với người cho vay trong việc chi trả vốn và lãi. Đây là nghĩa vụ cơ bản của bên vay trong hợp đồng vay tài sản.

Đối với tiền gửi dưới dạng các loại giấy tờ có giá, cũng cùng nguyên lý trên, TCTD phát hành phải chi trả đầy đủ gốc và lãi cho khách hàng khi đến hạn thanh tốn được ghi trên giấy tờ có giá đó. Xuất phát từ tính chất của giấy tờ có giá, khách hàng cũng có thể thanh tốn trước hạn thơng qua hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD, khi đó TCTD sẽ mua lại giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Trong trường hợp này giá và lãi suất chiết khấu sẽ do khách hàng và TCTD thỏa thuận phù hợp quy định pháp luật.

1.6.3. Quyền được đảm bảo bí mật thơng tin tiền gửi (số dư tài khoản, số tài khoản,...), an toàn tài khoản

28 Tức là phụ thuộc vào sự thỏa thuận trong hợp đồng tiền gửi giữa NGT và TCTD về thời hạn rút tiền, về rút tiền trước hạn... Chẳng hạn, nếu khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng nhận tiền gửi là khơng được rút trước hạn thì khi chưa đến hạn thanh tốn, khách hàng khơng thể buộc TCTD tạo điều kiện thuận lợi cho họ rút tiền.

1.6.3.1. Quyền đảm bảo bí mật thơng tin tiền gửi

Việc bảo đảm bí mật thơng tin khách hàng chính là bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng. Bảo mật thơng tin tiền gửi của khách hàng góp phần đảm bảo an tồn tiền gửi của khách hàng, tránh được việc bị kẻ xấu lợi dụng những thơng tin biết được để rút tiền khách hàng hoặc có những hành vi phá hoại gây thiệt hại cho khách hàng.

Hiện nay, công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng đã được sử dụng rộng rãi, bọn tội phạm cũng có những thủ đoạn mới và tinh vi hơn. Chẳng hạn, khi bọn tội phạm có được mật khẩu hay mã giao dịch giữa NH và khách hàng, chúng có thể sử dụng tài khoản khách hàng hoặc yêu cầu NH thực hiện những giao dịch gây bất lợi cho khách hàng,...

Đối với khách hàng gửi tiền là các chủ thể kinh doanh thì thơng tin về tiền gửi cũng là một dạng bí mật trong kinh doanh của NGT. Những thơng tin này có thể phản ánh phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, mối quan hệ với đối tác của khách hàng gửi tiền,... Những thông tin này nếu bị khai thác bởi đối thủ cạnh tranh thì có thể gây thiệt hại cho khách hàng. Đảm bảo bí mật thơng tin khách hàng gửi tiền cũng chính là góp phần chống lại những người có ý đồ cạnh tranh khơng lành mạnh.

Một số thông tin cụ thể của khách hàng cần được bảo mật bao gồm:

-Số hiệu tài khoản của khách hàng

Số hiệu tài khoản chính là mã tài khoản. Số hiệu tài khoản tiền gửi giúp phân biệt các tài khoản của các khách hàng khác nhau trong quản lý ngân hàng. Muốn rút tiền hoặc gửi tiền vào một tài khoản nhất định thì phải biết số tài khoản đó, trừ trường hợp rút tiền thông qua máy rút tiền tự động, người rút tiền có thể khơng cần sử dụng số hiệu tài khoản, thay vào đó chủ tài khoản phải có thẻ và biết mã số pin.

Đối với những NGT vào TCTD theo hình thức tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn nhằm mục đích an tồn tiền gửi, hưởng lãi suất, họ thường có nhu cầu bảo mật số hiệu tài khoản không chỉ nhằm tránh khai thác của kẻ thứ ba gây thiệt hại tài sản của họ, họ cịn muốn khơng ai biết được họ đã có tài khoản gửi tại TCTD, chưa nói đến việc người khác biết được ngày đáo hạn của số tiền gửi thông qua số hiệu tài khoản.

Đối với tài khoản thanh toán, đối tác của khách hàng dễ dàng có được số hiệu tài khoản thơng qua lần giao dịch đầu tiên với khách hàng. Tuy nhiên, về nguyên tắc TCTD cần tơn trọng bí mật số hiệu tài khoản của khách hàng, trừ trường

hợp khách hàng cho phép hoặc ngầm cho phép thông qua việc khách hàng công bố số hiệu tài khoản của mình một cách cơng khai.

- Mẫu chữ ký của chủ tài khoản

Chữ ký của chủ tài khoản được chủ tài khoản đăng kí khi mở tài khoản tại TCTD. Mẫu chữ ký này được sử dụng trên các chứng từ giao dịch với TCTD và giữa khách hàng với người được ủy quyền kí thay.

Hiện nay, bên cạnh việc khách hàng đăng kí chữ ký mẫu trên giấy, chữ ký điện tử đã được các TCTD sử dụng ngày càng rộng rãi, chữ ký điện tử có giá trị như chữ ký trên giấy. Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lơ gíc với thơng điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thơng điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thơng điệp dữ liệu được kí29.

Chữ ký của khách hàng là một trong những yếu tố của chứng từ để TCTD giao dịch với khách hàng. Nếu chữ ký của khách hàng bị TCTD tiết lộ, kẻ gian có thể lợi dụng để rút tiền của khách hàng hoặc có những hành vi khác như mạo danh khách hàng để thực hiện những giao dịch khách hàng không muốn, hoặc yêu cầu TCTD cung cấp thông tin về khách hàng…, trên cở sở giả mạo chữ ký có thể gây thiệt hại tài sản cho khách hàng.

Hiện nay, các TCTD, đặc biệt TCTD là NH đã thực hiện cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng thông qua mạng internet. Việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử đã rất phổ biến. Chữ ký điện tử đã được sử dụng trong các giao dịch qua NH đã khơng cịn xa lạ. Vì vậy, bảo vệ bí mật chữ ký khách hàng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.

- Doanh số hoạt động

Doanh số hoạt động của khách hàng phản ánh tình hình kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng chủ yếu sử dụng các dịch vụ của TCTD trong hoạt động của mình.

Doanh số hoạt động của khách hàng nếu bị đối thủ cạnh tranh biết được có thể gây bất lợi cho khách hàng. Từ thông tin về doanh số hoạt động, đối thủ cạnh

tranh sẽ biết được tình hình tài chính của khách hàng, khách hàng kinh doanh thua lỗ hay có lời,…, từ đó có lợi thế trong hoạch định kế hoạch kinh doanh, có thể tranh giành đối tác, gây thiệt hại cho khách hàng.

- Số dư tài khoản

Số dư tài khoản chính là khoản nợ của NH đối với chủ tài khoản vào thời điểm nhất định (số dư có). Tuy nhiên, trong trường hợp có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và TCTD nợ, khi đó khách hàng trở thành người vay tiền. Số dư nợ phải trả lãi cho TCTD và không được vượt quá số dư nợ do TCTD cho phép.

Biết được số dư tài khoản của một nhà kinh doanh sẽ nắm được khả năng tài chính của doanh nhân đó, đặc biệt là những doanh nhân chủ yếu sử dụng dịch vụ NH. Vì vậy, nếu TCTD tiết lộ số dư tài khoản của khách hàng, đối thủ cạnh tranh của khách hàng nắm được thơng tin này có thể gây thiệt hại cho khách hàng như giành mối làm ăn với khách hàng, hoặc có thể chèn ép khách hàng khi cùng kí hợp đồng cùng bán hoặc cùng mua một loại sản phẩm nào đó chẳng hạn. Chính vì vậy, số dư tài khoản của khách hàng cần được TCTD bảo mật.

Ngồi ra cịn có các thơng tin khác như các thơng tin liên quan đến giao dịch rút tiền, chuyển tiền và tài sản của khách hàng, nội dung các văn bản, giấy tờ của NGT.

Vấn đề bảo mật thông tin khách hàng phải đặt trong mối tương quan với lợi ích của các chủ thể khác, lợi ích của TCTD, lợi ích chung của tồn xã hội. Do vậy, dù khơng có sự thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng, TCTD có thể cung cấp thơng tin khách hàng cho chủ thể thứ ba trong một số trường hợp nhất định. Chẳng hạn, cung cấp thông tin theo yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan Nhà nước trong quá trình thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, Tổng Giám đốc tổ chức BHTG, …

1.6.3.2. Quyền đảm bảo an toàn tài khoản

Đảm bảo an toàn tài khoản khách hàng xuất phát từ việc đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Bên cạnh đó, một trong những mục đích khách hàng gửi tiền vào TCTD chính là muốn được đảm bảo an tồn tiền gửi. Thay vì cất giữ tiền tại nhà, khách hàng cho rằng TCTD là nơi có uy tín, có thể tin cậy khi gửi tiền vào.

Tuy vậy, trong những trường hợp nhất định, tài khoản của khách hàng có thể bị xâm hại. Như đã phân tích trên, kẻ gian lợi dụng việc nắm bắt được thông tin khách hàng để xâm hại đến tài khoản khách hàng. Ngồi ra, trong q trình tác

nghiệp, vấn đề sai sót trong thanh tốn, chuyển tiền của TCTD cũng đe dọa đến an toàn tiền gửi khách hàng. Điều này cũng đặt ra yêu cầu đảm bảo an toàn tài khoản khách hàng.

1.6.4. Quyền được cung cấp thông tin về tiền gửi: lãi suất, số dư,...

Hợp đồng tiền gửi giữa TCTD và NGT là một hợp đồng khá đặc biệt, khơng chỉ vì đối tượng của hợp đồng là một loại hàng hóa đặc biệt mà nó cịn đặc biệt ở chỗ đối tượng của hợp đồng có thể thường xuyên biến động (sự thay đổi số dư trên tài khoản tiền gửi), yếu tố của hợp đồng là lãi suất cũng có thể thay đổi theo thời gian. Vì vậy, chủ thể của hợp đồng có quyền được cung cấp những thơng tin thuộc về nội dung của hợp đồng.

Mặt khác, việc cung cấp thơng tin về tiền gửi cho khách hàng có ý nghĩa đảm bảo tính cơng khai minh bạch thơng tin, khẳng định sự cạnh tranh lành mạnh của TCTD trên thị trường.

Việc cung cấp thơng tin tiền gửi chính là là đáp ứng quyền lợi chính đáng của tổ chức, cá nhân gửi tiền. Thể hiện:

- Biết số dư của mình trong tài khoản, một mặt giúp khách hàng kiểm soát được số tiền mà họ đã sử dụng hoặc đã được chi trả qua tài khoản tiền gửi của họ, tạo được sự chủ động trong sử dụng tài khoản; mặt khác, việc được thơng báo số dư thường xun giúp khách hàng có thể phát hiện sự sai sót của TCTD trong việc chi trả hoặc trường hợp có sự cố kỹ thuật, từ đó giúp khách hàng kịp thời thơng báo với TCTD để điều chỉnh phù hợp30.

- Biết lãi suất tiền gửi có ý nghĩa giúp khách hàng lựa chọn hình thức gửi tiền (tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, …), nơi gửi tiền (chọn lựa TCTD có mức lãi suất ưu đãi hơn chẳng hạn) sao cho đảm bảo tốt nhất quyền lợi chính đáng của mình. Vì vậy, lãi suất tiền gửi cần được thông báo công khai để khách hàng dễ dàng nắm bắt. Chẳng hạn, niêm yết tại TCTD hoặc đưa lên trang web của TCTD.

Ngoài ra, lãi suất tiền gửi của khách hàng tại TCTD có thể thay đổi theo từng thời kỳ tùy theo lãi suất thị trường. Do đó, NGT cần phải được biết lãi suất mà họ

30 Hiện nay, thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử như iB@nking, SMS B@nking và Phone

B@nking, TCTD có thể dễ dàng cung cấp thơng tin về những lần giao dịch gần nhất cũng như số dư trên tài

khoản của khách hàng nhanh chóng, tiện lợi. Đối với tài khoản thẻ, khách hàng cũng có thể thực hiện sao kê tài khoản hoặc kiểm tra số dư dễ dàng thông qua việc sử dụng máy ATM.

được hưởng trong từng thời điểm, đáp ứng được nhu cầu kiểm soát tiền lãi, kiểm soát tài khoản của khách hàng đối với tài khoản tiền gửi của mình.

1.6.5. Quyền định đoạt tiền gửi, để lại di sản thừa kế

Quyền định đoạt tiền gửi cũng xuất phát từ quyền đương nhiên của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Để lại di sản thừa kế cũng chính là quyền đặc biệt trong quyền định đoạt của chủ sở hữu. Đảm bảo quyền định đoạt tiền gửi cũng chính là bảo đảm quyền định đoạt đương nhiên này.

Tuy nhiên, giữa NGT và TCTD có tồn tại hợp đồng tiền gửi. Vì vậy, định đoạt ở đây được hiểu là định đoạt trên cơ sở đảm bảo trách nhiệm của NGT đối với tổ chức nhận tiền gửi. Bởi vì, khi khách hàng gửi tiền tại TCTD, khách hàng tạm thời chuyển quyền sử dụng số tài sản này cho TCTD. Trách nhiệm này do chính bản thân khách hàng tự nguyện thiết lập khi giao kết hợp đồng với TCTD.

- Việc định đoạt tài khoản tiền gửi của khách hàng thể hiện ở những nội dung sau:

+ Khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào khách hàng muốn đối với những khoản tiền gửi không kỳ hạn và được quyền rút trước hạn theo quy định pháp luật đối với những khoản tiền gửi có kỳ hạn (quyền định đoạt bị hạn chế vì khách hàng đã tự thỏa thuận với TCTD chấp nhận sự hạn chế này khi gửi tiền vào TCTD). Khách hàng cũng có thể ủy quyền cho người khác sử dụng số tiền này thông qua hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền có cơng chứng hoặc chứng thực, hoặc sử dụng số tiền đó làm tài sản bảo đảm,…

+ Khách hàng được quyền yêu cầu NH mở lại tài khoản đóng, phong toả hoặc thay đổi cách thức sử dụng tài khoản khi cần thiết 31

.

+ Khách hàng có thể để lại thừa kế số tiền gửi thông qua di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật theo quy định pháp luật thừa kế.

+ Đối với các loại giấy tờ có giá, người sở hữu giấy tờ có giá có quyền chuyển nhượng dưới các hình thức mua, bán, tặng cho, thừa kế giấy tờ có giá hoặc người sở hữu có thể dùng giấy tờ có giá để làm vật cầm cố, bảo lãnh và các giao dịch hợp pháp khác.

31 Chẳng hạn, khách hàng yêu cầu phong tỏa tài khoản vì lí do riêng tư, hoặc khi nghi ngờ có người có thể giả mạo mình để rút tiền do biết được thơng tin về tài khoản của mình, đặc biệt là đối với những giao dịch điện tử, hoặc khách hàng đánh mất thẻ đối với tài khoản thẻ... Sau khi đảm bảo an toàn tài khoản, khách hàng có thể yêu cầu TCTD mở tài khoản đã phong tỏa.

1.6.6. Quyền được bảo hiểm chi trả khi tổ chức tín dụng gặp rủi ro

Trong quan hệ nhận tiền gửi, hay quan hệ vay tiền, trong đó bên vay là TCTD và bên cho vay là NGT, bên cho vay đã không nắm giữ bất kỳ tài sản bảo đảm nào từ phía bên vay. Vì vậy, khi TCTD gặp rủi ro dẫn đến mất khả năng chi trả, khi đó, chủ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp chính là NGT. TCTD sẽ khơng thể thanh tốn hoặc thanh tốn rất ít cho NGT. Vì vậy, cần có một biện pháp bảo vệ quyền lợi NGT trong tình huống này, đó chính là BHTG. Theo đó, NGT sẽ được thanh tốn một khoản tiền bảo hiểm gồm tất cả hoặc một phần tiền gửi và lãi suất khi tổ chức nhận tiền gửi bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.

Việc đảm bảo quyền này cho khách hàng cũng có ý nghĩa quan trọng là tránh được hiện tượng rút tiền hàng loạt của khách hàng, từ đó lây lan sang các TCTD khác theo phản ứng dây chuyền, đe dọa sự an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng.

Thực tế cho thấy hầu hết các nước trên thế giới đều thành lập các tổ chức BHTG chính thức sau khi các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở nước họ, xuất

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w