Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HẾT MÔN CNXHKH LOP TCLLCT CHUONG TRINH MOI (Trang 28 - 29)

- Về quan hệ phân phối: Điều tiết phân phối giá trị thặng dư thông qua phân phối lợi tức cổ phần; trợ

b. Nguyên nhân chủ quan:

- Một là, hạn chế trong tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận của đảng Cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc tìm kiếm mơ hình phù hợp với quốc gia, dân tộc mình.

Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của một số đảng Cộng sản cầm quyền cịn nhiều giản đơn, ấu trĩ, máy móc,

bị tác động bởi những khuynh hướng khác nhau như chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa giáo điều; nhiều lúc, nhiều nơi xa rời bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin

- Hai là, những yếu kém, khuyết điểm trong đường lối chính trị, sự vận hành kém hiệu quả của hệ thống chính trị và pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX về sau, tình trạng phe phái, chia rẽ trong hệ thống chính trị ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa trở thành phổ biến. Đảng Cộng sản là tổ chức lãnh đạo và lấn át cả quyền lực của Nhà nước

Ở nhiều nước, Đảng Cộng sản đã đứng trên cả pháp luật, người cán bộ, đảng viên càng có chức, có quyền, càng tha hóa, biến chất và xa rời quần chúng. Những yếu kém này đã tạo cớ cho những phần tử cơ hội đã lấy đổi mới chính trị làm tiền đề, điều kiện cho dân chủ hóa xã hội theo kiểu phương Tây.

- Ba là, ở nhiều quốc gia, công tác xây dựng Đảng đã bị vi phạm cơ bản

Nhiều nước đã xa rời nguyên tắc trong xây dựng đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác-Lênin, biến Đảng Cộng sản thành tổ chức độc quyền. Một số cán bộ lãnh đạo cao cấp trở thành kẻ quan liêu, từng bước xa rời hoặc phản bội lại chủ nghĩa Mác-Lênin.

- Bốn là, sự mâu thuẫn, mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong nội bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Cuộc khủng hoảng chính trị ở Tiệp Khắc 1968, sự xuất hiện của chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội “hữu” và “tả”, tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi trong quan hệ quốc tế … Mặt khác, từ giữa những năm 1970, trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện tình trạng trì trệ lại chậm được khắc phục ...”

Bổ sung thêm 02 nguyên nhân sâu xa và trực tiếp: a. Nguyên nhân sâu xa

Nguyên nhân xét về mặt lý luận dẫn đến sự khủng hoảng, trì trệ và đổ vỡ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu – đó là chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại đã phát triển đến mức trầm trọng. Chủ nghĩa giáo điều đã dẫn đến tâm lý bảo thủ và sự lạc hậu về lý luận; hiểu không đúng đắn bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin; chậm trễ trong việc phát hiện những tình huống có vấn đề, những mâu thuẫn nảy sinh và những vi phạm quy luật khách quan của mơ hình xã hội chủ nghĩa khơng thích ứng đã trở nên xơ cứng, thiếu sức sống và triệt tiêu động lực phát triển. Song song với căn bệnh giáo điều, chủ nghĩa xét lại cũng trỗi dậy mạnh mẽ và ra sức tấn công, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, phản bội lại chủ nghĩa xã hội.

Nguyên nhân sâu xa là do duy trì q lâu cơ chế kế hoạch hố tập trung bao cấp một cách tràn lan; do chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lý kinh tế; hình thành quan niệm đối lập chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản một cách máy móc theo một tư duy lôgic ngược: chủ nghĩa xã hội là trái với chủ nghĩa tư bản.

Ví dụ: xố bỏ kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; thành kiến với sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường, với quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh; cường điệu vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp…

Tình hình này diễn ra phổ biến ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trong đó có Việt Nam. Quan niệm này đi ngược lại quan điểm của V.I.Lênin khi Người cho rằng: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, những người cộng sản phải “học tập chủ nghĩa tư bản nhà nước…, dốc hết sức ra bắt chước nó ”, phải “dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt của nước ngoài”. Hậu quả là, các nước xã hội chủ nghĩa đã không kịp thời tiếp cận và ứng dụng những thành tựu mới về khoa học – kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới để xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên đã thua kém các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và năng suất lao động. Trong khi đó lại là những yếu tố mà V.I.Lênin cho rằng: xét đến cùng nó quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HẾT MÔN CNXHKH LOP TCLLCT CHUONG TRINH MOI (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w