Câu 2 Những nội dung được bổ sung, điều chỉnh về các đặc trưng của xã hội XHCN ở Việt Nam tại cương lĩnh 2011 so với cương lĩnh 1991?

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HẾT MÔN CNXHKH LOP TCLLCT CHUONG TRINH MOI (Trang 63 - 67)

II. Thực trạng thực hiện dân chủ trong những năm qua 1 Những kết quả đạt được

Câu 2 Những nội dung được bổ sung, điều chỉnh về các đặc trưng của xã hội XHCN ở Việt Nam tại cương lĩnh 2011 so với cương lĩnh 1991?

xã hội XHCN ở Việt Nam tại cương lĩnh 2011 so với cương lĩnh 1991?

Sau 5 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, năm 1991, Đảng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội. Đây là cương lĩnh đầu tiên của Đảng trong thời kỳ đổi mới, thể hiện tầm nhìn chiến lược

về những vấn đề hệ trọng của đất nước. Một trong những nội dung quan trọng nhất của Cương lĩnh là xác định 06 đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng.

Đại hội XI của Đảng (2011) đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH; tiếp tục bổ sung, điều chỉnh về các đặc trưng của xã hội XHCN ở Việt Nam với 8 đặc trưng lớn. Trong đó, những nội dung được bổ sung, điều chỉnh về các đặc trưng của xã hội XHCN tại cương lĩnh 2011 so với cương lĩnh 1991 đó là:

Thứ nhất, so với Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh 2011 đã bổ sung hai đặc trưng mới: 1/ Dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và 2/ Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Trong Văn kiện Đại hội X, hai đặc trưng

quan trọng này cũng đã được nêu ra khi nói về chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng. Song, trong đặc trưng thứ nhất của Cương lĩnh 2011, tiêu chí dân chủ được đặt trước tiêu chí cơng bằng. Thực tiễn cho thấy, nước ta hiện nay, dân chủ và việc thực hiện dân chủ giữ vị trí và vai trị đặc biệt quan

trọng trong đời sống xã hội. Dân chủ không những là mục tiêu, mà còn là động lực thúc đẩy sự phát

triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển nhanh và bền vững. Khi dân chủ được bảo đảm mới có thể nói đến cơng bằng và đến lớn mạnh, những điều đó mới thể hiện sự văn minh.

Việc bổ sung đặc trưng “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân

dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo” thể hiện vị trí đặc biệt quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Nhà nước ấy thuộc về nhân dân, do nhân dân xây dựng nên và hướng tới phục vụ lợi ích của nhân dân, là cơ quan quyền lực của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mục tiêu căn bản của cơng cuộc đổi mới nói chung, của đổi mới chính trị và đổi mới hệ thống chính trị nói riêng ở nước ta chính là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Thứ hai, nếu Cương lĩnh năm 1991 xác định xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội ''Do nhân dân lao động làm

chủ'' thì trong Văn kiện Đại hội X và Cương lĩnh 2011, đặc trưng thứ hai được điều chỉnh thành ''do nhân dân làm chủ''. Rõ ràng, khái niệm ''nhân dân” trong Văn kiện Đại hội X có nội hàm rộng hơn so với khái niệm ''nhân dân lao động'' được đề cập trong Cương lĩnh năm 1991. Điều này cho phép thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc và huy động sức mạnh của tồn dân, khơng chỉ nhân dân trong nước mà cả nhân dân ta ở nước ngoài vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, đặc trưng thứ 2 trong Cương lĩnh năm 1991 ''Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực

lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu'' được Cương lĩnh 2011 bổ

sung bằng ''Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp''. Điều này là cần thiết và đúng đắn; QHSX tiến bộ phù hợp ở nước ta chính là QHSX theo định hướng XHCN (trong thời kì quá độ) và là QHSX XHCN (trong CNXH). Nhằm mở đường cho LLSX và QHSX thích ứng với mỗi giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước vì suy cho cùng, quan hệ sở hữu cũng

chỉ là một trong 3 yếu tố (quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối) cấu thành quan hệ sản

Thứ tư, cụm từ ''được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng” trong đặc trưng thứ tư của Cương lĩnh

1991 (cụm từ “được giải phóng khỏi áp bức, bất cơng” ở đặc trưng thứ 5 của mơ hình chủ nghĩa xã hội nêu trong Văn kiện Đại hội X) được Cương lĩnh 2011 lược bỏ và xác định là ''Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện”. Điều này là hợp lý. Bởi lẽ, sự ''ấm no, tự do, hạnh phúc'' của con người cũng đã bao hàm ý nghĩa được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và bất cơng.

Thứ năm, trong Cương lĩnh năm 2011 xác định ''con người... có điều kiện phát triển tồn diện'' (trong

Cương lĩnh 1991 viết: ''Con người... có điều kiện phát triển tồn diện cá nhân'', cũng Văn kiện Đại hội X ghi ''con người ... được phát triển toàn diện''). Việc bổ sung cụm từ ''có điều kiện” là chính xác thể hiện trong chủ nghĩa xã hội sự phát triển của con người luôn được tạo điều kiện, đồng thời phải căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ sáu, trong đặc trưng thứ 5 của Cương lĩnh năm 1991 viết ''Các dân tộc trong nước bình đẳng, đồn

kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ”. Trong Cương lĩnh năm 2011, đặc trưng này được điều chỉnh thành ''Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển''. Bổ sung cụm từ “tơn trọng” sau từ đồn kết, so với Cương lĩnh 1991 là rất có ý nghĩa, bởi tôn trọng là một trong những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, nhất là sự tôn trọng của dân tộc đa số với các dân tộc thiểu số, khơng tơn trọng thì khơng thể có bình đẳng, đoàn kết thực sự giữa các dân tộc. Đồng thời, nội dung này nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; mỗi người dân Việt Nam đều là người chủ của đất nước, có trách nhiệm xây dựng đất nước dù sống trong nước hay nước ngoài.

Thứ bảy, nếu Cương lĩnh 1991 xác định đặc trưng thứ 6 của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là “Có quan hệ

hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới'' thì trong Văn kiện Đại hội lần thứ X và trong Cương lĩnh 2011, nó được diễn đạt một cách chính xác hơn - ''Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới''. Cụm từ ''với các nước trên thế giới'' rõ ràng rộng hơn cụm từ ''với nhân dân tất cả các nước trên thế giới''. Nó thể hiện mối quan hệ hữu nghị và hợp tác của Việt Nam không chỉ với nhân dân các nước, mà cùng với nhà nước, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ của các nước trên thế giới. Thể hiện tinh thần hội nhập quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hiện nay với tinh thần tăng cường hội nhập cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Câu 3. Tại sao giữa các dân tộc có sự chênh lệnh về trình độ phát triển?

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến vấn đề dân tộc, đề ra đường lối, chính sách dân tộc nhất quán và đúng đắn, mang lại thắng lợi vĩ đại cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và giành nhiều thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Do đó, giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc luôn luôn được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.

Xuất phát từ vị trí, vai trị quan trọng của vấn đề dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về vấn đề dân tộc. Nghị quyết Đại hội XI đã chỉ ra là: “Đồn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Điều 5, Hiến pháp (2013) quy định: "Nước CHXHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc...”. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng, giúp nhau cùng phát triển” đồng thời “chống kỳ thị dân tộc, dân tộc cực đoan, dân tộc hẹp hòi; nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Nước ta có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với khoảng hơn 14 triệu người (chiếm 14,7% dân số cả nước), cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới. Địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải Miền Trung. Trong 53 DTTS có 5 dân tộc trên 1 triệu người, 16 dân tộc dưới 10.000 người, trong đó có 5 dân tộc dưới 1.000 người .

Miền núi là địa bàn rộng lớn, chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của nước ta, là nơi sinh sống lâu đời của phần lớn các DTTS, có tiềm lực kinh tế to lớn, có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, bao gồm đất, rừng, sinh vật, thủy năng, khống sản, cây cơng nghiệp,... với địa thế cao, dốc và thảm thực vật lớn, miền núi đóng vai trị quyết định đối với môi trường sinh thái của cả nước. Nằm dọc biên cương phía bắc và phía tây Tổ quốc, miền núi lại có nhiều cửa ngõ thơng thương giữa nước ta với thế giới và các nước trong khu vực cho nên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phịng, an ninh và đối ngoại.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng – an ninh, Đảng và Nhà nước ta đã xác định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là khu vực trọng yếu, giữ vị trí chiến lược quan trọng của đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển giữa các dân tộc là cơ sở gây chia rẽ khối địa đoàn kết dân tộc. Khoảng 21% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng việt. Tỷ lệ biết đọc, biết viết của người dân tộc thiểu số 79,2% (cả nước là 94,7%). Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học trung học cơ sở 83,9%, trung học phổ thông 41,8%. Thu nhập của người dân tộc thiểu số chỉ bằng 40 % thu nhập của người kinh (Báo Lao động).Đời sống vật chất của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vẫn thấp hơn mặt bằng chung , người nghèo đa số là người dân tộc thiểu số, cứ hai người nghèo có một người dân tộc thiểu số. Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số cũng thấp hơn nhiều so với đồng bào Kinh. Vì vậy, để thực hiện tốt bình đẳng dân tộc, chúng ta cần vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và bổ sung một số quan điểm phù hợp với thực tiễn nước ta.

Thứ nhất, cần bảo đảm nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc. Chúng ta cần hết sức tránh

tư tưởng “dân tộc lớn” trong xây dựng, hoạch định các chính sách liên quan đến vấn đề dân tộc. Bởi lẽ, áp đặt tư tưởng, quan điểm của người dân tộc đa số cho dân tộc thiểu số dù với mong muốn tốt đẹp cũng là bất bình đẳng dân tộc.

Thứ hai, tăng cường sự giúp đỡ của dân tộc phát triển hơn cho những dân tộc kém phát triển hơn.

Ở Việt Nam, để bảo đảm quyền lợi của người dân tộc thiểu số cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của dân tộc Kinh và các dân tộc khác phát triển hơn. Điều này đã được Hồ Chí Minh bổ sung, phát triển và thực tiễn đang khẳng định tính đúng đắn.

Thứ ba, phát huy vai trị của chính đồng bào dân tộc thiểu số, sự tự thân nỗ lực, cố gắng phấn đấu;

khắc phục tâm lý tự ty, ỷ lại trơng chờ trong thực hiện bình đẳng dân tộc. Thực tiễn thời gian qua đã chứng minh đây là nội dung rất quan trọng để đồng bào thiểu số tiến kịp đồng bào đa số, thực hiện bình đẳng dân tộc, tất cả các dân tộc đều no ấm, hạnh phúc. Đảng và Nhà nước cần có những chính sách tránh cho khơng mà có điều kiện để động viên họ, đồng thời cần giáo dục, vận động, tuyên truyền để nâng cao ý thức vươn lên của đồng bào.

Thứ tư, cần làm rõ hơn vai trị của Nhà nước, chính quyền và cán bộ địa phương trong thực hiện

bình đẳng dân tộc. Nhà nước cần ban hành những chính sách, cơ chế phát triển mạnh mẽ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó khắc phục khoảng cách chênh lệch, thực hiện bình đẳng dân tộc. Chính quyền và cán bộ địa phương khi triển khai các chính sách cần gắn bó với nhân dân để đưa ra những kế hoạch, biện pháp, đầu tư các nguồn lực có hiệu quả, có tính khả thi nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.

Câu 4. Có ý kiến cho rằng: "Nhận thực CNXH của Việt Nam từ CL 1991 đến CL 2011 của Đảng ta chẳng qua là sự thay đổi câu chữ, chưa có sự thay đổi về chất". Điều này chứng tỏ Đảng ta vẫn đang mơ hồ về CNXH. Ý kiến của Đ/c như thế nào?

Nêu các đặc trưng của XH XHCN ở VN trong cương lĩnh 1991 (1) Do nhân dân lao động làm chủ.

(2) Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và công hữu về TLSX chủ yếu.

(4) Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột bất cơng, làm theo năng lực, hưởng theo lao động; có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

(5) Các dân tộc trong nước bình đẳng, đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. (6) Có quan hệ hữ nghị hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Nêu các đặc trưng của XH XHCN ở VN trong cương lĩnh 2011 (1) Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. (2) Do nhân dân làm chủ.

(3) Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và QHSX tiến bộ phù hợp. (4) Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

(5) Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện.

(6) Các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.

(7) Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân do Đảng CS VN lãnh đạo. (8) Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

 Từ 6 đặc trưng trong Cương lĩnh 1991 cho đến 8 đặc trưng trong cương lĩnh 2011 là cho thấy sự phát triển, tiến bộ về nhận thức của Đảng ta về CNXH.

Trong từng đặc trưng có sự bổ sung điều chỉnh thay đổi câu từ, lược bớt câu từ, thêm câu từ, và cũng có đặc trưng kế thừa một cách trọn vẹn là đặc trưng: “Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Trên cơ sở bổ sung, điều chỉnh, thay đổi những đặc trưng của mơ hình CNXH trong cương lĩnh 2011, Đảng ta đã vận dụng nhận thức lý luận vào thực tiễn và đạt được những thành tựu to lớn trong chính trị,

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HẾT MÔN CNXHKH LOP TCLLCT CHUONG TRINH MOI (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w