cường phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật…. Phát triển gốm mỹ nghệ kết hợp với phát triển du lịch Xây dựng và phát triển mạnh mẽ và đa dạng các làng nghê
Liên hệ thực tế
Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới, nền KTTT định hướng XHCN đã hình thành, phát triển, đến nay đã có những yếu tố của một nền KTTT hiện đại, hội nhập quốc tế và bảo đảm định hướng XHCN. Đó là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần; có sự phát triển đầy đủ, đồng bộ các loại thị trường, thị trường trong nước gắn kết với thị trường quốc tế. Thị trường đã phát huy vai trò trong việc xác định giá cả, phân bổ nguồn lực, điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hóa; nền kinh tế đã vận hành theo các quy luật của KTTT.
Đồng thời, nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN; Nhà nước vừa xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo khung khổ pháp luật, môi trường ổn định, thuận lợi cho kinh tế phát triển, vừa sử dụng các nguồn lực kinh tế của Nhà nước để điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, phát triển bền vững cả kinh tế, xã hội, môi trường; gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Những yếu tố này hoàn toàn tương đồng với các định hướng xã hội của các nền KTTT hiện đại trên thế giới.
Như vậy, từ thực tiễn và lý luận, có thể khẳng định, KTTT định hướng XHCN là mơ hình KTTT hiện đại, hội nhập quốc tế không chỉ phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế của thời đại, mà còn là mơ hình kinh tế phù hợp với các nước kinh tế chưa phát triển quá độ lên CNXH.
Về kinh tế: Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Công cuộc đổi mới từ
năm 1986 đã nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Giai đoạn 2002-2019, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Năm 2019, kinh tế Việt Nam tiếp tục có khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu được duy trì ở mức cao. GDP thực tăng ước khoảng 7%, tương tự tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2018, điều này cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực.
Năm 2020, với độ mở về kinh tế và sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Tăng trưởng GDP đạt 1,8% trong nửa đầu năm, dự kiến cả năm đạt 2,8%. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới khơng dự báo suy thoái kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng dự kiến năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng (6-7%). Tuy nhiên, tác động của dịch Covid-19 rất khó đốn định, tùy thuộc vào quy mơ và thời gian kéo dài của dịch bệnh. Sức ép lên tài chính cơng sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm, trong khi chi ngân sách tăng lên để kích hoạt các gói hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19.
Về xã hội: Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. Dân số Việt Nam đã
đạt 96,5 triệu dân vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Hiện nay, 70% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực. Tầng lớp trung lưu đang hình thành, hiện chiếm khoảng 13% dân số và dự kiến sẽ tăng lên đến 26% vào năm 2026.
Trong giai đoạn 2010-2020, Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam tăng từ 0,66 lên 0,69. Một em bé Việt Nam được sinh ra ở thời điểm hiện nay khi lớn lên sẽ đạt mức năng suất bằng 69% so với cũng đứa trẻ đó được học tập và chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Như vậy, Việt Nam là quốc gia có Chỉ số Vốn con người cao nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình, tuy nhiên vẫn cịn tồn tại khoảng cách giữa các địa phương, nhất là ở nhóm dân tộc thiểu số.
Y tế của nước ta cũng đạt nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện. Trong giai đoạn 1993-2017, tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 xuống còn 16,7 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 lên 76,3 tuổi trong giai đoạn 1990-2016. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe tồn dân là 73, cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới, với 87% dân số có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh còn ở mức cao và ngày một tăng, điều này cho thấy tình trạng phân biệt giới tính vẫn cịn tồn tại. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất, dự báo đến năm 2050 nhóm tuổi trên 65 sẽ tăng gấp 2,5 lần.
Trong 30 năm qua, việc cung cấp các dịch vụ cơ bản đã có sự thay đổi tích cực. Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện. Tính đến năm 2016, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 14% năm 1993. Tỷ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 70% năm 2016, trong khi tỷ lệ ở thành thị là trên 95%.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đầu tư cơ sở vật chất tính theo phần trăm GDP của Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN. Điều này tạo ra thách thức không nhỏ đối với sự phát triển liên tục của các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiện đại cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo (Việt Nam xếp thứ 89 trong số 137 quốc gia về chất lượng cơ sở hạ tầng).
Câu 2: Anh/ chị hãy phân tích thực trạng phát triển kinh tế, văn hố của Việt Nam sau hơn 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011. Đề ra biện pháp Việt Nam sau hơn 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011. Đề ra biện pháp thực hiện tốt phương hướng này.
1. Về Kinh tế
* Thành tựu:
+ Quan điểm, chủ trương, đường lỗi của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thể chế hoá trong hiến pháp năm 2013 và nhiều luật trong lĩnh vực kinh tế.
+ Mơi trường đầu tư kinh doanh được hồn thiện, bình đẳng và thơng thống hơn.
+ Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành, có nhiều đặc điểm của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập.
+ Sự nghiệp CNH-HĐH có bước tiến mới
* Hạn chế:
+ Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, tổ chức thực hiện chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả chưa cao.
+ Môi trường đầu tư kinh doanh chưa thơng thống, cịn nhiều điểm nghẽn.
+ Chưa hình thành phát triển được các ngành công nghiệp mụi nhọn, thực sự là nền tảng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế đất nước.
+ Cơ cầu các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chưa tạo được sự chuyển biến căn bản.
2. Về Văn hoá:
+ Văn hoá được tiếp tục phát triển đa dạng, phong phú, bản sắc văn hoá dân tộc được phát huy. + Vị trí, vai trị của văn hố trong đời sống xã hộ ngày càng thể hiện rõ.
+ Các vấn đề về chuẩn mực giá trị con người Việt Nam hiện đại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
* Hạn chế:
+ Thành quả trong lĩnh vực văn hố chưa tương xứng, chưa đủ tầm vóc đề tác động có hiệu quả vào việc xây dựng con người và mơi trường văn hố lành mạnh.
+ Đời sống văn hố tinh thần nhiều nơi cịn nghèo nàn, đơn điệu. + Việc bảo tồn, phát huy di sản văn hoá đạt hiệu quả chưa cao.
+ Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước.
3. Biện pháp thực hiện:
* Biện pháp phát triển kinh tế: Giáo trình trang 550 – 551
- Thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường, thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Xây dựng nền KT độc lập, tự chủ; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Giữ vững độc lập, tự chủ trong việc xác định chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Phát triển doanh nghiệp VN lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước, giữ vững các cân đối lớn; chú trọng đảm bảo AN KT; không ngừng tăng cường tiềm lực KT quốc gia.
- Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ KT quốc tế, tránh phụ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Nâng cao khả năng chống chịu của nền KT trước tác động tiêu cực từ những tác động bên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phụ hợp với các cam kết quốc tế.
* Biện pháp xây dựng nền văn hố: Giáo trình trang 553 – 554
- Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình VN trong thời kỳ mới. Ngăn chặn hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, các tệ nạn xã hội. Giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ mơi trường, giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc. XD con người VN thời đại mới, gắn kết chặt chẽ giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình văn hố, văn nghệ. Xử lý đúng đắn các mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống dân tộc. Chú trọng nâng cao giá trị tư tưởng, nghệ thuật, đồng thời đảm bảo tự do, dân chủ trong sáng tạo văn học, nghệ thuật.
- Tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của NN về VH. XD mơi trường văn hố thật sự lành mạnh. Khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống VH giữa các vùng, miềng, các gia tầng xã hội.
- Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện.
- Nhận thức đầy đủ và bảo đảm định hướng XHCN trong các chính sách xã hội. Đảm bảo cơng bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội. XD và thực hiện đồng bộ thể chế, chính sách phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội bền vững, hài hoà
4. Liên hệ bản thân
- Học tập để cập nhật kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Giữ gìn tư cách đạo đức lối sống, nhân cách của người giáo viên, phát huy tính tiên phong gương mẫu của người đảng viên, giáo viên.
- Luôn “Học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tích cực tham gia các cuộc vận động “nói khơng với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Ln xem công tác giảng dạy, giáo dục học sinh là nhiệm vụ trọng tâm, nên bản thân luôn chú trọng học tập trao dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy
- Nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tụy với cơng việc; hồn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng có hiệu quả trong cơng tác.
- Tích cực nghiên cứu, học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, tuyệt đối trung thành, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng…Chấp hành và vận động người thân chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước.
BÀI 24: CÁC MỐI QUAN HỆ LỚN CẦN NHẬN THỨC VÀ
GIẢI QUYẾT TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Câu 1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa vàthực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam. Liên hệ thực tế. thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam. Liên hệ thực tế.
1. Nhận thức của Đảng CSVN về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa vàthực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam (đoạn đầu trang 580) thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam (đoạn đầu trang 580)