- Nâng cao nhận thức của đảng viên, CBNV; tăng cường tuyên truyền cho nhân dân, cán bộ,
2. Sự cần thiết phải kiên trì vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay? Cán bộ, đảng viên cần làm gì để bảo vệ chủ nghĩa
dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay? Cán bộ, đảng viên cần làm gì để bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin?
Các nước xã hội chủ nghĩa có những điểm chung về chính trị là các nước đều khẳng định kiên trì con đường đi lên CNXH; đảng cộng sản (với tên gọi khác nhau) cầm quyền là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; nhân dân là người làm chủ, tất cả quyên lực nhà nước thuộc về nhân dân
Hiện nay đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng được đặt ra một cách cấp thiết và với tầm mức ngày càng lớn. Từ sự thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây đến sự thắng lợi ngày càng to lớn của sự nghiệp đổi mới chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay cho thấy vấn đề nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin có một ý nghĩa quyết định đối với thành, bại của công cuộc xây dựng xã hội mới. Có thể khẳng định: cội nguồn sức mạnh của chủ nghĩa Mác-Lênin là nằm ở bản chất khoa học và cách mạng của bản thân học thuyết.
Trải qua quá trình đổi mới, một trong những bài học quan trọng mà Đảng ta rút ra là: “trong quá
trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ
nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm “nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng”. Thực tiễn phong phú và những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới trong những năm qua đã chứng minh giá trị to lớn của bài học đó, đồng thời cho thấy việc khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta. Tất nhiên, để làm rõ bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận ấy của Đảng ta, cần phải phân tích và làm rõ tính khoa học và cách mạng trong các luận điểm, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là phải làm rõ sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta trong tiến trình thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước.
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, khi thực tiễn đất nước nảy sinh hàng loạt vấn đề cần được giải đáp về mặt lý luận, Đảng ta đã luôn luôn đứng trên lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn và đưa ra được đường lối, chủ trương, chính sách cùng với bước đi và cách làm cụ thể phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta. Chẳng hạn, trong quá trình đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã coi đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá, coi đổi mới kinh tế là trọng tâm và phải đi trước một bước. Đảng ta cũng khẳng định, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị phải gắn kết với nhau, nhưng đổi mới chính trị phải trên cơ sở thành tựu của đổi mới kinh tế và phục vụ cho tiếp tục đổi mới kinh tế, ngược lại, đổi mới kinh tế phải đúng định hướng chính trị, phải góp phần tăng cường ổn định chính trị. Thực tiễn những năm đổi mới đã mang lại nhiều bằng chứng xác nhận tính đúng đắn của những quan điểm nêu trên.
Có thể khẳng định, chúng ta không thể đưa công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đến thành công nếu xa rời lập trường quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặt khác, việc tìm ra những giải pháp để đưa cơng cuộc đổi mới đến thành công không thể không gắn liền vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thơng qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn theo phương pháp khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một q trình thống nhất. Đó là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng của lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Để thực hiện nhiệm vụ nói trên trong tình hình hiện nay, từng cán bộ, đảng viên và các cấp ủy đảng cần thực hiện tốt mấy việc sau:
Thứ nhất, mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức rõ rằng: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ
là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, của cơ quan tuyên giáo, mà là bổn phận, trách nhiệm của chính mình. Cán bộ, đảng viên khơng chỉ nghiên cứu, nắm vững, tin tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà cịn phải có trách nhiệm tun truyền, giáo dục trong Nhân dân những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trị chủ đạo và trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội.
Cán bộ, đảng viên phải thể hiện rõ chính kiến của mình, khơng được im lặng, thờ ơ, né tránh hay bỏ qua khi bắt gặp những phát ngôn, việc làm sai trái, tuyên truyền đả kích nền tảng tư tưởng của Đảng, xuyên tạc chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dưới mọi hình thức; xun tạc, nói xấu cán bộ, đảng viên, nhân sự cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhất là nhân sự lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước.
Khi gặp phải những trường hợp trên thì: Một mặt, phải kịp thời báo cáo cấp ủy để có biện pháp xử lý phù hợp; mặt khác, bằng lý luận và thực tiễn cũng như những kinh nghiệm tích lũy được, cán bộ, đảng viên phải chủ động, kiên trì phân tích, giải thích, giáo dục để thuyết phục, cảm hóa, chấn chỉnh nhận thức, đả thơng tư tưởng cho họ; qua đó định hướng nhận thức và tạo dư luận xã hội theo hướng tích cực.
Thứ hai, coi trọng và thường xuyên học tập, nhất là tự học, tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới, nhất
là kiến thức pháp luật bằng những hình thức thích hợp để nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những kiến thức mới vào điều kiện, hồn cảnh cụ thể, vào thực tế cơng tác và cuộc sống, soi chiếu vào các hiện tượng trong đời sống xã hội để đối chiếu và đúc kết nhằm hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh” tại địa phương. Qua đó, tun truyền, vận động Nhân dân tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tin tưởng vững chắc vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Thứ ba, mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao ý thức kỷ luật khi tiếp xúc thông tin, biết khai thác, sử dụng
Internet, mạng xã hội một cách hiệu quả, thiết thực và lành mạnh; tự giác chấp hành các quy định của Đảng và Nhà nước về quyền thơng tin, phạm vi thơng tin. Tích cực chia sẻ những thơng tin chính thống để cùng tuyên truyền, vận động đồng chí, bạn bè, đồng nghiệp, người thân, cộng đồng dân cư hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Khơng nói và viết những điều thiếu căn cứ, thiếu nguồn gốc, chưa được xác minh rõ ràng, không theo đuôi quần chúng tạo dư luận về những vấn đề chưa được rõ. Mặt khác, mọi quan sát, phản ánh của đảng viên phải đúng trình tự, đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền. Tuyệt đối không nghe, đọc, tán phát, chia sẻ thông tin và làm theo những thơng tin xấu độc, kích động, xun tạc lan truyền trên internet và mạng xã hội; đồng thời, phải tố giác và sẵn sàng tham gia đấu tranh ngăn chặn kẻ xấu kích
động thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Đó là lối sống gương mẫu, tôn trọng pháp quyền mà đảng viên cần rèn luyện và thực hiện.
Thứ tư, mỗi cán bộ, đảng viên phải tực giác, tích cực nghiên cứu nắm vững và thực hiện nghiêm túc
Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu
gương, trách nhiệm thực thi công vụ, về những việc cán bộ, đảng viên không được làm… để mỗi cán bộ, đảng viên “vừa hồng, vừa chuyên”, vừa có tâm sáng, vừa có đủ tầm và có trách nhiệm với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân, góp phần xứng đáng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh, năng động, sáng tạo để vừa là người lãnh đạo, vừa là đày tớ thật trung thành của Nhân dân.
Thứ năm, người đứng đầu cấp ủy, địa phương, cơ quan chủ động nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng
của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cũng như những vấn đề bức xúc nảy sinh trong phạm vi cơng tác của mình để xử lý kịp thời hay báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền xử lý, không để âm ỉ kéo dài, lây lan để các thế lực phản động, thù địch lợi dụng, kích động thành những điểm nóng về chính trị, an ninh, trật tự xã hội. Thường xuyên quan tâm giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự thống nhất, quyết tâm cao trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác xây dựng, chỉnh đống Đảng, xây dựng chính quyền gắn với phịng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện suy thối chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm chuẩn mực đạo đức, lối sống, vi phạm Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định của Ðảng và lan truyền những thông tin sai lệch hoặc có nội dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động..., làm mất an ninh trật tự. Đồng thời, kịp thời cổ vũ, biểu dương các tấm gương đạo đức để tạo ảnh hưởng lan tỏa trong nội bộ và xã hội.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trong các cơ sở đào tạo cán bộ của Đảng và Nhà nước. Công tác giảng dạy, học tập và tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh những năm qua tuy đã có đổi mới, nhưng nói chung chưa đáp ứng yêu cầu. Nội dung, phương pháp giảng dạy, tuyên truyền còn nặng lý luận, giáo điều, “tầm chương”, “trích cú”, khơng nắm được bản chất khoa học và cách mạng của lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc vận dụng lý luận vào thực tiễn cịn rập khn, máy móc, khơng tính đến điều kiện lịch sử - cụ thể, thậm chí có biểu hiện khn thực tiễn theo lý luận. Người học thì, khơng ít người có thái độ, động cơ học tập chưa đúng đắn, thậm chí “lười học tập lý luận chính trị” hoặc học chủ yếu chỉ là để có văn bằng theo chuẩn quy định hay vì để được qui hoạch.
Phải xác định mục đích, ý nghĩa của việc học lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng là để làm người, làm cán bộ và để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống luôn phát triển nhằm phát triển kinh tế - xã hội, mang lợi ích cho Nhân dân. Học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng khơng phải thuộc lịng từng câu chữ, từng nguyên lý lý luận mà phải hiểu, nắm chắc cốt lõi, phương pháp tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để hiện thực hóa bằng thành vi, lời nói, việc làm của mỗi người trong thực tiễn. Do đó, phải khắc phục tình trạng lười học tập lý luận chính trị hoặc học khơng đến nơi đến chốn, hoặc “học giả mà bằng thật”, có thể gây nhiều hậu quả xấu cho Đảng, cho xã hội.
Hơn ai hết, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải là tấm gương sáng trong làm việc, nói đi đơi với làm, biết hy sinh lợi ích cá nhân để vì Đảng, vì nước, vì dân; có cuộc sống và lối sống trong sạch, khơng xa hoa, lãng phí; phải nắm vững và kiên định niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng. Thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thần trách nhiệm, đề cao cảnh giác; tích cực đấu tranh, phản bác
quan điểm sai trái, thù địch góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà tổ chức đảng, cơ quan phân công./.
Câu 3. Những thách thức trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Tại Hội nghị đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1-1994), Đảng ta đã chỉ ra những thách thức, những nguy cơ lớn đối với sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. “Những thách thức là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới…; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa…; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch. Các nguy cơ đó có liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau”(1) và hiện vẫn đang đe dọa sự tồn vong của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (năm 2016) vạch rõ: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ “diễn biến hịa bình” của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí…”(2). Vượt qua bốn nguy cơ để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững thành quả cách mạng mà nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng phải hy sinh biết bao nhiêu xương máu mới có được, vẫn đang và sẽ là những thách thức thực sự, địi hỏi phải có những nỗ lực vượt bậc, sự đoàn