ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại sở tài nguyên và môi trường vĩnh phúc những năm gần đây (Trang 46 - 107)

- Thu thập số liệu thứ cấp

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.

(Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc)

Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế, đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.

Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.300 ha; Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông – Nam có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha; Vùng đồng bằng có diện tích 32.800 ha.

* Thổ nhưỡng

Theo kết quả phân tích, trên địa bàn tỉnh có 03 nhóm đất chính: Đất đồng bằng phù sa sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy chiếm 62,2 % tập chung chủ yếu ở phía Nam của tỉnh; đất bạc màu chiếm 24,8% tập chung ở vùng đồi, gò ven chân núi Tam Đảo và vùng đồi huyện Lập Thạch; đất đỏ văng nhạt chiếm 13,1 % tập chung chủ yếu ở khu vực phía Bắc của tỉnh. Nhìn chung, đất canh tác của tỉnh có độ màu mỡ kém, diện tích đất có độ mùn dưới 1% chiếm 25,6%; từ 1-2% chiếm 63% và trên 2% chiếm 11,24%. Nếu phân theo hóa tính, đất có độ chua dưới 4,5 (độ pH) chiếm 12% diện tích; đất có độ pH từ 4,5-5,5 chiếm 36%; đất có độ pH trên 5 chiếm tới 43%.

Hiện trạng sử dụng đất tính đến năm 2012: Tổng diện tích 123.861,62ha; Đất nông nghiệp 86.517,40 ha chiếm 69,85%; Đất phi nông nghiệp 35.182,82ha chiếm 28,40%; Đất chưa sử dụng 2.161,40ha chiếm 1,75%.

* Khí hậu

Tỉnhnằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm23,2 – 250C, lượng mưa 1.500 – 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 – 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 – 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông – Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông – Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180C) cùng với cảnh

rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

* Thuỷ văn

Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, đem phù sa màu mỡ cho đất đai. Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài 35km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác gềnh.

* Tài nguyên rừng

Tính đến năm 2012 tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32,4 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 13,2 nghìn ha, rừng phòng hộ là 4,0 nghìn ha và rừng đặc dụng là 15,1 nghìn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 nghìn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (có trên 620 loài cây thảo mộc, 165 loài chim thú), trong đó có nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ như cầy mực, sóc bay, vượn. Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.

* Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Vĩnh Phúc khá đa dạng nhưng qui mô nhỏ trữ lượng không cao; được chia làm 4 nhóm sau: Nhóm khoáng sản nhiên liệu có than antraxit, than nâu, than bùn tạo thành những giải hẹp, tập trung ở huyện Lập Thạch. Nhóm khoáng sản kim loại tập trung ở vùng đứt gãy sườn Tây Nam dãy Tam Đảo, gồm sắt, Barít dạng tảng lăn, nhóm khoáng sản này nghèo và chưa được tìm kiếm, thăm dò chi tiết. Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao lanh, phân bố ở Tam Dương, Vĩnh Yên và Lập Thạch với trữ lượng khoảng 7 triệu tấn. Nhóm vật liệu xây dựng, gồm các loại sét như sét gạch ngói (trữ lượng 51,8 triệu m3), sét vùng đồi, đặc biệt có sét đồng bằng nguồn

gốc trầm tích sông, biển, đầm hồ, độ mịn cao, dẻo, rất tốt cho việc sản xuất đồ gốm. Bên cạnh đó còn có các vật liệu xây dựng khác như cát, cuội, sỏi (4,75 triệu m3), đá xây dựng (307 triệu m3), đá ong (49 triệu m3).

* Tài nguyên du lịch

Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Có Tam Đảo là dãy núi hình cánh cung dài 50 km, rộng 10 km với phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ. Đặc biệt có Vườn Quốc gia Tam Đảo và các vùng phụ cận thuộc loại rừng nguyên sinh có nhiều loài động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phong phú, địa thế đẹp có thể vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Dị Nậu, Vân Trục, Đầm Vạc, đầm Dưng, Thanh Lanh… Tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch kết hợp với các giá trị (tài nguyên) văn hóa truyền thống phong phú sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội Vĩnh Phúc.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng Sông Hồng, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc có nhiều tuyến giao thông quan trọng: đường bộ, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài. Vĩnh Phúc là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, với hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa gắn với các địa danh nổi tiếng. Người dân Vĩnh Phúc có truyền thống lao động cần cù, hiếu học, thông minh, năng động và sáng tạo.

* Sản xuất nông nghiệp

Giai đoạn 2001 - 2010 ngành nông nghiệp Tỉnh đã đạt được những kết quả khá cao: Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp tăng bình quân cả thời kỳ 2001 - 2010 đạt 6,0%/năm, cao hơn so với mức bình quân cả nước (3,97%) và của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (2,1%). Giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá 94) giai đoạn 2001 - 2010 tăng bình quân 7,4%/năm, trong đó ngành trồng trọt tăng bình quân 2,5%/năm, chăn nuôi tăng 15,1%/năm và thuỷ sản tăng 14,5%/năm. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm từ 28,94% năm 2000 xuống còn 14,9% năm 2010. Cơ cấu trong ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng trồng trọt (giá thực tế) đã giảm dần từ 73,8% năm 2000 còn 45,3% năm 2010, ngành chăn nuôi tăng từ 22,8% năm 2000 lên 51,0% năm 2010, tỷ trọng ngành thuỷ sản trong cơ cấu toàn ngành tăng từ 2,7% năm 2000 lên 4,9% năm 2010; Chăn nuôi chiếm tỷ trọng chính; Tư duy về sản xuất nông nghiệp được người dân nhận thức cao.

* Công nghiệp - xây dựng

Giai đoạn 2001 - 2010 ngành công nghiệp - xây dựng phát triển rất mạnh, đặc biệt công nghiệp đóng vai trò là nền tảng của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh, tạo vị thế mới cho công nghiệp Tỉnh đối với Vùng Đồng bằng sông Hồng và với cả nước. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng (giá 94) năm 2010 đạt 7.410,3 tỷ đồng, tăng bình quân 20,6%/năm.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng (giá CĐ 94) tăng từ 5.552,2 tỷ đồng năm 2000 lên 43.817 tỷ đồng năm 2010, đạt tốc độ tăng bình quân 22,9%/năm (vượt mục tiêu kế hoạch 2006 - 2010 đề ra là 18,5- 20%/năm). Riêng giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá 1994) đạt tốc độ tăng bình quân 23,1%/năm, trong đó: công nghiệp nhà nước tăng 12,2%/năm, công nghiệp ngoài nhà nước tăng 37,6%/năm, công nghiệp có vốn FDI tăng 21,5%/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng cao nhờ thu hút được nhiều dự án từ khu vực FDI và DDI. Bên cạnh đó, nhiều dự án mới đi vào hoạt động đã góp phần tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp.

Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn được quan tâm đầu tư phát triển, giai đoạn 2006 - 2010 đã hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho 5 làng nghề (Thanh Lãng, Yên Lạc, Tề Lỗ, Vĩnh Sơn và Lập Thạch), hỗ trợ đào tạo nghề cho hàng ngàn lao động thuộc các ngành nghề mây tre đan, mộc mỹ nghệ, điêu khắc đá và khảm trai. Một số làng nghề truyền thống đã và đang được khôi phục, phát triển như: đá Hải Lựu, rèn Lý Nhân, mộc Bích Chu, Thanh Lãng, đan lát Triệu Đề, gốm Hương Canh. Nhiều làng nghề mới đang dần được hình thành như: mộc Lũng Hạ - Minh Tân, ươm tơ, dệt lụa, mây tre đan xuất khẩu như: Nguyệt Đức, Trung Kiên, An Tường, Bắc Bình, Liễn Sơn. Số lao động trong khu vực làng nghề, tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 33.000 người/2010.

Giá trị gia tăng ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhanh dần trong những năm gần đây. Từ năm 2001 đến nay, giá trị gia tăng dịch vụ luôn tăng trưởng ở mức 2 con số, đặc biệt là giai đoạn 2006 - 2010. Năm 2006 giá trị gia tăng dịch vụ đạt 1.856 tỷ đồng (giá 94), đạt mức tăng trưởng cao nhất (21,22%) trong cả thời kỳ. Năm 2010 giá trị gia tăng ngành dịch vụ (giá 1994) đạt 3.867,6 tỷ đồng (tăng bình quân 20,4% giai đoạn 2006 - 2010). Tính chung giai đoạn 2001 - 2010 giá trị gia tăng dịch vụ tăng trưởng bình quân 17,1%.

Mặc dù vậy, tăng trưởng ngành dịch vụ vẫn chưa tương xứng với sự phát triển trên địa bàn, đóng góp của khu vực dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh vẫn còn hạn chế và ít thay đổi. Năm 2001 đóng góp của khu vực dịch vụ vào GDP của tỉnh (theo giá thực tế) đạt 31,3%, sau khi giảm xuống còn 27,8% vào năm 2005 và 24,5% vào năm 2008 thì đến năm 2010 lại tiếp tục tăng lên đạt 28,9%.

* Hệ thống giao thông

- Hệ thống giao thông: Là tỉnh có vị trí đắc địa nên cơ sở hạ tầng được đầu tư và coi trọng cụ thể:

Hiện nay, quốc lộ 2 Hà Nội - Hà Giang chạy qua địa phận Vĩnh Phúc với trên 50 km, song song với đường sắt Hà Nội - Lào Cai qua Vĩnh Phúc. Quốc lộ 2B từ Vĩnh Yên đi khu nghỉ mát Tam Đảo, quốc lộ 2C từ Vĩnh Yên qua Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô đi Tuyên Quang. Đây là những tuyến đường bộ mang tầm chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc. Bên cạnh đó, các đường nối từ vùng đồng bằng lên miền núi cũng khá phong phú, như đường 12, 13, 23, 40, 129... với tổng chiều dài trên 302 km.

Hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang mở các đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai qua Vĩnh Phúc, làm cầu Vĩnh Thịnh qua sông Hồng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường sang Sơn Tây và đang thi công đường cao tốc Hà Nội- Vĩnh Yên theo phương thức BOT.

- Về đường thủy: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có các con sông lớn chảy qua: Sông Hồng, sông Lô. Vì thế, việc xây dựng các cảng Chu Phan, Vĩnh Thịnh, Như Thụy để vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa thiết bị, máy móc từ cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh về Vĩnh Phúc sẽ có nhiều thuận lợi. Hệ thống sông ngòi trong ranh giới lập quy hoạch đô thị Vĩnh Phúc có tổng chiều dài 118.90km gồm các con sông như: Sông Phan, Sông Cà Lồ, Sông Cánh, Sông Ba Hanh, Sông Tranh, Sông Mây, sông Cầu Bồn.

- Về đường sắt: có 30km đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 4 huyện trong ranh giới quy hoạch với 4 ga hành khách và 01 hàng hoá.

- Đường hàng không, ngay từ năm 1941, phát xít Nhật đã cho xây dựng sân bay Hương Gia trên địa bàn Vĩnh Phúc nhằm phục vụ cho nhu cầu quân sự. Hoà bình lập lại tại khu vực Đa Phúc - Kim Anh, Nhà nước ta đã xây dựng sân bay quân sự Đa Phúc, về sau sân bay này được cải tạo xây dựng thành sân bay Nội Bài, sân bay quốc tế quan trọng nhất ở khu vực phía Bắc.

* Dân số và Lao động

Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội của mỗi vùng, mỗi Quốc gia. Cũng giống như tình trạng chung của toàn quốc, mật độ dân số ở Vĩnh Phúc không đều, tập trung dày ở đô thị và thưa thớt ở nông thôn, miền núi.

Ví dụ năm 2007 cao nhất ở thành phố Vĩnh Yên (1.663 người/km2) và các huyện đồng bằng như Yên Lạc (1.387 người/km2), Vĩnh Tường (1.390 người/km2), nhưng thấp ở các huyện miền núi, trung du như Tam Đảo (291 người/ km2), Lập Thạch (666 người/ km2).

Điều bất hợp lí là vùng đồng bằng có đất đai màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp, chỉ chiếm hơn 18% diện tích của tỉnh nhưng lại tập trung tới hơn 29% dân số.

Đồng thời nó là yếu tố có vai trò đặc biệt trong quá trình sản xuất. Tình hình dân số và lao động của tỉnh được thể hiện qua biểu 4.1 cho thấy: Tổng

dân số của tỉnh năm 2011 là 1.014.488 khẩu, bình quân tăng 1,1%/ năm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm đều hàng năm. Năm 2011 là 1,1% bình quân giảm 0,02%/năm.

Năm 2011 với dân số 1.014.488 người, đây là nguồn nhân lực dồi dào song dân số nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao ( 77.01%). Dân số đô thị chiếm 22,99%. Dân số trong độ tuổi lao động là 519.418 người chiếm 51,2% dân số. Cụ thể thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011

STT Chỉ tiêu Dân số(người) Tỷ lệ (%)

1 Tổng dân số 1.014.488 100

2 Dân số trong độ tuổi lao động 519.418 51,20 3 Dân số ngoài độ tuổi lao động 495.070 48,80

4 Dân số thành thị 233.200 22,99

5 Dân số nông thôn 781.288 77,01

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2011)

Tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc chính, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.055.390 người, chiếm 96,55%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Sán Dìu có 32.495 người, chiếm 2,97%; dân tộc Sán Chay có 1.281 người, chiếm 0,12%; dân tộc Tày có 870 người, chiếm 0,079%; dân tộc Nùng có 451 người; dân tộc Dao có 666 người; các dân tộc thiểu số khác là 887 người.

3.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT

3.2.1. Tình hình sử dụng đất nói chung tại địa phương

3.2.1.1. Tình hình quản lý đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây

Trong những năm gần đây Vĩnh Phúc đã đạt được một số thành tựu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai cụ thể như sau:

a) Công tác ban hành văn bản pháp quy

UBND tỉnh đã đề xuất Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và tổ chức ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng trong lĩnh vực quản lý đất đai để cụ thể hóa Luật đất đai, các văn bản của Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường, cụ thể là:

- Tỉnh uỷ ban hành 01 Nghị quyết của thường vụ về tăng cường công tác quản lý tài nguyên, trong đó có đất đai và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 7 của Ban chấp hành trung ương khoá IX về tiếp tục đổi mới chính sách quản lý đất đai.

- Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất HĐND tỉnh ban hành 11 Nghị quyết, trong đó:

+ Ban hành 02 Nghị quyết về chuẩn y quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006-2010.

+ Ban hành 03 Nghị Quyết về thông qua nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án chuyển tiếp năm 2010 và dự án công trình cấp bách thực hiện

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại sở tài nguyên và môi trường vĩnh phúc những năm gần đây (Trang 46 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w